Luật Bảo Hiểm

0
2301
Luật Bảo Hiểm
Luật Bảo Hiểm
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương môn Luật Bảo Hiểm

[Tải xuống đề cương môn luật bảo hiểm tại đây]

CHƯƠNG 1

Câu 1: Phân tích bản chất của BH

*Khái niệm:

BH là phương thức chuyển giao rủi ro trên cơ sở HĐ; là sự cam kết bồi thường of người BH đối vs người tham gia BH trong trường hợp người tham gia BH gặp rủi ro trong phạm vi BH. Đổi lại người tham gia BH phải nộp 1 khoản phí cho người BH.

Phân tích Khái niệm:

-Chuyển giao rủi ro trên cơ sở HĐ:

Quảng Cáo

Chuyển giao rủi ro là chuyển giao những rủi ro từ người tham gia BH sang người BH thông qua hợp đồng.

HĐ là VB pháp lý quy định trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia ( người BH và người tham gia BH )

-Phạm vi BH:

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm BH nhưng mỗi 1 loại BH chỉ chịu trách nhiệm bảo đảm cho 1 số rủi ro nhất định.

-Phí:

Người mua BH muốn được bồi thường thì phải nộp 1 khoản phí cho sản phẩm BH đấy.

-Người BH:

Người bán BH, các cty, Doanh nghiệp, tổ chức BH hoạt động dưới sự chỉ đạo của nhà nước.

-Người tham gia BH:

Người mua BH.

*Bản chất của BH:

-Hoạt động theo nguyên tắc “số đông bù số ít”

Đối với mỗi sản phẩm BH, khoản tiền phí mà người tham gia BH phải đóng là thấp hơn rất nhiều so vs số tiền mà BH bồi thường.

-BH vừa mang tính bồi hoàn, vừa mang tính không bồi hoàn

Phân phối trong BH là phân phối k đều, k = nhau, nghĩa là k phải ai tham gia BH cũng được phân phối và phân phối vs số tiền như nhau. Người tham gia BH nhưng k gặp rủi ro, tổn thất nào trong thời hạn BH thì k được phân phối, còn người tham gia BH nào k may gặp rủi ro, gây thiệt hại đến sản xuất, đời sống trên cơ sở mức thiệt hại thực tế và điều kiện BH thì sẽ nhận được tiền BH. Tính bồi hoàn chỉ tồn tại ở BH nhân thọ.

-BH góp phần ổn định tài chính cho người tham gia BH khi k may gặp rủi ro thuộc phạm vi BH

Rủi ro dù do thiên tai or tai nạn bất ngờ đều gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống, SXKD of cá nhân, Doanh nghiệp tham gia BH, chưa kể có lúc gây thiệt hại về người. Khi rủi ro xảy ra, BH sẽ trả cho người mua BH 1 khoản tiền nhất định để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, SXKD.

-BH mang tính nhân văn, tương trợ sâu sắc giữa các thành viên trong XH

Những người tham gia BH đóng 1 khoản phí BH và số tiền này có thể góp phần trợ giúp cho những người khác cũng tham gia BH nhưng k may gặp rủi ro.

-BH là chỗ dựa tinh thần cho các thành viên trong XH

Đối vs cá nhân, Doanh nghiệp khi tham gia BH, nếu k may gặp rủi ro, họ sẽ được các cty BH hỗ trợ 1 khoản tiền nhất định, do vậy họ sẽ yên tâm hơn trong quá trình SXKD và phát triển kinh tế.

 

Câu 2: BH có cần thiết hay không? Lấy VD minh họa.

Trong cuộc sống con người luôn phải đối mặt vs những rủi ro. Rủi ro thường xảy ra mang tính chất ngẫu nhiên, khách quan, bất ngờ. Rủi ro thường là những điều k được mong đợi.

*Các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân:

-Do thiên tai

VD: bão, lũ lụt, động đất, sóng thần… làm ảnh hưởng đến SX, đến đời sống và sức khỏe của con người.

-KHCN phát triển: tăng năng suất LĐ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống con người. Tuy nhiên cũng gây ra nhiều tai nạn bất ngờ như tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp, tai nạn ô tô… và làm tăng nguy cơ mất việc làm của người LĐ.

VD:

+Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực vật => Ngộ độc.

+Chế tạo nhiều máy móc thiết bị hiện đại dần thay thế sức LĐ con người => tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

-Do MT XH: Những rủi ro này chịu tác động của nhiều yếu tố và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi thành viên trong XH.

VD: ốm đau, bệnh dịch, trộm cắp, hỏa hoạn …

*Biện pháp:

Để đối phó vs các rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả của rủi ro gây ra.

Có 2 nhóm biện pháp:

Kiểm soát rủi ro

Tài trợ rủi ro

-Kiểm soát rủi ro gồm:

+Tránh né rủi ro: là biện pháp được sd thường xuyên trong cuộc sống nhưng k phải rủi ro nào cũng  tránh né được. Tránh né rủi ro tức là loại trừ cơ hội dẫn đến tổn thất.

VD: đội mũ BH, đi lại cẩn thận để tránh tai nạn giao thông.

+Giảm thiểu tổn thất: Đối vs những rủi ro đã xảy ra rồi và con người phải tìm ra những biện pháp để giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra. Người ta có thể giảm thiểu tổn thất thông qua các biện pháp làm giảm giá trị thiệt hại khi tổn thất đã gây ra.

VD: Khi xảy ra tai nạn giao thông, để giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của, phải đưa ngay những người bị thương đến nơi cấp cứu, điều trị …

+Ngăn ngừa rủi ro: Rủi ro chưa xảy ra, để ngăn ngừa tổn thất phải đưa ra hành động để tránh tổn thất, giảm tổn thất, hay giảm mức độ thiệt hại do tổn thất gây ra.

VD: Các cty, Doanh nghiệp mở lớp dạy về an toàn LĐ để người LĐ dễ nhận thấy những rủi ro mình có thể gặp, từ đó họ có thể tránh né và giảm thiểu các tai nạn LĐ.

-Tài trợ rủi ro:

Đây là các biện pháp được sd trước khi rủi ro xảy ra vs mục đích khắc phục các hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra nếu có, bao gồm:

+Chấp nhận rủi ro: là hình thức mà người gặp phải tổn thất tự chấp nhận khoản tổn thất đó, bao gồm:

Chấp nhận rủi ro thụ động: Người ta biết trước tương lai sẽ gặp rủi ro nhưng k thể chuẩn bị trước để đối phó vs nó và có thể phải vay mượn để khắc phục hậu quả tổn thất. Tuy nhiên k phải lúc nào cũng vay được, gặp phải vấn đề lãi suất.

Chấp nhận rủi ro chủ động: Người ta chuẩn bị trước 1 quỹ dự trữ, dự phòng để có thể đối phó vs rủi ro. Nhược điểm là tiền k được đem vào lưu thông và k thể sinh lời.

+BH

BH là công cụ đối phó vs hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra có hiệu quả nhất. BH k chỉ chuyển giao rủi ro mà còn giảm rủi ro do việc tập trung 1 số lớn các rủi ro cho phép có thể tiên đoán về tổn thất khi chúng xảy ra.

=>Như vậy, BH ra đời là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, of hoạt động SXKD và BH là cần thiết.

 

Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển của BH vs sự phát triển KT – XH

*Sự phát triển KT-XH tác động đến sự phát triển của BH

1 điều có tính quy luật là KT-XH càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân càng cao thì nhu cầu về BH càng lớn. Như vậy, khi KT-XH phát triển sẽ thúc đẩy BH phát triển.

-Khi KT phát triển, thu nhập của Doanh nghiệp, của người LĐ nâng cao, khả năng đóng góp ( đóng phí BH ) càng có điều kiện và do đó khả năng tham gia vào các loại hình BH càng nhiều, nhất là BH nhân thọ.

– KT-XH phát triển, thúc đẩy KH-Kĩ thuật phát triển, cuộc sống của con người càng nhiều rủi ro =>nhiều loại sp BH ra đời. Vì vậy ngành BH phát triển đa dạng và phong phú hơn.

-KT-XH phát triển làm cho nguồn thu của Ngân sách Nhà nước tăng, từ đó có điều kiện hỗ trợ để bảo toàn và tăng trưởng 1 số nguồn quỹ BH như: quỹ BHXH, BH thất nghiệp và BH y tế.

-KT phát triển, chính trị ổn định thì các điều kiện pháp lý, môi trường kinh doanh có điều kiện hoàn chỉnh tạo điều kiện cho BH có điều kiện phát triển.

-KT phát triển thúc đẩy xu thế hội nhập và toàn cầu hóa phát triển, làm cho hoạt động BH cũng mở rộng thị trường, k chỉ trong nước mà cả quốc tế.

*BH tác động đến sự phát triển KTXH ( 6 tác dụng của BH )

Nếu phát triển KTXH là điều kiện có tính quyết định mở rộng và phát triển BH thì BH cũng có tác dụng kích thích KTXH phát triển.

-BH góp phần ổn định tài chính cho người tham gia BH khi k may gặp rủi ro thuộc phạm vi BH, từ đó góp phần ổn định và phát triển SXKD, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

-BH góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cuộc sống con người an toàn hơn, XH trật tự hơn, giảm bớt lỗi lo của mỗi cá nhân, mỗi Doanh nghiệp.

-BH góp phần tăng thu, giảm chi cho Ngân sách Nhà nước.

-BH góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người LĐ, giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho XH.

-BH là kênh huy động vốn hữu hiệu để đầu tư phát triển KTXH

– BH góp phần mở rộng, thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế thông qua hoạt động tái BH =>Góp phần ổn định thu, chi ngoại tệ cho ngân sách.

 

Câu 4: Trình bày chủ thể và trách nhiệm của các bên trong HĐ BH

HĐ BH là 1 VB pháp lý quy định quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia ( người BH và người được BH ), qua đó công ty BH cam kết sẽ chi trả hay bồi thường cho bên được BH khi có sự kiện BH xảy ra gây ra tổn thất; ngược lại, bên mua BH cam kết trả khoản phí phù hợp với mức trách nhiệm và rủi ro mà công ty BH đã nhận.

*Các chủ thể:

-Người BH ( người bán BH ): là các tổ chức or cá nhân có đầy đủ tư cách pháp nhân được nhà nước cho phép tiến hành hoạt động KD BH, được thu phí để lập ra quỹ BH và chịu trách nhiệm bồi thường hay chi trả cho bên được BH khi có sự kiện BH xảy ra.

-Người được BH bao gồm:

+Người tham gia BH: là tổ chức or cá nhân ký kết HĐ BH vs công ty BH và đóng phí BH.

+Người được BH: là người có đối tượng được BH ( tài sản, trách nhiệm dân sự,… được BH theo hợp đồng BH )

+Người được thừa hưởng quyền lợi BH ( người thụ hưởng quyền lợi BH ) là người trực tiếp nhận được tiền bồi thường of bên BH.

VD:

+3 đối tượng là một: BH y tế

+3 đối tượng là tách biệt: BH xe máy

Người tham gia BH: chủ xe

Người được BH: chủ xe

Người được thụ hưởng quyền lợi BH: bên thứ 3 mà chủ xe va phải.

=>Việc xác định các chủ thể trong HĐ BH là cần thiết để hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi of các chủ thể này.

*Trách nhiệm của các bên trong HĐ BH

-Trách nhiệm của người BH

+Bên bán BH có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng of mình. Khách hàng luôn mong muốn bồi thường được diễn ra 1 cách nhanh chóng, kịp thời.

+Trách nhiệm bồi thường và việc bồi thường phải đúng, đủ về mặt giá trị; nhanh chóng, kịp thời về mặt thời gian. Nếu người BH bồi thường chậm trễ quá 15 ngày theo quy định of HĐ thì phải trả khoản tiền lãi cho số tiền bồi thường này theo mức lãi suất mà Ngân hàng Trung ương quy định.

-Trách nhiệm of người được BH

+Đóng phí đầy đủ về mặt giá trị, đúng về mặt thời gian.

+Khai báo trung thực rủi ro tại thời điểm kí kết HĐ BH, trung thực trong việc khai báo giá trị thiệt hại khi đối tượng được BH gặp rủi ro.

+Có trách nhiệm trong việc thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here