Pháp Luật Kinh Tế

0
7058
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6: Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích bản chất của pháp luật?

Trả lời:

  1. Khái niệm pháp luật: Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
  2. Phân tích bản chat của pháp luật:
    • Bản chất giai cấp: Hầu hết tất cả các hiện tượng xã hội từ Nhà nước, pháp luật, chính trị, tôn giáo, văn hóa,… đều mang tính giai cấp. Pháp luật được sinh ra trong xã hội có giai cấp, pháp luật là công cụ của nhà nước thực hiện nền chuyên chính của mình. Pháp luật do “ý chí” của giai cấp thống trị được đề lên thành luật. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước để hợp pháp hóa ý chí của mình thành những chế tài được áp dụng đối với nhữngai xâm phạm vào lợi ích của giai cấp thống trị. Pháp luật là những quy tắc xử sự chung bắt buộc đối với mọi người, do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Do vậy, có thể nói pháp luật mang tính giai cấp sâu sắc, là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.
    • Bản chất xã hội: Tuy nhiên vì pháp luật do nhà nước ban hành, đại diện chính thức của toàn xã hội nên nó còn mang tính chất xã hội. Bên canh thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, pháp luật còn phải thể hiện nguyện vọng dân chủ và lợi ích của các giai tầng khác nhau trong xã hội. Nó là công cụ để điều chỉnh hành vi của con người hữu hiệu nhất. Nhà làm luật khi ban hành ra pháp luật không chỉ để bảo vệ lợi ích giai cấp của mình mà còn phải tính tới những điều kiện khách quan sao cho pháp luật có hiệu quả nhất. Từ đó pháp luật trở thành thước đo của hành vi con người, duy trì trật tự trong xã hội.
    • Tính mở của pháp luật: Pháp luật không phải là hệ thống bất biến mà nó luôn được thay thế, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh. Trong thế giới toàn cầu hóa, không chỉ hội nhập về kinh tế chúng ta còn phải tiếp nhân có chọn lọc những thành tựu văn hóa pháp lý của nhân loại để bổ sung, làm giàu cho hệ thống pháp luật quốc gia mình.
    • Tính dân tộc của pháp luật: Mặc dù do giai cấp thống trị ban hành và phải phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị nhưng pháp luật luôn phản ánh những suy nghĩ, tư tưởng, phong tục, truyền thống, đặc điểm lịch sử, điều kiện địa lý và trình độ văn hóa của mỗi dân tộc vào hệ thống pháp luật của mình.

Câu 7: Anh (Chị) hãy phân tích thuộc tính của pháp luật?

Trả lời: Phân tích thuộc tính của pháp luật:

Thuộc tính của pháp luật là những tính chất dấu hiệu riêng đặc trưng của pháp luật. Pháp luật có 3 thuộc tính:

  1. Tính quy phạm phổ biến (tính bắt buộc chung): Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, nói lên giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi người có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép, vượt qua giới hạn đó là trái luật. Những quy tắc xử sự đều là khuôn mẫu hành vi mà mọi chủ thể đều phải tuân theo bất kể thuộc dòng họ, giới tính, dân tộc, tôn giáo nào,… Do đó pháp luật mang tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc chung.
  2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Pháp luật ở thời kỳ đầu chưa được ghi thành văn bản mà mới chỉ ở dạng bất thành văn. Sau này, chữ viết hoàn thiện, cùng với sự phát triển nhiều mối quan hệ xã hội đòi hỏi phải ghi nhận những quy phạm pháp luật đó trong các văn bản nhằm thuận tiện cho việc sử dụng và áp dụng pháp luật. Ngay cả tập quán pháp cũng được nhắc tới tên loại tập quán đó trong văn bản nào của Nhà nươc. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức pháp lý còn được thể hiện trong việc quy định tên gọi, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật đó. Văn bản pháp luật được viết ngắn gọn bằng lời rõ rang, ngắn gọn, không đa nghĩa, dễ hiểu và có cấu trúc thứ tự từ hiến pháp-luật-các văn bản dưới luật.
  3. Tính được bảo đảm thực hiện bằng Nhà nước: Nhà nước ban hành ra pháp luật thì Nhà nước bảo đảm để pháp luật được thực hiện. Pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện một cách đầy đủ nhất. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trên 4 phương diện:
    • Bảo đảm về mặt vật chất: Nhà nước có trong tay hệ thống ngân sách nhà nước, bảo đảm cho hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật.
    • Bảo đảm tuyên truyền.
    • Nhà nước có hệ thống các cán bộ, công chức để sẵn sang tổ chức thực thi pháp luật.
    • Bảo đảm cưỡng chế thi hành, buộc những người vi phạm pháp luật phải tuân thủ pháp luật.

Câu 8: Anh (Chị) hãy phân tích chức năng của pháp luật?

Trả lời: Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt hoạt động chủ yếu của pháp luật thể hiện bản chất giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật.

  1. Chức năng điều chỉnh:
    • Là sự tác động trực tiếp của pháp luật lên các quan hệ xã hội bằng cách ghi nhận, củng cố những quan hệ xã hội cơ bản, nhằm tạo hành lang pháp lý để hướng các quan hệ xã hội phát triển trong trật tự và mục tiêu mong muốn. Đây là chức năng cơ bản của pháp luật.
    • Trong lý luận về pháp luật, người ta chia chức năng điều chỉnh thành 2 chức năng:
  • Chức năng tĩnh: Là con người tự kiềm chế hành vi của mình để xử sự, tuân theo các yêu cầu của pháp luật theo hướng không làm những gì pháp luật cấm. Ví dụ: Không giết người,…
  • Chức năng động: Là con người tích cực, chủ động thực hiện các hành vi của mình theo hướng những gì mà pháp luật yêu cầu. Ví dụ: Đóng thuế.
  1. Chức năng bảo vệ: Pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản thì đồng thời pháp luật cũng bảo vệ những quan hệ xã hội đó trước mọi hành vi xâm phạm của các chủ thể. Bằng cách quy định trong pháp luật những hình phạt đối với những chủ thể vi phạm nhằm tao ra một trật tự xã hội.
  2. Chức năng giáo dục: Pháp luật là thước đo hành vi của con người, hướng con người tới những cách xử sự hợp lý phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu pháp luật mang tính xã hội tiến bộ, hoặc bản thân việc hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan đúng đắn và hành vi gương mẫu của các chủ thể khác có tác dụng giáo dục to lớn. Pháp luật hướng con người tới những cách xử sự hợp lý, phù hợp với cách xử sự ghi trong quy phạm pháp luật, phù hợp với lợi ích của bản thân và toàn xã hội.

Câu 9: Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Hãy phân tích hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật về mặt thời gian và không gian?

Trả lời:

  1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
  2. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật về mặt thời gian và không gian:
  3. Hiệu lực theo thời gian:
    • Là khoảng thời có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, được xác định từ thời điểm phát sinh cho đến thời điểm chấm dứt hiệu lực của một văn bản quy phạm pháp luật.
    • Thời điểm phát sinh hiệu lực:
  • Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
  • Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trang khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp tời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành và phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước CHXHCN Việt Nam chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
  • Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và các trường hợp quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.
  • Trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo.
  • Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật trên Công báo chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.
  • Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc.
    • Thời điểm hết hiệu lực: Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
  • Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.
  • Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.
  • Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  1. Hiệu lực theo không gian:
    • Là giới hạn phạm vi lãnh thổ mà văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực.
    • Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước trừ trường hợp văn bản có quy đinh khác (VD: Nghị quyết phát triển vùng sâu vùng xa, hải đảo) hoặc điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên có quy định khác. Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND các cấp chỉ thị có hiệu lực trong phạm vi địa phương mình.

Câu 10: Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật?

Trả lời:

Quảng Cáo
  1. Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ.
  2. Phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật:
    • Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người: Chỉ những hành vi (biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động) cụ thể mới bị coi là những hành vi vi pạhm pháp luật; những ý nghĩ dù tốt, dù xấu cũng không thể coi là những vi phạm pháp luật.
    • Hành vi đó có tính chất trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ: Hành vi thể hiện sự chống đối những quy định chung của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Hành vi trái pháp luật là hành vi không phù hợp với những quy định của pháp luật như không thực hiện những nghĩa vụ pháp lý, sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn pháp luật cho phép… Tính trái pháp luật là dấu hiệu không thể thiếu của hành vi bị coi là vi phạm pháp luật.
    • Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể: Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi. Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, nghĩa là, phải xác định trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình. Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những hoàn cảnh và điều kiện khách quan, chủ thể hành vi đó không cố ý và không vô ý thực hiện hoặc không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi và chủ thể không bị coi là vi phạm pháp luật. Kể cả những hành vi trái pháp luật mà chủ thể bị buộc phải thực hiện trong điều kiện không có tự do ý chí thì cũng không bị coi là có lỗi.

Lỗi là trạng thái tâm lý tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả của hành vi đó. Lỗi được chia thành 2 loại: Lỗi cố ý và lỗi vô ý.

  • Lỗi cố ý gồm 2 loại là lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.
  • Lỗi vô ý gồm 2 loại là lỗi vô ý do quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.
    • Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật: Chủ thể đạt độ tuổi nhất định do pháp luật quy định, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và không rơi vào các trường hợp như: bất khả kháng, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc do thi hành công vụ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here