Nguyên lý cơ bản 2 (Triết học)

0
36884
nguyen-ly-co-ban-mac-leinin2
nguyên lý cơ bản mác lenin 2
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Đại Học Hàng Hải (Vimaru)

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: CLICK HERE

Tải ngay đề cương này bản PDF tại đây: CLICK HERE (Dự Phòng: CLICK HERE)


Câu 1: Hàng hóa là gì? Trình bày thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa?

Trả lời:

  • Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
  • Giá trị sử dụng:
  • Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
  • Giá trị sử dụng là do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định, nó không phụ thuộc vào chế độ xã hội cho nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn và giá trị sử dụng cấu thành nội dung vật chất của của cải. Giá trị sử dụng xác định mặt chất của hàng hóa và nó là căn cứ để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác.
  • Mỗi hàng hóa có nhiều thuộc tính tức nhiều công dụng, chúng được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học và công nghệ và của lực lượng sản xuất nói chung.
  • Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ được thể hiện đầy đủ thông qua quá trình sử dụng, tiêu dùng hàng hóa. Vì thế nếu hàng hóa chưa được sử dụng thì nó mới chỉ có giá trị sử dụng khả năng, nó chỉ có giá trị sử dụng, cụ thể khi ở trong quá trình tiêu dùng của con người.
  • Giá trị sử dụng của hàng hóa không phải là giá trị sử dụng cho người trực tiếp sản xuất ra nó mà cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi, mua bán. Nên giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi.

Câu 2: Trình bày thuộc tính giá trị của hàng hóa?

Trả lời:

Quảng Cáo
  • Giá trị của hàng hóa là 1 phạm trù trừu tượng, để hiểu được giá trị của hàng hóa thì trước hết phải hiểu được giá trị trao đỏi của hàng hóa.
  • Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về số lượng trao đổi giữa những hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau.
  • Giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
  • Giá trị hàng hóa là cái ẩn dấu bên trong làm cơ sở cho sự so sánh, trao đổi giữa các hàng hóa với nhau. Sở dĩ hàng hóa có giá trị trao đổi là vì hàng hóa có giá trị. Do vậy, giá trị hàng hóa là nội dung còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị.
  • Giá trị hàng hóa là 1 quan hệ xã hội, nó biểu thị mối quan hệ giữa nhùng ng sản xuất hàng hóa. 1 hàng hóa này trao đổi với hàng hóa khác thì có nghĩa là hao phí lao động của người sản xuất hàng hóa này đứng đối diện, quan hệ với hao phí lao động của người sản xuất khác.
  • Giá trị hàng hóa là 1 phạm trù lịch sử, có sản xuất hàng hóa mới có giá trị hàng hóa. Trong nền kinh tế tự cấp tự túc thì phạm trù giá trị của hang hóa chưa xuất hiện.

Câu 3: Trình bày khái niệm tư bản bất biến, tư bản khả biến?

Trả lời:

  1. TB bất biến:
  • ĐN: Bộ phận tb biến thành TLSX mà giá trị được bảo toàn và chuyển hóa vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó. Ký hiệu là C.
  • Cấu trúc: về mặt hiện vật, TB bất biến gồm: máy móc, thiết bị, nhà xưởng(C1); nguyên, nhiên vật liệu (C2).
  • Đặc điểm: giá trị của chúng được lao động cụ thể của ng công nhân bảo tồn và chuyển dịch nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm. Trong đó C1 chuyển giá trị nhiều lần, C2 chuyển giá trị 1 lần. Giá trị sử dụng của TLSX được bảo tồn dưới hình thức giá trị sử dụng mới.
  1. TB khả biến:
  • ĐN: là bộ phận TB biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trưu tượng của công nhân làm thuê tăng lên, tức là không biến đổi về lượng. Ký hiệu V.
  • Cấu trúc: TB khả biến dùng để thuê ng lao động làm việc trong khoảng thời gian nhất định. TB khả biến tồn tại dưới hình thức tiền lương.
  • Đặc điểm: Sử dụng TB khả biến sẽ tạo ra 1 giá trị mới lớn hơn giá trị của chính TB khả biến bỏ ra ban đầu. Lượng giá trị đó được chia thành 2 bộ phận: 1 bộ phận chuyển thành tư liệu sinh hoạt của ng công nhân, bù lại giá rị sức lao động của ng công nhân và mất đi trong quá trình tiêu dùng của họ; bộ phận còn lại chính là giá rị thựng dư thuộc về nhà TB.
  • Nhà TB không sở hữu được sức lao động đã mua bằng TB khả biến, mà chỉ sử dụng sức lao động đó trong thời gian nhất định trong ngày.

Câu 4: Trình bày khái niệm lợi nhuận?

Trả lời:

  • Nếu hàng hóa được bán đúng giá thị trường thì chủ TB sẽ thu được phàn thặng dư đúng bằng giá trị thặng dư. Họ không quan tâm phần thặng dư đó do cái gì tạo ra mà chỉ biết kết thúc quá trình đầu tư TB, họ thu vè 1 phần thặng dư, họ gọi đó là lợi nhuận.
  • Lợi nhuận là giá trị thặng dư khi được coi là kết quả của toàn bộ TB ứng trước, là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất. Ký hiệu P.
  • Công thức: P= w-k

Câu 5: Trình bày khái niệm tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư?

Trả lời:

  • Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng giá trị thặng dư với tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó
  • Công thức: m’ = M/v x 100 %
  • Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trình độ bóc lột của nhà TB đói với công nhân. Nó phản ánh trong tổng số giá trị mới do công nhân tạo ra thì công nhân được hưởng bao nhiêu và nhà TB chiếm đoạt bao nhiêu. Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ ngày lao động của công nhân được chia thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư theo tỉ lệ nào. Vì thế tỷ suất giá trị thặng dư còn được tính:

m’ = thời gian lao động thặng dư( t’) / thời gian lao động cần thiết(t) x 100 %

  • Khối lượng giá trị thặng dư (M) là số lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản bóc lột được trong một thời gian sản xuất nhất định.
  • Công thức:nó được tính bằng tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng TB khả biến: M = m’ x V.
  • Khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vào trình độ bóc lột của nhà TB và số lượng công nhân bị nhà TB bóc lột.
  • Khối lượng giá trị thặng dư chỉ rõ quy mô bóc lột của nhà TB.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here