Thị trường chứng khoán

0
6691
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 16: Luận điểm cơ bản của phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

  • Phương pháp phân tích cơ bản:
  • Phương pháp này xem xét tình hình các mặt hoạt động và tác động của môi trường kinh tế đến sự hoạt động và hiệu quả của doanh nghiệp.
  • Luận điểm chủ yếu của phương pháp phân tích cơ bản cho rằng: Giá trị của doanh nghiệp là yếu tố cơ bản quyết định giá cổ phiếu của công ty.
  • Giá trị doanh nghiệp được đánh giá không chỉ nhìn nhận vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp mà còn ở tương lai của doanh nghiệp.
  • Giá cả cổ phiếu trên thị trường dao động xung quanh giá trị doanh nghiệp.
  • Phương pháp phân tích kỹ thuật:
  • Là phương pháp xem xét sự diễn biến giá của cổ phiếu trong những thời gian đã qua rút ra xu hướng biến động của giá cổ phiếu và trên cơ sở đó cùng với sự xem xét tình hình diễn biến hiện tại của giá cổ phiếu trên thị trường dự đoán xu hướng giá cổ phiếu trong thời gian sắp tới.
  • Luận điểm của phương pháp này là: giá cả cổ phiếu biến động có tính chất chu kỳ và theo nhiều chiều hướng nhất định. Bằng việc tập hợp, phân tích các số liệu thống kê về giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu có thể phát hiện ra xu hướng diễn biến của giá cổ phiếu cũng như của thị trường.
  • Từ đó xây dựng các mô hình thị trường và các dạng mẫu biến động của giá cả cổ phiếu.

Câu 17: Trình bày phương pháp ước định giá cổ phiếu thường và ưu đãi.

  1. Cổ phiếu thường:
  • Trên góc độ đầu tư ngắn hạn:

Nhà đầu tư mua cổ phiếu để nắm giữ, sau đó một thời gian sẽ bán cổ phiếu đó đi. Do đó giá ước định của cổ phiếu thường là giá trị hiện tại của các khoản thu nhập trong tương lai do đầu tư cổ phiếu mang lại.

CT:   Po +  + … +  +    hay  Po =

Trong đó: Po: giá ước định của cổ phiếu thường.

Dt: lợi tức cổ phiếu dự tính thu được ở năm thứ t.

Pn: giá bán cổ phiếu dự kiến vào cuối năm n.

n: số năm mà nhà đầu tư dự kiến nắm giữ cổ phiếu.

Quảng Cáo

i: lãi suất chiết khấu (thường chọn là mức doanh lợi mà nhà đầu tư dự tính thu được)

Sau khi xác định giá ước định của cổ phiếu thì so sánh với giá cổ phiếu hiện hành

  • Nếu nhỏ hơn, nhà đầu tư không nên mua.
  • Nếu lớn hơn, nhà đầu tư nên mua.
  • Trên quan điểm đầu tư dài hạn:

Nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty nào đó và hy vọng trong tương lai doanh nghiệp sẽ phát triển và khoản thu nhập từ cổ phiếu ngày càng lớn hơn.

Giá cổ phiếu được ước định bằng công thức sau:

Po =   vì khi n   thì   0

Để xác định Po theo phương pháp này ta phải xác định được cổ tức mà nhà đầu tư dự tính nhận được hàng năm.

  • TH1: Cổ tức tăng đều hàng năm và mức tăng cổ tức mỗi năm đều bằng g.

Po =

  • TH2: Cổ tức hàng năm không tăng, không giảm (g = 0)

Po  =

  • TH3: Cổ tức tăng không đều hàng năm.
  • GĐ1: Là giai đoạn doanh nghiệp phát triển với tốc độ cao trong thời gian T năm và tỷ lệ tăng cổ tức hằng năm là G.
  • GĐ2: Là giai đoạn trưởng thành với tỉ lệ tăng cổ tức hằng năm là g.

Po =  +  ×

  1. Cổ phiếu ưu đãi:

Phần lớn CPƯĐ cho phép các cổ đông hưởng 1 lợi tức cổ phần cố định đều đặn. Trên quan điểm của người đầu tư, giá CPƯĐ có thể ước định theo công thức sau:

Pp +  + … +

Pp =

Trong đó: Pp: giá cổ phiếu ưu đãi.

Dp: lợi tức cổ phiếu ưu đãi hàng năm.

i: mức doanh lợi hàng năm người đầu tư yêu cầu.

Câu 18: Trình bày nội dung một số chỉ số giá CK sau: VN-Index, S&P 500; Dow Jones; Nikkei.

  1. Chỉ số VN-Index:
  • VN-Index được xác định bằng cách lấy tổng thị trường trên sổ sách kế toán của các cổ phiếu được niêm yết ở thời điểm t chia cho tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu được niêm yết ở ngày cơ sở. Ở Việt Nam đó là ngày 28/7/200 và lấy chỉ số là 100 điểm.
  • Khi có bất kì một sự thay đổi diễn ra thì việc sửa đổi lại được thực hiện để duy trì những nhân tố có ảnh hưởng đến chỉ số. Phương pháp sửa đổi là xem xét lại tổng giá trị thị trường ngày cơ sở.
  1. Chỉ số S&P 500: bao gồm 500 CP được niêm yết tại SGDCK New York:
  • 400 CP ngành công nghiệp.
  • 20 CP ngành giao thông vận tải.
  • 40 CP ngành tài chính.
  • 40 CP ngành dịch vụ công cộng.
  1. Chỉ số Dow Jones:
  • Công thức:

Trong đó: IP: Chỉ số bình quân Dow Jones.

D: Số chia.

Pit: Giá cổ phiếu loại i tại thời điểm t.

  • Chỉ số bình quân Dow Jones gồm 4 chỉ số:
  • Chỉ số bình quân công nghiệp DJ: là chỉ số giá CK của ngành công nghiệp. Đây là chỉ số sử dụng phỏ biến nhất, làm thước đo của TTCK. Nó được xác định bằng cách lấy giá CP của 30 công ty hàng đầu thuộc lĩnh vực công nghệ, xương sống của ngành công nghiệp Hoa Kỳ chia cho một só chia nhất định.
  • Chỉ số bình quân DJ vận tải: là chỉ số giá CK của ngành giao thông vận tải được xác định trên cơ sở của 20 loại CP của 20 công ty hàng đầu thuộc ngành giao thông vận tải Hoa Kỳ.
  • Chỉ số giá trung bình DJ dịch vụ công cộng được tính trên cơ sở giá của 15 loại CP của các công ty hàng đầu trong ngành dịch vụ công cộng.
  • Chỉ số hỗn hợp bình quân DJ: là chỉ số chung của toàn bộ 65 CP nói trên.
  1. Chỉ số Nikkei:
  • Được gọi là bình quân giá CK của SGDCK Tokyo, là bình quân số học giá CK của 225 CP được niêm yết trên Sở.
  • Công thức:

Trong đó: A: tổng mức giá cổ phiếu vào cuối ngày.

N: số chia của ngày hôm đó.

D: Bình quân giá CK Nikkei.

Câu 19: Phương pháp xác định, nội dung các chỉ tiêu: Hệ số P/E; Thu nhập 1 cổ phiếu; Tỷ suất lợi tức cổ phần.

  • Hệ số P/E:
  • CT: Hệ số P/E =
  • Hệ số này được xác định cho từng loại CP và người ta cũng xác định hệ số P/E bình quân chung cho các loại CP được niêm yết. Thông thường, các SGDCK cũng công bố hệ số này.
  • Ý nghĩa: Hệ số này cho biết thị trường đã trả giá như thế nào cho thu nhập của công ty hay nói cách khác để có 1 đồng thu nhập người đầu tư cần bỏ ra bao nhiêu tiền.
  • Chú ý: Nhìn chung hệ số này tăng lên được coi là 1 dấu hiệu tăng trưởng thuận lợi. Tuy nhiên để sử dụng hệ số này trong việc quyết định đầu tư cần phải có sự đánh giá phân tích chu đáo.
  • Thu nhập 1 CP:

Thu nhập 1 CP thường =

  • Tỷ suất lợi tức cổ phần:
  • CT: Tỷ suất lợi tức cổ phần =
  • Tỷ suất lợi tức cổ phần còn được coi là tỷ suất cổ tức là thước đo mức độ hoàn vốn của cổ phiếu thường, nó cho thấy mỗi đồng đầu tư vào cổ phiếu thường thu được bao nhiêu đồng lợi tức.

Câu 20: Hãy phân biệt TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp.

  • Giống nhau: là thị trường có tổ chức, nơi các chứng khoán được mua bán tuân theo những quy tắc đã được ấn định.
  • Khác nhau:
TTCK sơ cấp TTCK thứ cấp
Đối tượng tham gia: người phát hành và người đầu tư lần đầu. Đối tượng tham gia: giữa các nhà đầu tư.
Có tính chất huy động vốn. Không có tính chất huy động vốn.
Không có tính liên tục. Có tính liên tục.
Quy mô nhỏ, khối lượng giao dịch nhỏ. Quy mô lớn do mua đi bán lại nhiều lần, khối lượng giao dịch lớn.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here