Đề Cương Công Trình Cảng

1
7939
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Công Trình Cảng

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Tài Chính Tiền TệKinh tế Cảng


Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề Cương Công Trình Cảng

Quảng Cáo

Câu 1: Trình bày khái niệm chung về giao thông vận tải và cảng

1. Vận tải và các dạng vận tải

– Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân tuy nó không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội nhưng nó đảm nhận khâu vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, do đó nó là một trong những bộ phận quan trọng nhất của lực lượng sản xuất.

– Các hình thức vận tải hiện nay:

+ Giao thông đường bộ: đường sắt, đường ô tô.

+ Giao thông thuỷ: đường biển, đường sông.

+ Giao thông hàng không.

+ Giao thông  đường ống.

– Mỗi một hình thức vận tải đều có đặc điểm nhất định và sẽ phát huy tác dụng tốt trong  những điều kiện nhất định.

2. Đặc điểm của giao thông vận tải thủy

– Sức chở của phương tiện rất lớn mang tính siêu trường, siêu trọng.

– Phạm vi hoạt động của giao thông vận tải thuỷ mang tính toàn cầu.

– Chi phí cho phương tiện nhỏ nhất được thể hiện ở 2 khía cạnh:

+ Chi phí nhiên liệu cho phương tiện là thấp nhất.

+ Vốn đầu tư cho xây dựng, bảo quản, khai thác là thấp nhất.

– Tốc độ giao hàng đến nơi tiêu thụ tương đối nhanh.

3. Vai trò của Cảng

– Là nơi lánh nạn của tàu, điều này xảy ra khi do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, tàu cần phải lánh nạn vào Cảng để đảm bảo an toàn.

– Là nơi xếp dỡ hàng hoá và ga hành khách. Đây là vai trò nguyên thủy của Cảng.

– Cung cấp dịch vụ cho tàu: lương thực, thực phẩm, nước ngọt, sửa chữa tàu.

  Đề Cương Công Trình CảngHình 1-1. Sơ đồ cảng là đầu mối giao thông

  1. Vận tải biển; 2. Vận tải đường sát; 3. Vận tải đường ô tô; 4. Vận tải đường thủy; 5. Vận tải đường ống

– Là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp. Điều này liên quan đến yêu cầu của công nghiệp và cơ sở hạ tầng của chúng, làm thuận tiện cho việc phát triển thương mại thông qua Cảng. Quan điểm phát triển gần đây là các cảng tự do.

– Là một mắt xích trong dây truyền vận tải, là điểm nối giữa sự phục vụ của tàu và các dạng vận tải khác để cung cấp một mạng lưới phân phối hàng hoá  quốc tế nói chung, thường là quan điểm vận chuyển liên hợp. Nó có thể liên quan đến đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường ống

Câu 2: Cấu tạo cảng (cảng sông và cảng biển)

1. Cảng sông 

Cảng trong lòng sông

Đề Cương Công Trình Cảng

Hình 1-2. Cấu tạo cảng trong lòng sông

Cảng ngoài lòng sông

Đề Cương Công Trình CảngHình 1-3. Cảng ngoài lòng sông

2. Cảng biển

Đề Cương Công Trình Cảng

Hình 1 – 4. Cảng biển

  1. Đê chắn sóng ; 2. Kênh dẫn vào cảng ; 3. Khu nước của cảng ; 4. Khu nước trước bến;  5. Bến nhô ; 6. Bến liền bờ ; 7. Kho bãi ;8. Đường sắt của cảng ; 9.Ga đường sắt ;
  2. Đập chắn sóng (kè).

3. Khái niệm về cảng

Cảng có nhiệm vụ tổ chức và điều hoà mọi hoạt động của đầu mối giao thông giữa vận tải thuỷ với các dạng vận tải khác để vận chuyển hàng hoá, hành khách từ trên bờ xuống tàu và ngược lại. Như vậy cảng là một tập hợp các công trình, thiết bị cho phép tàu đỗ để xếp dỡ hàng hoá, đưa đón hành khách một cách thuận lợi và an toàn, đồng thời có khả năng tập trung, phân loại, đóng gói, bảo quản hàng hoá và phục vụ các nhu cầu cho tàu khi đỗ ở cảng ( cung cấp nước ngọt, thực phẩm, sửa chữa,..)

Cảng gồm có 2 bộ phận chính: khu đất và khu nước

+ Khu nước gồm: tuyến kênh dẫn tàu vào cảng và các vùng nước để cho tàu quay trở, neo đậu tạm thời, truyền tải và neo đậu trước bến để bốc xếp hàng hoá giữa tàu với bờ. Khu nước của cảng được giới hạn bởi tuyến đê chắn sóng ( nếu có ).

+ Khu đất: là nơi bố trí kho, bãi, hệ thống giao thông, thiết bị xếp dỡ và các công trình phụ trợ khác như nhà làm việc, hệ thống cấp thoát nước …

Phân cách giữa khu đất và khu nước là tuyến bến, là nơi để tàu neo đậu, bốc xếp hàng hoá giữa tàu với bờ, một cảng có thể có nhiều bến để phục vụ cho một hoặc nhiều loại hàng hoá khác nhau.

Câu 3: Trình bày về lượng hàng qua cảng

  1. Lượng hàng qua cảng (Q)

Đề Cương Công Trình CảngHình 2-1. Sơ đồ bốc xếp hàng hoá giữa tàu với bờ

Lượng hàng qua cảng là tổng lượng hàng truyền tải giữa tàu với tàu cùng với lượng hàng đi qua tuyến bến từ trên bờ xuống tàu và ngược lại trong một đơn vị thời gian nào đó (ngày, tháng, năm).    Q = Q1 + Q2            (T)

Lượng hàng vận chuyển trên nội bộ cảng (Q3, Q4) không được tính vào lượng hàng qua cảng.

  1. Nguyên tắc xác định lượng hàng thiết kế

+ Xác định vùng hấp dẫn của cảng (phạm vi phục vụ của cảng) tuỳ theo vị trí địa lí và tầm quan trọng mà mỗi cảng có một phạm vi phục vụ nhất định. Giới hạn của hai cảng kề cận nhau gọi là đường phân hàng.

– Đường phân hàng là đường mà hàng hoá nằm tại một điểm trên đường đó khi đi về hai cảng kề cận nhau thì có chi phí như nhau về mặt kinh tế.

Đề Cương Công Trình Cảng

Hình 2-2. Đường phân hàng của cảng.

– Vị trí của đường phân hàng không cố định mà luôn thay đổi, tùy thuộc vào mạng lưới đường giao thông, vị trí địa lý và các đặc trưng kinh tế kỹ thuật của cảng.

Khi thiết kế qui hoạch cảng cần xác định phạm vi phục vụ của cảng để xác định lượng hàng hoá qua cảng và cự li vận chuyển của hàng hoá cùng với các dạng phương tiện.

+ Sau đó tiến hành điều tra kinh tế trong phạm vi phục vụ của cảng, công tác này được tiến hành trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân với các nội dung cơ bản như sau:

– Sự phân bố về hành chính và dân cư.

– Sự phân bố về hầm mỏ trữ lượng, s          đâyản lượng khai thác, đối tượng phục vụ, luồng vận chuyển.

– Khối lượng sản phẩm, nhu cầu xuất nhập khẩu, yêu cầu về trang thiết bị, vật tư của các nghành công- nông- ngư nghiệp, XD, GTVT. . .

+ Sau khi tiến hành điều tra kinh tế cần chỉnh lí lại tài liệu, bước này cần xác định lượng hàng qua cảng. Lượng hàng qua cảng dùng để thiết kế thường được lấy trong tương lai từ 5 ¸ 10 năm so với thời điểm bắt đầu thiết kế. Khi có lượng hàng phải tiến hành phân tích thành phần cấu tạo như luồng hàng (đi, đến), các tuyến đi hàng (ven biển, nội địa, viễn dương ) và phân phối chúng cho các dạng vận tải khác. Sau đó lại căn cứ vào yêu cầu bảo quản, vận chuyển bao gói, xếp dỡ, tính chất cơ lí để chia thành từng loại hàng cụ thể (hàng bao kiện, hàng một đống, hàng nguy hiểm, và hàng mau hỏng…). Trong quá trình chỉnh lí tài liệu, người ta cần xác định hệ số không đều của hàng hoá. Hệ số này kể đến tính chất bất bình thường của hàng hoá khi qua cảng với công thức như sau:

K =                 (2-1)

Trong đó:

Qtmax: lượng hàng của 1 tháng lớn nhất trong năm.

Qttb   : lượng hàng trung bình của 1 tháng trong năm.

Hệ số không đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hàng, đặc điểm của tình hình sản xuất, nhu cầu tiêu dùng, vị trí địa lí của cảng và các đặc tính kĩ thuật. Khi thiết kế qui hoạch cảng người ta phải xác định hệ số không đều cho từng loại hàng cụ thể.

Câu 4: Trình bày về năng lực thông qua cảng

Lượng hàng lớn nhất có thể thông qua cảng từ trên tàu lên bờ và ngược lại trong một đơn vị thời gian nhất định (ngày, tháng, năm) với điều kiện nhất định về trang thiết bị và việc tổ chức khai thác chúng gọi là năng lực thông qua của cảng. Giá trị của nó phụ thuộc vào điều kiện trang thiết bị, mức độ cơ giới hoá cũng như việc tổ chức khai thác của cảng. Như vậy năng lực thông qua của cảng thể hiện khả năng sử dụng các trang thiết bị của cảng để thực hiện việc bốc xếp khối lượng hàng hoá nhất định.

Năng lực thông qua của cảng được xác định từ năng lực thông qua của tất cả các bộ phận của cảng. Để đảm  bảo khả năng khai thác của cảng thì luôn luôn đảm bảo điều kiện: P ³ Q.

Năng lực thông qua của cảng có một tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt trong việc thiết kế cảng bởi vì cần thoả mãn điều kiện tăng đến mức lớn nhất lượng hàng qua cảng nhưng lại sử dụng tối thiểu các thiết bị của cảng. Muốn vậy, phải thực hiện các biện pháp có hiệu quả nhất, tiên tiến nhất trong công tác bốc xếp, tăng năng xuất các thiết bị bốc xếp và vân chuyển, giảm thời gian chờ đợi tàu bè và các phương tiện giao thông trên bộ.

* Ảnh hưởng của hàng hoá đến thiết kế cảng

+ Loại hàng: ảnh hưởng đến việc mua sắm thiết bị xếp dỡ, vận chuyển, kết cấu kho bãi, hình thức bảo quản và việc sắp xếp vị trí các bến trên toàn bình đồ cảng

+ Luồng hàng: ảnh hưởng đến việc phân các khu vực hàng hoá ở trong cảng.

+ Lượng hàng: qui định loại tàu, cỡ trọng tải của tàu, qui mô công trình bến, kích thước công trình bến, số lượng bến, diện tích khu đất, khu nước, lựa chọn năng suất và số lượng của các thiết bị xếp dỡ, vận chuyển.

Câu 5: Trình bày về các cách phân loại tàu và các kích thước chính của tàu

1. Phân loại tàu

* Theo công dụng

– Tàu quân sự

– Tàu dân sự gồm:

+ Tàu chở hàng.

+ Tàu chở khách.

+ Tàu phục vụ.

+ Tàu kỹ thuật.

+ Tàu đánh cá.

* Theo phạm vi chạy tàu

– Tàu biển: kích thước lớn, mớn nước sâu, độ vững chắc của thân tàu lớn, các  thiết bị hàng hải hiện đại.

– Tàu nội địa(tàu sông).

* Theo cách chuyển động

– Tàu tự hành.

– Tàu không tự hành.

  1. Các kích thước chính của tàu gồm

– Chiều dài (Length)

– Chiều rộng (Breadth)

– Chiều cao mạn khô (Free-board)

– Chiều cao (Height)

– Mớn nước (Draft)

Mỗi kích thước này lại có 2 giá trị:

+ Kích thước tính toán dùng để tính toán thiết kế tàu, tính toán ổn định tàu…

+ Kích thước lớn nhất dùng để tính toán  thiết kế các công trình của cảng.

Các đặc trưng kích thước của tàu được thể hiện trên hình vẽ.

Đề Cương Công Trình Cảng

Hình 2-3. Các đặc trưng thông số chính của tàu.

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here