Pháp Luật Kinh Tế

0
7066
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


III. Các câu phân tích, so sánh. (30đ/câu)

Câu 1: Anh (Chị) hãy phân tích quá trình hình thành nhà nước theo quan điểm của Học thuyết Mác- Lênin và nhận xét một số điểm hạn chế của các học thuyết phi Mác- xít điển hình?

Trả lời:

  1. Quá trình hình thành nhà nước theo quan điểm của Học thuyết Mác- Lênin:
  2. Công xã nguyên thủy và tổ chức thị tộc- bộ lạc:
    • Công xã nguyên thủy là hình thái kinh tế- xã hội đầu tiên của xã hội loài người. Trong xã hội nguyên thủy chưa xuất hiện giai cấp cho nên cũng chưa có nhà nước nhưng nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước bắt nguồn từ đây.
    • Cơ sở kinh tế: Chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không ai có tài sản riêng, không có người giàu kẻ nghèo, không có sự chiến đoạt tài sản của người khác. Xã hội chưa phân chia giai cấp và không có đấu tranh giai cấp.
    • Cơ sở xã hội: Trên cơ sở thị tộc, thị tộc là một tổ chức lao động và sản xuất, một đơn vị kinh tế – xã hội. Xã hội trong công xã nguyên thủy được tổ chức đơn giản. Thị tộc được tổ chức theo huyết thống, lúc đầu tuân theo chế độ mẫu hệ, sau đó dần chuyển thành chế độ phụ hệ.
    • Quyền lực xã hội: quyền lực chưa tách ra khỏi xã hội mà vẫn gắn liền với xã hội, hòa nhập với xã hội. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng. Đó chính là Hội đồng thị tộc trong đó bao gồm những người lớn tuổi không biệt đàn ông hay đàn bà, là người của thị tộc. Hội đồng thị tộc quyết định mọi vấn đề quan trọng của thị tộc và quyết định của hội đồng thị tộc mang tính bắt buộc chung đối với mọi người. Đứng đầu Hội đông thị tộc là Tù trưởng hay thủ lĩnh quân sự do thành viên Hội đồng bầu ra. Nhưng Tù trưởng cũng không có đặc quyền, đặc lợi nào so với thành viên thị tộc. Quyền lực của tùa trưởng rất lớn. Quyền lực này mang tính cưỡng chế nhưng không dựa trên một bộ máy cưỡng chế nào mà dựa vào sự ủng hộ đồng tình của mọi người trong thị tộc. Tù trưởng sự giám sát của mọi thành viến trong thị tộc, khi không còn uy tín nữa thì Tù trưởng sẽ bị bãi miễn.
    • Hình thức tổ chức cao hơn thị tộc là bào tộc. Tổ chức quyền lực của bào tộc là Hội đồng bào tộc gồm các tù trưởng, thủ lĩnh quân sự của các thị tộc. Nhiều bào tộc hợp lại gọi là bộ lạc, cuối cùng hình thức tổ chức cao nhất là sự lien minh các bộ tộc gọi là lien minh bộ lạc.

Tóm lại: Quyền lực trong công xã nguyên thủy có sức cưỡng chế cao nhưng nó vẫn chỉ là quyền lực xã hội, nó chưa mang tính giai cấp cho nên chưa phải là quyền lực nhà nước.

  1. Phân hóa giai cấp và sự xuất hiện nhà nước:

Trong chế độ thị tộc, lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, nhờ đó, xã hội đã xảy ra ba lần phân công lao động xã hội lớn.

  • Phân công lao động lần thứ nhất:
  • Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt. Việc con người thuần dưỡng được đàn gia súc lớn đã mở ra một kỷ nguyên mới trong sự phát triển của xã hội loài người. Chính những đàn gia súc đã trở thành nguồn tích lũy tài sản quan trọng, là mầm mống sinh ra chế đội tư hưu.
  • Sản phẩm lao động làm ra ngày càng nhiều dẫn đến chỗ dư thừa. Trong xã hội xuất hiện một tầng lớp chiếm đoạt của cải dư thừa của chung thành của riêng mình.
  • Kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu về sức lao động. Những tù binh chiến tranh trước kia thường bị đem giết nay được giữ lại làm nô lệ để bổ sung cho nguồn lao động.
  • Như vậy, sau lần phân công lao động thứ nhất, mầm mống của chế độ tư hữu đã xuất hiện, xã hội phân chia thành kẻ giàu người nghèo. Chế độ tư hữu làm thay đổi chế độ hôn nhân. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng thay thế cho chế độ quần hôn gắn liền với nó là chế đọ gia đình gia trưởng đặc trương bằng vai trò to lớn của người đàn ông trong gia đình.
    • Phân công lao động lần thứ hai: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Việc phát hiện ra sắt và các kim loại khác đã làm xuất hiện các nghề thủ công nghiệp nhue dệt, chế tạo kim loại,… cung cấp cho con người những công cụ lao động hằng ngày hoàn hảo hơn, giúp cho năng suất lao động ngày càng nâng cao hơn. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt gắn liền với sự phân hóa giai cấp và mâu thuẫn giai cấp. Giá trị lao động của con người được nâng cao, nô lệ trở thành một lực lượng của xã hội với số lượng ngày càng tăng. Họ đã bị đẩy đi làm việc ở ngoài đồng ruộng và trong xưởng thợ, thành từng đoàn người.
    • Phân công lao động lần thứ ba: Buôn bán phát triển và thương nghiệp xuất hiện. Sản phẩm trong xã hội làm ra ngày càng nhiều dẫn tới xuất hiện nhu cầu trao đổi hàng hóa và thương nghiệp ra đời. Thương nghiệp ra đời làm xuất hiện tầng lớp thương nhân. Nền kinh tế hàng hóa ra đời gắn với nó là sự xuất hiện đồng tiền, nạn cho vay nặng lãi, chế độ cầm cố tài sản,… Tất cả yếu tố đó làm tích tụ và tập trung của cải vào trong tay một số ít người diễn ra nhanh chóng, đồng thời thúc đẩy sự bần cùng hóa của quần chúng và sự tăng nhanh của đám đông dân nghèo. Số nô lệ tăng lên rất đông cùng với sự cưỡng bức và bóc lột nặng nề của giai cấp chủ nô đối với nô lệ.
    • Mâu thuẫn giữa hai giai cấp diễn ra ngày càng quyết liệt. Như vậy, những điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của thị tộc đã bị phá vỡ. Để điều hành và quản lý xã hội đòi hỏi phải có một tổ chức khác về chất. Tổ chức đó là công cụ quyền lực của giai cấp nắm ưu thế về kinh tế, tổ chức thực hiện sự thống trị giai cấp nhằm dập tắt sự xung đột công khai giữa các giai cấp, đặt chúng ở trong vòng trật tự. Đó chính là Nhà nước.
    • Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ công sản nguyên thủy. Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và vào lúc nào mà ở nơi đó xuất hiện sự phân chia xã hội thành giai cấp. Như vậy, Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nó là sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Nhà nước không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội mà là một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự.
  1. Nhận xét một số điểm hạn chế của các học thuyết phi Mác- xít điển hình: Các học thuyết phi Mác xít khi giải thích về nguồn gốc nhà nước với tính cách là một hiện tượng xã hội đã tách rời nhà nước với quá trình phát triển và vận động của đời sống nội tại. Họ không thấy được nguyên nhân vật chất dẫn đến sự ra đời của nhà nước. Theo họ, nhà nước là hiện tượng tồn tại mãi mãi cùng xã hội loài người. Các họ thuyết phi Mác- xít giai thích về sự ra đời của Nhà nước chủ yếu dựa trên quan điểm chủ nghĩa duy tâm.

Câu 2: Anh (Chị) hãy phân tích các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật?

Trả lời: Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật là:

  1. Chủ thể của quan hệ pháp luật:
    • Là các tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật. Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật thì chủ thể đó phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể bao gồm 2 bộ phận:
  • Năng lực pháp luật: là khả năng của các chủ thể có được quyền và nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước thừa nhận.
  • Năng lực hành vi: là khả năng của các chủ thể được nhà nước thừa nhận bằng các hành vi của mình xác lập hoặc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí.
    • Các loại chủ thể:
  • Cá nhân gồm có công dân VN, người nước ngoài, người không quốc tịch đang sinh sống, làm việc trên lãnh thổ VN. Đối với các nhân, năng lực pháp luật và năng lực hành vi không xuất hiện đồng thời. Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện khi cá nhân đó được sinh ra, còn năng lực hành vi của cá nhân chỉ xuất hiện khi cá nhân đó đạt đến một độ tuổi nhất định và có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình. Công dân VN là chủ thể hầu hết của các quan hệ pháp luật. Đối với người nước ngoài, người không quốc tịch không là chủ thể của một số quan hệ pháp luật.
  • Tổ chức với tư cách là một chủ thể độc lập được pháp luật công nhận là pháp nhân. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Pháp nhân là chủ thể của một số quan hệ pháp luật. Đối với chủ thể là tổ chức thì năng lực pháp luật và năng lực hành vi xuất hiện đồng thời khi tổ chức đó được thành lập và sẽ mất đi khi tổ chức đó không còn nữa.
  1. Nội dung của quan hệ pháp luật:
    • Là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Quyền của chủ thể là cách xử sự mà Nhà nước cho phép chủ thể tiến hành và có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước bảo vệ quyền cho mình.
    • Nghĩa vụ của chủ thể là cách xử sự mà Nhà nước buộc chủ thể phải tiến hành, không được tiến hành và phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng với những quy định của pháp luật.
  2. Khách thể của quan hệ pháp luật: Là những lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các chủ thể hướng tới, là động lực thúc đẩy các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
  3. Sự kiện pháp lý:
    • Là những tình huống, hoàn cảnh của đời sống thực tế được dự kiến trước trong phần giả định mà nhà làm luật đã gắn sự phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể với sự tồn tại của nó.
    • Sự kiện pháp lý có thể là sự biến: là những sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý chí con ngườimaf trong những trường hợp nhất định, pháp luật gắn việc xuất hiện chúng với việc hình thành các quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
    • Sự kiện pháp lý có thể là hành vi, hành vi có thể là hành đông hoặc không hành động, là hành vi hợp pháp hoặc không hợp pháp.

Câu 3: Khái niệm doanh nghiệp? Phân tích các điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005?

Trả lời:

  1. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
  2. Các điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005:
  3. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh: Những ngành cấm kinh doanh là những ngành mà nếu để cho kinh doanh sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, thuần phong mĩ tục cho nên định kỳ Chính phủ sẽ ban hành danh mục những ngành cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện cho phù hợp. Hiện nay những ngành cấm kinh doanh gồm: buôn bán ma túy, vũ khí, chất nổ, chất phóng xạ, mại dâm, động vật quý hiếm có trong Sách Đỏ,…
  4. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định pháp luật:

Tên doanh nghiệp = Loại hình doanh nghiệp + Ngành nghề + Tên riêng.

Quảng Cáo
  • Tên riêng không được phép gây trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp trước đó.
  • Tên được coi là trùng được viết và đọc bằng Tiếng Việt giống y như tên đã có trước đó.
  • Tên được coi là nhầm lẫn nếu giống tên đã đăng ký trước đó, chỉ them các ký hiệu: &; Tân; Mới; Miền Bắc; Miền Trung; Miền Nam; Đông; Tây.
  • Tên của doanh nghiệp không được phép vi phạm phong tục đạo đức.
  1. Có trụ sở đăng ký theo quy định pháp luật: Có trụ sở đặt tại Việt Nam, có địa chỉ rõ rang.
  2. Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật: Hồ sơ đăng kí kinh doanh phải có phương án sản xuất kinh doanh, có dự thảo điều lệ hợp đồng, có dự thảo vốn điều lệ,…
  3. Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Anh (Chị) hãy so sánh giữa công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2005?

Trả lời: So sánh giữa công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2005:

  1. Giống nhau:
    • Đều là doanh nghiệp, chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp, có thủ tục thành lập, giải thể và phá sản giống nhau.
    • Là tổ chức có tư cách pháp nhân, có chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh.
    • Trong quá trình hoạt động có quyền tăng hay giảm vốn điều lệ.
    • Việc phân chia lợi nhuận tuân theo pháp luật về tài chính doanh nghiệp và kế toán hiện hành.
  1. Khác nhau:
Tiêu chí Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên Công ty cổ phần
Số lượng thành viên Số lượng thành viên không vượt quá 50 người. Số lượng thành viên tối thiểu là 3 người, không hạn chế tối đa.
Vấn đề vốn Vốn do các thành viên trong công ty góp và chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn mình cam kết góp. Vốn được chia thành các phần nhau và được bán rộng rãi ra bên ngoài.
Vấn đề chuyển nhượng vốn Vấn đề chuyển nhượng vốn bị ràng buộc bởi khi 1 thành viên muốn chuyển nhượng vốn phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên còn lại trong công ty, nếu các thành viên không mua hoặc không mua hết mới được chuyển nhượng ra bên ngoài. Trường hợp chuyển nhượng ra bên ngoài mà người mới không được hội đồng thành viên đồng ý thì công ty sẽ trả lại phần vốn góp mà không kết nạp thành viên. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp pháp luật cấm chuyển nhượng hoặc hạn chế chuyển nhượng cổ phần (cổ phần dành cho sáng lập viên, cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ được chuyển nhượng sau 3 năm công ty đi vào hoạt động).
Vấn đề phát hành chứng khoán Không được phép phát hành cổ phần, cổ phiếu. Được phép phát hành cổ phiếu và trái phiếu.
Tính chất công ty Có tính chất đối nhân và đối vốn (các thành viên quen biết, tin cậy lẫn nhau). Đặc trưng tính chất đối vốn.
Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức đơn giản gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Khi công ty có trên 11 thành viên phải có them ban kiểm soát. Cơ cấu tổ chức hoàn thiện gồm: Đại hộ đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc). Đối với công ty có trên 11 cổ đông sở hữu 50% tổng số cổ phần thì phải có them ban kiểm soát.
Sự điều chỉnh của pháp luật Ngoài sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp còn có sự điều chỉnh của Luật chứng khoán. Ít sự điều chỉnh của pháp luật.

Câu 5: Anh (Chị) hãy so sánh giữa công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2005?

Trả lời:

  1. Giống nhau:
    • Đều là doanh nghiệp, chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp, có thủ tục thành lập, giải thể và phá sản giống nhau.
    • Là tổ chức có tư cách pháp nhân, có chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh.
    • Đều mang tính chất đối nhân: các thành viên quen biết, tin cậy lẫn nhau.
    • Trong quá trình hoạt động đều có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ.
    • Vấn đề chuyển nhượng vốn góp: Hạn chế chuyển nhượng, ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên còn lại trong công ty trước khi chuyển ra ngoài.
  2. Khác nhau:
Tiêu chí Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên Công ty hợp danh
Số lượng thành viên Số lượng thành viên không vượt quá 50 người. Không hạn chế số lượng thành viên.
Chế độ chịu trách nhiệm của các thành viên Các thành viên chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình. –    Thành viên hợp danh có chế độ chịu trách nhiệm vô hạn.

–    Thành viên góp vốn có chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp.

Quyền phát hành chứng khoán Không được phép phát hành cổ phần, cổ phiếu. Không được phép phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.
Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Khi công ty có trên 11 thành viên phải có them ban kiểm soát. Cơ cấu tổ chức gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc). Không nhất thiết phải có ban kiểm soát.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here