Pháp Luật Kinh Tế

0
7061
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


II. Các câu trình bày, giải thích. (20đ/câu)

Câu 1: Anh (Chị) hãy trình bày một số học thuyết phi Mác-xít điển hình về nguồn gốc nhà nước?

Trả lời: Một số học thuyết phi Mác-xít điển hình về nguồn gốc nhà nước:

  • Học thuyết thần quyền: Từ thời cổ đại, có nhiều nhà tư tưởng đã tiếp cận và đưa ra những kiến giả khác nhau về nguồn gốc nhà nước. Các nhà tư tưởng theo thuyết thần học mà đại biểu là Calvin, Langnet,…đã cho rằng: Nhà nước là sản phẩm của thượng đế, vì thương xót nhân loại thượng đế đã tổ chức ra nhà nước để lãnh đạo nhân dân và duy trì trật tự công cộng. Do vậy, nhà nước là lực lượng siêu nhiên, quyền lực của nhà nước là vĩnh cửu, sự phục tùng quyền lực của nhà nước là cần thiết và tiết yếu.
  • Học thuyết quyền gia trưởng: Đại biểu của học thuyết này là Aristote. Ông cho rằng nhà nước xuất hiện là kết quả phát triển của gia đình và quyền gia trưởng, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người. Có nghĩa nhà nước là một gia tộc mở rộng, quyền lực nhà nước là quyền gia trưởng.
  • Học thuyết tâm lý: Nhà nước xuất hiện do nhu cầu tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giao sĩ,… Nhà nước là tổ chức do các siêu nhân có sứ mạng lãnh đạo xã hội.
  • Học thuyết vũ lực: Các ông Hume, Duyzinh,… cho rằng nhà nước ra đời là kết quả sử dụng dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác. Thị tộc chiến thắng đã thiết lập ra một bộ máy tổ chức để thống trị kẻ bại trận. Nhà nước là công cụ của kẻ mạnh thống trị kẻ yếu.
  • Học thuyết khế ước xã hội: Đại biểu của học thuyết này Montesquieu, Jone Loke,… Theo học thuyết này, con người kể từ khi sinh ra có quyền tự do và bình đẳng như nhau nhưng họ không thể tự bảo vệ được mình. Vì vậy, họ đã cùng nhau ký kết một khế ước để thiết lập bộ máy nhà nước, thông qua nhà nước bảo vệ quyền lợi cho mình và của người khác. Chủ quyền của nhà nước thuộc về nhân dân và trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị xâm phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước để ký một khế ước mới. Thuyết khế ước xã hội đã có vai trò quan trong là tiền đề cho thuyết dân chủ cách mạng và cơ sở tư tưởng cho cách mạng tư sản để lật đổ ách thống trị phong kiến. Với ý nghĩa đó, nó có tính cách mạng và giá trị lịch sử to lớn. Tuy nhiên học thuyết này cũng có những hạn chế cơ bản là nó vẫn giải thích nguồn gốc nhà nước trên cơ sở phương pháp luật của chủ nghĩa duy tâm, coi nhà nước được lập ra theo ý muốn chủ quan của con người, không giải thích được cội nguồn vật chất và bản chất giai cấp của nhà nước. Ngoài ra còn có học thuyết “Nhà nước siêu Trái Đất” giải thích sự xuất hiện của nhà nước và loài người là kết quả du nhập, thử nghiệm về một nên văn minh ngoài trái đất vào trái đất.
  • Học thuyết của Adam Smith Feguson: Có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề nguồn gốc Nhà nước. Adam cho rằng nhà nước ra đời từ khi xuất hiện chế độ tư hữu tài sản và trong xã hội xuất hiện sự phân chia giai cấp.

Tóm lại: Các học thuyết trên khi giải thích về nguồn gốc nhà nước với tính cách là một hiện tượng xã hội đã tách rời nhà nước với quá trình phát triển và vận động của đời sống nội tại. Họ không thấy được nguyên nhân vật chất dẫn đến sự ra đời của nhà nước. Theo họ, nhà nước là hiện tượn tồn tại mãi cùng xã hội loài người. Các học thuyết trên giải thích về sự ra đời của nhà nước chủ yếu dựa trên quan điểm chủ nghĩa duy tâm.

Câu 2: Anh (Chị)  hãy nêu khái niệm và phân tích bản chất nhà nước?

Trả lời:

  1. Khái niệm nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý nhằm duy trì trật tự xã hội, bỏa vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp.
  2. Bản chất của nhà nước:
    • Nhà nước mang bản chất giai cấp sâu sắc:
      • Nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp và là sự biểu hiện không điều hòa được của các mâu thuẫn giai cấp đối kháng. Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt. Trong xã hội có mâu thuẫn đối kháng giai cấp quyền lực chính trị chỉ thuộc về giai cấp thống trị, đó là giai cấp nắm quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội.
      • Nhà nước là công cụ cơ bản của quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp bởi nó tồn tại để bảo vệ lợi ích chủ yếu của giai cấp thống trị trong xã hội. Không chỉ ở trong nước mà cả trong quan hệ quốc tế Nhà nước cũng thể hiện tư cách là tổ chức của giai cấp thống trị.
      • Trong xã hội có giai cấp, sự thống trị phải được thể hiện ở cả ba mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng, trong đó quyền lực kinh tế giữ vai trò quyết định vì nó tạo cho người chủ sở hữu có khả năng bắt những người bị bóc lột phụ thuộc mình về mặt kinh tế. Nhưng bản thân quyền lực kinh tế không thể duy trì được quan hệ bóc lột. Vì vậy cần phải có Nhà nước quyền lực kinh tế mới đủ sức mạnh để duy trì quan hệ bóc lột và để đàn áp sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột. Nhờ có Nhà nước, giai cấp thống trị từ thống trị về kinh tế đã trở thành giai cấp thống thống trị về chính trị. Quyền lực chính trị là bạo lực có tổ chức của mọt giai cấp để trấn áp giai cấp khác. Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối địch. Với ý nghĩa đó, Nhà nước chính là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị. Thông qua Nhà nước, giai cấp thống trị tổ chức quyền lực chính trị của mình, hợp pháp hóa ý chí của mình thành ý chí của Nhà nước. Do nắm trong tay quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị, giai cấp thống trị cũng bằng con đường thông qua Nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của mình. Như vậy, Nhà nước là công cụ sắc bén nhất để thể hiện và thực hiện ý chí của giai cấp cũng như củng cố địa vị cho giai cấp thống trị trong xã hội.
    • Nhà nước là tổ chức quyền lực công, là phương thức tổ chức đảm bảo lợi ích chung của xã hội:
  • Không chỉ là công cụ để quản lý xã hội mà Nhà nước còn thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích chung của toàn thể mọi người như đắp đập đê điều, phòng chống thiên tai, bệnh dịch,…
  • Tùy từng nhà nước khác nhau mà có những nhà nước công khai thừa nhận bản chất giai cấp (nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến) hoặc bản chất xã hội lấn áp hoặc phủ nhận bản chất giai cấp chỉ thừa nhận bản chất xã hội (nhà nước tư bản). Đối với nhà nước XHCN công khai thừa nhận bản chất giai cấp bởi vì đó là nhà nước của đa số chỉ thực hiện chức năng trấn áp đối với phần tử phản cách mạng và tội phạm, đồng thời nhà nước cũng thực hiện tốt chức năng xã hội, chăm lo mọi mặt đời sống người dân.

Câu 3: Anh (Chị) hãy so sánh giữa nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội?

Trả lời:

  Nhà nước Các tổ chức chính trị xã hội
Giống nhau Đều là một tổ chức hoạt động vì mục đích riêng.
Khác nhau Nhà nước quản lý dân cư theo lãnh thổ bằng cách phân chia lãnh thổ ra thành các đơn vị hành chính như tỉnh, huyện, xã,…không phụ thuộc vào huyết thống, nghề nghiệp, giới tính. Việc phân chia này dẫn đến hình thành các cơ quan trung ương và địa phương Các tổ chức chính trị xã hội không quản lý thành viên theo lãnh thổ mà quản lý thành viên theo giới tính, độ tuổi,… Ví dụ như Đoàn thanh niên VN quản lý các thanh niên trong độ tuổi từ 16-30 tuổi; Hội phụ nữ quản lý các thành viên là phụ nữ,…
Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt, quyền lực này không hòa nhập vào dân cư. Chủ thể của quyền lực là giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị và tư tưởng. Để thực hiện quyền lực đó giai cấp thống trị tổ chức ra các lớp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý, hình thành nên một bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị, bắt các giai cấp khác phải phục tùng mình. Các tổ chức chính trị xã hội được thành lập ra để thực hiện các chức năng của tổ chức. Ví dụ: Hội chữ thập đỏ thành lập để thực hiện các nhiệm vụ xoay quanh vấn đề sức khỏe,…
Nhà nước có chủ quyền quốc gia: Nó thể hiện quyền độc lập tự quyết của Nhà nước về những chính sách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc vào các nước bên ngoài. Chính vì có chủ quyền nên các quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp trước một quốc gia khác. Dấu hiệu chủ quyền quốc gia là xuất hiện quan hệ về quốc tịch. Các tổ chức chính trị xã hội không có chủ quyền quốc gia.
Nhà nước đặt ra các loại thuế và thực hiện việc thu thuế: Thiếu thuế Nhà nước không thể tồn tại được, nó là nguồn tài chính chủ yếu để tạo lập quỹ ngân sách nhà nươc, giúp nhà nước thực hiện các chức năng của mình cũng như nuôi dưỡng một tầng lớp người tách khỏi lao động sản xuất để thực hiện chức năng quản lý. Mặt khác chỉ có Nhà nước mới có độc quyền đặt ra các loại thuế và thu thuế vì Nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đại diện chính thức cho toàn xã hội. Các tổ chức chính trị xã hội đặt ra các loại phí hoạt động và thu phí hoạt động của tổ chức mình. Các loại phí này có thể bắt buộc hoặc tự nguyện. Các khoản phí này giúp cho tổ chức này duy trì hoạt động thường niên. Có hay không các khoản phí này thì các tổ chức vẫn hoạt động bình thường, không ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức.
Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân. Với tư cách là người đại diện chính thức cho toàn xã hội, Nhà nước là một tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và mọi công dân đều phải có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật. Các tổ chức chính trị xã hội đặt ra các điều lệ và nội quy bắt buộc các thành viên của tổ chức phải chấp hành. Nếu vi phạmccác điều lệ và nội quy đó sẽ bị kỷ luật hoặc khai trừ ra khỏi tổ chức.

Câu 4: Anh (Chị) hãy trình bày về địa vị pháp lý của Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ nước CXHCN Việt Nam?

Trả lời: Địa vị pháp lý của Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ nước CXHCN Việt Nam là:

  1. Quốc hội:
    • Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.
    • Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội: Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước như:
  • Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.
  • Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiễm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,…
  • Thực hiện quyền giám sát tối cao hoạt động các cơ quan nhà nước thông qua chất vấn và trả lời chất vấn.
    • Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm.
    • Quốc hội họp mỗi năm 2 kỳ.
    • Cơ cấu của Quốc hội gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và 7 Ủy ban chuyên trách.
  1. Chủ tịch nước:
    • Chủ tich nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại.
    • Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước:
  • Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
  • Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiễm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tich, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam.
  • Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.
  • Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bỏ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của CHXHCN Việt Nam.
  • Quyết định đàm phán, ky điều ước quốc tế nhân danh Việt Nam.
  1. Chính phủ:
    • Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Nhà nước.
    • Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ: Thống nhất, quản lý tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục, an ninh quốc phòng của Nhà nước, quản lý nền hành chính quốc gia và tổ chức thực thi Hiến pháp, luật trên thực tế.
    • Cơ cấu của Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
    • Chính phủ họp thường kỳ một tháng một lần.
    • Chính phủ Việt Nam hiện nay gồm có 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ.

Câu 5: Anh (Chị) hãy trình bày về nguồn gốc pháp luật?

Trả lời: Nguồn gốc của pháp luật:

Quảng Cáo
  • Một số học giả quan niệm pháp luật có nguồn gốc tự nhiên, không do ai sinh ra, tự nhiên mà có giống như con người khi sinh ra đã có sẵn quyền và nghĩa vụ.
  • Đối với các nước Hồi giáo, quan niệm pháp luật có nguồn gốc từ thần thánh, đó là lời răn dạy của thánh Ala được ghi nhận trong kinh thánh.
  • Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, pháp luật là do giai cấp thống trị thiết lập ra. Pháp luật chỉ ra đời khi xã hội xuất hiện cấp, tức là xuất hiện Nhà nước và những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật.
  • Trong xã hội công xã nguyên thủy chưa xuất hiện Nhà nước nên pháp luật cũng chưa ra đời. Tuy nhiên xã hội nào cũng cần có sự quản lý để ổn định trật tự xã hội. Vậy khi pháp luật chưa ra đời thì chế độ công xã nguyên thủy sử dụng các tập quán và tín điều tôn giáo (gọi chung là quy phạm xã hội) để quản lý xã hội của mình.
  • Trong xã hội công xã nguyên thủy, những quy phạm xã hội đó rất phù hợp để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội bởi chúng phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế của xã hội lúc đó. Khi đó không còn phù hợp nữa bởi những tập quán đó thể hiện ý chí chung của cả cộng đồng. Trong điều kiện lịch sử mới khi mà mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt và cuộc đấu tranh giai cấp là không thể điều hòa được thì cần thiết có một loại quy phạm mới để thiết lập cho xã hội một trật tự, một loại quy phạm thể hiện ý chí của giai cấp thống trị: đó là quy phạm pháp luật. Sau khi nhà nước ra đời, bước đầu giai cấp thống trị thường vận dụng các tập quán của chế độ cộng sản nguyên thủy phù hợp với lợi ích của giai cấp mình và nâng chúng lên thành quy phạm pháp luật. Đây là con đường thứ nhất hình thành nên pháp luật (tập quán pháp).
  • Nhà nước ra đời cùng với sự phát triển của xã hội, tập quán không thể điều chỉnh hết được các quan hệ xã hội mới xuất hiện. Trong trường hợp đó các cơ quan hành chính và xét xử phải tự mình xem xét để giai quyết. Các cách giải quyết đó nếu tốt sẽ làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự sai. Đây chính là con đường thứ hai ra đời của pháp luật (tiền lệ pháp).
  • Nhưng với nhiều kinh nghiệm được tích lũy lâu dần trong quá trình tồn tại và phát triển thì Nhà nước ngày càng chú trọng xây dựng và ban hành những qui tắc xử sự mới để điều chỉnh những quan hệ xã hội mới phát sinh trong nhiều lĩnh vực. Đây là con đường thứ ba hình thành nên pháp luật. Thời kỳ đầu nó tồn tại dưới dạng bất thành văn, sau đó cùng với sự hoàn thiện chữ viết chúng được thể hiện dưới dạng văn bản pháp luật.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here