Pháp Luật Kinh Tế

0
7061
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6: Anh (Chị) hãy so sánh giữa công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2005?

Trả lời:

  1. Giống nhau:
    • Đều là doanh nghiệp, chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp, có thủ tục thành lập, giải thể và phá sản giống nhau.
    • Đều do một người thành lập trong trường hợp công ty TNHH 1 thành viên do 1 cá nhân thành lập.
  1. Khác nhau:
Tiêu chí Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Doanh nghiệp tư nhân
Số lượng thành viên Do một cá nhân hoặc một tổ chức thành lập. Do một cá nhân thành lập.
Chế độ chịu trách nhiệm Có tư cách pháp nhân và có chế độ chịu TNHH tròn kinh doanh. Không có tư cách pháp nhân và có chế độ chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh.
Quyền phát hành chứng khoán Không được phép phát hành cổ phiếu, cổ phần. Không được phép phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào.
Tăng, giảm vốn điều lệ Không được phép giảm vốn, việc tăng vốn bằng cách chủ sở hữu đầu tư thêm và huy động vốn của người khác. Và nếu huy động vốn người của người khác thì phải chuyển đổi công ty. Hoàn toàn chủ động trong việc tăng hay giảm vốn bởi toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cũng là tài sản của chủ sở hữu.
Vấn đề chuyển nhượng hoặc rút vốn Không được trực tiếp rút vốn mà chỉ rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cho cá nhân hoặc tổ chức khác. Và nếu chuyển nhượng một phần thì phải chuyển đổi công ty. Có quyền chuyển đổi, rút vốn, bán hoặc cho thuê doanh nghiệp của mình.
Sử dụng lợi nhuận Ràng buộc: Không được rút lợi nhuận khi công ty chưa thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn. Toàn quyền sử dụng lợi nhuận sau khi nộp thuế.
Cơ cấu tổ chức Luật quy định cơ cấu tổ chức cho công ty trong 2 trường hợp:

–      Nếu chủ sở hữu là tổ chức thì công ty có Hội đồng thành viên, Giám đốc, Kiểm sát viên.

–      Nếu chủ sở hữu là một cá nhân thì công ty có chủ tịch công ty và Giám đốc.

Luật không quy định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp có thế làm Giám đốc hoặc thuê người làm Giám đốc nhưng vẫn là người chịu trách nhiệm đến cùng của mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Câu 7: Anh (Chị) hãy hãy phân tích quá trình giao kết hợp đồng trong kinh doanh thương mại?

Trả lời: Quá trình giao kết hợp đồng trong kinh doanh thương mại:

  1. Đề nghị giao kết hợp đông:
    • Là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự rang buộc về đề nghị nàu của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.
    • Trong trường hợp đề giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
    • Hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng: Theo đó đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể.
    • Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực: Thông thường do bên đề nghị ấn định. Nếu bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Căn cứ xác định bên được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng là:
  • Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú (bên được đề nghị là cá nhân) hoặc trụ sở của bên được đề nghị (trường hợp bên được đề nghị là pháp nhân).
  • Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị.
  • Bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức  khác.
    • Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp: Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị hoặc điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
    • Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng: Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
    • Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp: Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; Hết thời hạn trả lời chấp nhận; Thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; Thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực; Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.
  1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:
    • Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
    • Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định khác nhau trong các trường hợp sau:
  • Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.
  • Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời.
    • Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
  1. Thời điểm giao kết hợp đồng:
    • Theo Điều 404 Bộ luật Dân sự, có thể xác định thời điểm giao kết hợp đồng kinh doanh, thương mại theo các trường hợp sau:
  • Hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng văn bản: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
  • Hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản (thông qua các tài liệu giao dịch): thời điểm đạt được sự thỏa thuận được xác định theo thuyết “tiếp nhận”, theo đó, hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
  • Hợp đồng được giao kết hợp đồng bằng lời nói: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Các bên có thể sử dụng những biện pháp, chứng cứ hợp pháp để chứng minh việc “các bên đã thỏa thuận” về nội dung của hợp đồng trong kinh doanh, thương mại bằng lời nói.
  • Sự im lặng của bên được đề nghị cho đến khi hết thời hạn trả lời cũng có thể là căn xác định hợp đồng kinh doanh, thương mại đã được giao kết, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng (Khoản 2 Điều 404 Bộ luật dân sự).

Câu 8: Anh (Chị) hãy nêu và phân tích các loại chế tài trong thương mại?

Trả lời: Các loại chế tài trong thương mại là:

  1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng:
    • Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dung các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
    • Trong trường hợp giao thiếu hàng thì bên vi phạm phải giao hàng cho đủ; nếu giao sai hàng về mặt chất lượng thì bên vi phạm phải giao hàng thay thế, nếu không thay thế được hàng thì bên bị vi phạm có quyền nhận hàng hóa từ bên thứ ba nhưng chênh lệch và chi phí phát sinh bên vi phạm phải chịu.
  2. Phạt vi phạm:
    • Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm.
    • Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đều không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
  3. Bồi thường thiệt hại:
    • Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
    • Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
    • Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh những thiệt hại mà mình phải gánh chịu, đồng thời phải có nghĩa vụ hạn chế thiệt hại xảy ra.
  4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng:
    • Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
  • Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
    • Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng:
  • Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
  • Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  1. Đình chỉ hợp đồng:
    • Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng.
  • Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
    • Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ hợp đồng:
  • Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
  • Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
  1. Hủy bỏ hợp đồng:
    • Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.
    • Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
    • Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
    • Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
  • Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng.
  • Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
    • Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng:
  • Khi một hợp đồng bị hủy bỏ toàn bộ, hợp đồng được coi là không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
  • Các bên có quyền đòi lại các lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
  • Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Thông báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng: Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thống báo ngay mà gây ra thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here