Thị trường chứng khoán

0
6683
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6: Những tổ chức, cá nhân tham gia vào TTCK.

  1. Nhà phát hành:

Nhà phát hành là các tổ chức cần vốn và thực hiện huy động vốn thông qua TTCK. Nhà phát hành là người cung cấp các CK – hàng hoá của TTCK.

Thông thường, nhà phát hành gồm:

  • Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành các trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương.
  • Doanh nghiệp phát hành các cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp.
  • Các ngân hàng, tổ chức tài chính phát hành các công cụ tài chính phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của họ.
  1. Nhà đầu tư:

Nhà đầu tư là những người bỏ tiền đầu tư vào CK nhằm mục đích thu lời. Nhà đầu tư gồm 2 loại:

  1. Các nhà đầu tư cá nhân:

Nhà đầu tư cá nhân là những cá nhân tham gia mua bán CK trên TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Họ là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời muốn đầu tư để kiếm lời.

Khi nền kinh tế còn yếu kém, các nhà đầu tư cá nhân thường đưa vốn của mình vào đầu tư bất động sản hoặc cất trữ những tài sản an toàn ít mất giá. Khi nền kinh tế phát triển và đạt được tốc độ tăng trưởng cao thì các nhà đầu tư cá nhân lại thường chọn TTCK để đầu tư vì TTCK phản ánh sự tăng trưởng kinh tế. Do đó các nhà đầu tư có thể thu được các khoản lợi từ sự tăng trưởng kinh tế thông qua việc đầu tư vào TTCK.

  1. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp:

Nhà đầu tư chuyên nghiệp là các tổ chức thường xuyên mua bán CK với số lượng lớn trên thị trường. Các tổ chức này thường có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư.

Quảng Cáo

Nhìn chung có một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên TTCK như sau:

  • Quỹ tín thác đầu tư (quỹ đầu tư, công ty đầu tư): Quỹ này được thành lập nhằm thu hút vốn của nhiều nhà đầu tư cá nhân để đầu tư trên TTCK.
  • Công ty bảo hiểm: Quản lý phí bảo hiểm đóng góp từ những người tham gia bảo hiểm và từ đó đưa vào đầu tư dưới các hình thức gửi ngân hàng, đầu tư vào CK và cho vay.
  • Các quỹ lương hưu và các quỹ BHXH khác: Thu phí đóng góp định kỳ của các cá nhân để sau này trả cho họ lương hưu hay các khoản trợ cấp khác.
  • Công ty tài chính: được phép kinh doanh CK, có thể sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư vào CK nhằm mục đích thu lợi.
  1. Các tổ chức kinh doanh trên TTCK:
  2. Công ty chứng khoán:
  • Là công ty hoạt động trong ngành công nghiệp chứng khoán với các nghiệp vụ chính là: bảo lãnh phát hành, môi giới và kinh doanh CK.
  • Không phải công ty CK nào cũng được thực hiện cả 3 nghiệp vụ như trên. Để có thể thực hiện mỗi nghiệp vụ, các công ty CK phải đảm bảo có một số vốn nhất định và phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.
  1. Ngân hàng thương mại: Hoạt động của các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực kinh doanh CK là tùy theo điều kiện và luật pháp mỗi nước quy định. Trên thế giới có 2 kiểu mẫu sau:
  • Ngân hàng vạn năng.
  • Ngân hàng phải thành lập công ty con chuyên hoạt động trong các lĩnh vực CK với tài sản riêng và hạch toán riêng.
  1. Công ty tư vấn đầu tư CK: là công ty có chức năng tư vấn, giúp đỡ các nhà đầu tư bằng việc ra quyết định đầu tư và thực hiện các quyết định đầu tư đó.

Câu 7: Phân biệt 2 hình thức phát hành: phát hành riêng lẻ và chào bán công khai.

  1. Giống nhau: Cả 2 hình thức phát hành CK đều để huy động vốn đầu tư.
  2. Khác nhau:
  • Phát hành riêng lẻ là hình thức phát hành các CK cho 1 số lượng hạn chế nhất định các nhà đầu tư, do đó thủ tục thường đơn giản.
  • Chào bán công khai là hình thức phát hành rộng rãi các CK mới ra công chúng cho tất cả các cá nhân và tổ chức đầu tư với các điều kiện và thời gian như nhau.
  • Để phân biệt ranh giới giữa phát hành riêng lẻ và chào bán công khai: bằng cách quy định giới hạn nhất định về số lượng người đầu tư.

Việc quy định như vậy nhằm mục đích bảo vệ người đầu tư. Một loại CK mới phát hành rộng rãi ra công chúng có liên quan đến lợi ích của nhiều người, vì thế để chào bán công khai công ty đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của luật pháp, đảm bảo được các điều kiện nhất định và phải có được sự chấp thuận của Ủy ban CK nhà nước.

Câu 8: Những đặc trưng cơ bản của trái phiếu và cách phân loại trái phiếu.

  • Những đặc trưng cơ bản của một trái phiếu:
  • Trái phiếu là loại CK nợ trung hạn và dài hạn. Người phát hành với tư cách là người đi vay. Người mua trái phiếu là người cho vay và được gọi là trái chủ.
  • Đối với người thiếu vốn: Trái phiếu là phương tiện vay vốn qua thị trường.
  • Đối với người đầu tư: Trái phiếu cũng là một phương tiện đầu tư để thu lời.
  1. Mệnh giá trái phiếu (Giá trị danh nghĩa của trái phiếu): là giá trị được ghi trên trái phiếu. Mệnh giá là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả, đồng thời thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn.
  2. Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất được ghi trên trái phiếu hoặc người phát hành công bố trả cho nhà đầu tư. Lãi suất này được xác định theo tỷ lệ % với mệnh giá của trái phiếu.
  3. Thời hạn của trái phiếu: Là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn toàn trả tiền vốn lần cuối.
  4. Kỳ trả lãi: Là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu.
  5. Giá phát hành: Là giá bán của trái phiếu vào thời điểm phát hành.
  • Cách phân loại trái phiếu:
  1. Phân loại trái phiếu theo người phát hành:
  • Trái phiếu của chính phủ và chính quyền địa phương.
  • Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính.
  • Trái phiếu doanh nghiệp.
  1. Phân loại theo lợi tức trái phiếu:
  • Trái phiếu có lãi suất cố định.
  • Trái phiếu không có lãi suất.
  1. Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành:
  • Trái phiếu đảm bảo.
  • Trái phiếu không bảo đảm.
  1. Căn cứ vào khả năng chuyển đổi của trái phiếu:
  • Trái phiếu có thể chuyển đổi.
  • Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu.
  • Trái phiếu có thể mua lại.
  1. Dựa vào hình thức trái phiếu:
  • Trái phiếu vô danh.
  • Trái phiếu ghi danh.

Câu 9: Hãy trình bày và phân tích các ưu điểm, hạn chế của các phương pháp chào bán chứng khoán ra công chúng.

  1. Phương pháp phát hành trực tiếp:
  • Đây là phương pháp mà doanh nghiệp phát hành trực tiếp chào bán CK cho công chúng theo giá chào bán đã xác định.
  • Phương pháp này hầu như chỉ áp dụng cho các đợt phát hành nhỏ hoặc phát hành thêm.
  • Ưu điểm: Chi phí phát hành tương đối thấp (do doanh nghiệp phát hành tự lo liệu các thủ tục).
  • Hạn chế:
  • Thời gian huy động vốn kéo dài nên ảnh hưởng đến vấn đề huy động vốn.
  • Có thể sẽ không huy động được số vốn cần thiết vì doanh nghiệp có thể không bán hết được CK để huy động vốn theo kế hoạch.
  • Khi thị trường vốn trên có nhiều người phát hành, doanh nghiệp khó nắm được tình hình thị trường, nhu cầu đầu tư. Do đó, việc phát hành CK có thể gặp rủi ro.
  1. Phương pháp uỷ thác phát hành:
  • Đây là phương pháp phát hành gián tiếp. Doanh nghiệp thông qua 1 tổ chức, được gọi là tổ chức bảo lãnh phát hành để chào bán CK ra công chúng.
  • Có 2 hình thức bảo lãnh phát hành:
  • Bảo đảm chắc chắn: người bảo lãnh mua toàn bộ số CK của người phát hành rồi bán CK đó cho công chúng. Họ sẽ nhận được số tiền chênh lệch giữa giá chào bán và giá thương lượng với người phát hành. Nếu không bán hết họ sẽ trở thành người đầu tư của CK đó.
  • Cố gắng tối đa: Nhà bảo lãnh đóng vai trò như một đại lý để phát hành CK đó cho người phát hành. Họ sẽ cố gắng hết sức để bán CK mới ra công chúng.
  • Ưu điểm:
  • Có độ rủi ro thấp.
  • Thời gian tập trung vốn nhanh, đúng dự kiến do có công ty phát hành.
  • Hạn chế:
  • Chi phí cao hơn phương pháp phát hành trực tiếp vì phải trả chi phí cho công ty bảo lãnh.
  • Công ty phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ.
  1. Phương pháp chào bán bằng đấu thầu:
  • Phương pháp chào bán bằng đấu thầu, sẽ trải qua các bước sau:
  • Thông báo đấu thầu: Sau khi người phát hành chuẩn bị xong các công việc phát hành và bản đăng ký phát hành đã được Ủy ban CK chuẩn y thì người phát hành thông báo và mời các nhà đầu tư tham dự đấu thầu.
  • Đăng ký đấu thầu: Khi nhận được thông tin, các nhà đầu tư muốn tham gia đấu thầu phải gửi đơn đăng ký đấu thầu tới người phát hành hoặc người tổ chức đấu thầu.
  • Đặt thầu: Sau khi xem xét kỹ các vấn đề, người tham gia đấu thầu gửi tiền đặt thầu (đảm bảo bí mật) tới người tổ chức trước ngày quy định mở thầu.
  • Mở thầu và xác định kết quả.
  • Công bố kết quả đấu thầu.
  • Ưu điểm: được coi là “cơ chế phát hiện giá”, có sự cạnh tranh nên có lợi cho người phát hành, huy động được vốn cần thiết.
  • Hạn chế: chi phí tương đối lớn nên chỉ sử dụng phương pháp này cho những vụ phát hành CK lớn.

 

Câu 10: Tại sao thị trường tiền tệ được đặc trưng bởi hình thức tài chính gián tiếp còn TTCK lại được lại được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp?

  • TTCK được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp vì người hoặc công ty cần huy động vốn và nhà đầu tư đều trực tiếp tham gia vào TTCK, giữa họ không có trung gian tài chính, và hoạt động của người hoặc công ty cần huy động vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhà đầu tư.
  • Thị trường tiền tệ được đặc trưng bởi hình thức tài chính gián tiếp vì thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng đóng vai trò là trung gian giữa người vay và người cho vay, nên hoạt động của người vay sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến người cho vay.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here