Nguyên Lý Thống Kê

0
30821
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6: Các phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê? Cho ví dụ.

  1. Phương pháp thu thập trực tiếp:
  • Khái niệm: Là phương pháp điều tra thu thập tài liệu điều tra, trong đó điều tra viên phải trực tiếp quan sát, tiếp xúc với đối tượng điều tra để trực tiếp thu thập, ghi chép điều tra hoặc giám sát theo dõi điều tra, đôn đốc những người được huy động tham gia thực hiện tốt các công việc điều tra.
  • Phương pháp điều tra trực tiếp thực hiện theo các hình thức đăng ký trực tiếp, phỏng vấn trực diện, phỏng vấn qua điện thoại
  • Ưu điểm: Độ chính xác cao, kịp thời phát hiện sai sót và bổ sung.
  • Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, công sức, tốn kém nhiều chi phí.
  1. Phương pháp điều tra gián tiếp:
  • Khái niệm: Là phương pháp điều tra, thu thập tài liệu điều tra, trong đó điều tra viên không trực tiếp tiếp xúc với đối thượng điều tra, không trực tiếp làm các công việc điều tra.
  • Phương pháp điều tra gián tiếp thực hiện thu thập tài liệu điều tra theo hình thức tự đăng ký kê khai, ghi báo theo yêu cầu ghi trong phiếu điều tra hoặc biểu mẫu thống kê gửi theo bưu điện về nơi điều tra, hoặc thu thập, ghi chép tài liệu qua hệ thống chứng từ, sổ sách và biểu mẫu báo cáo thống kê.
  • Ưu điểm: dễ tổ chức thực hiện, tiết kiệm chi phí.
  • Nhược điểm: Kết quả thu thập chậm, không đầy đủ, tính chính xác không cao,khó phát hiện sai sót, khó sửa chữa.

 

Câu 7: Sai số trong điều tra thống kê?

  1. Khái niệm: Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa trị số thu thập được trong điều tra với trị số thực tế của đơn vị điều tra.
  2. Phân loại:
  • Sai số do đăng kí: là loại sai số phát sinh do xác định và ghi chép dữ liệu không chính xác. Nguyên nhân dẫn đến sai số là:
  • Vạch kế hoạch điều tra sai hoặc không khoa học, không sát với thực tế của hiện tượng.
  • Do trình độ của nhân viên điều tra, không hiểu chính xác nội dung các câu hỏi, không biết cách khai thác dữ liệu.
  • Do đơn vị điều tra không hiểu câu hỏi nên trả lời sai.
  • Do ý thức, tinh thần trách nhiệm của nhân viên điều tra hoặc của đơn vị điều tra thấp dẫn đến xác định, cung cấp hoặc ghi chép sai.
  • Do dụng cụ đo lường không chính xác.
  • Do công tác tuyên truyền, vận động không tốt dẫn đến đơn vị điều tra không hiểu hết mục đích điều tra nên cung cấp dữ liệu không đúng.
  • Do thiếu tính trung thực, khách quan nên cố tình cung cấp hoặc ghi chép sai.
  • Do lỗi in ấn biểu mẫu, phiếu và bản giải thích sai.
  • Sai số do tính chất đại biểu: là loại sai số xảy ra trong điều tra không toàn bộ ,nhất là trong điều tra chọn mẫu. Nguyên nhân dẫn đến sai sót là do việc lựa chọn đơn vị điều tra thực tế không có tính đại diện cao
  1. Biện pháp hạn chế sai sô trong điều tra thống kê:
  • Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra: chọn, huấn luyện, kiểm tra nhân viên, in ấn chính xác phiếu và các tài liệu hướng dẫn, phổ biến mục tiêu, ý nghĩa của cuộc khảo sát.
  • Tiến hành kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra: tiến hành chọn ra 20% – 30% số phiếu để kiểm tra thật sự đối tượng có được khảo sát và phỏng vấn hay không, kiểm tra về mặt logic của dữ liệu bằng cách đọc soát nghiệm thu từng phiếu.
  • Làm tốt công tác tuyên truyền đối với các đơn vị được điều tra và nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với nhân viên điều tra (điều kiện làm việc, thời gian, thù lao, chế độ thưởng phạt…)

 

Câu 8: Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ phân loại phân tổ thống kê?

  1. Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau.
  2. Ý nghĩa:
  • Là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê, là một trong những phương pháp quan trọng được dùng trong phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp thống kê khác.
  • Là phương pháp nhằm nghiên cứu 1 cách kết hợp giữa cái chung và cái riêng.
  • Là phương pháp được vận dụng phổ biến nhất trong mọi trường hợp nghiên cứu kinh tế-xã hội vì nó đơn giản,dễ hiểu và có tác dụng phân tích sâu sắc.
  1. Nhiệm vụ:
  • Phân tổ thống kê phải thực hiện việc phân chia các loại hình kinh tế- xã hội của hiện tượng nghiên cứu.
  • Phải biểu hiện được kết cấu của hiện tượng nghiên cứu
  • Phải biểu hiện được mối liên hệ giữa các tiêu thức.

Câu 9: Trình bày các bước tiến hành phân tô thống kê? Cho ví dụ minh họa.

Bước 1: Lựa chọn tiêu thức phân tổ

  • Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được lựa chọn là căn cứ để tiến hành phân tổ.
  • Để lựa chọn tiêu thức phân tổ chính xác phải đảm bảo các yêu cầu sau:
  • Dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắ để chọn tiêu thức bản chất nhất, phù hợp với mục đích nghiên cứu. Tiêu thức bản chất nhất là tiêu thức nói lên bản chất của hiện tượng nghiên cứu, phản ánh đặc trưng cơ bản của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
  • Căn cứ vào điều kiện cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để chọn ra tiêu thức phân tổ thích hợp
  • Tùy theo điều kiện tài liệu thực tế mà quyết định phân tổ hiện tượng theo 1 hay nhiều tiêu thức.

Bước 2: Xác định số tổ và khoảng cách tổ

  • Số tổ được xác định tùy thuộc vào tiêu thức phân tổ là tiêu thức thuộc tính (dữ liệu định tính) hay tiêu thức số lượng (dữ liệu định lượng).
  • Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính: Trong trường hợp này các tổ được hình thành không phải do sự khác nhau về các lượng biến của tiêu thức, mà thường là do các loại hình khác nhau.
  • Khi các loại hình tương đối ít thì mỗi loại hình có thể hình thành nên một tổ.

VD: Khi phân tổ tổng thể nhân khẩu theo giới tính thì sẽ chia tổng thể đó thành 2 tổ là Nam và Nữ, hoặc phân tổ các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế.

  • Khi các loại hình thực tế nhiều ta có thể nhóm một số loại hình giống nhau hoặc gần giống nhau ở một đặc điểm nào đó vào cùng một tổ.

VD: Phân tổ nhân khẩu theo nghề nghiệp, phân tổ các mặt hàng theo giá trị sử dụng,…

Quảng Cáo
  • Phân tổ theo tiêu thức số lượng:
  • Khi tiêu thức số lượng có ít trị số thì mỗi lượng biến hình thành nên một tổ.

VD: phân tổ hộ gia đình theo tiêu thức số con trong hộ gia đình

  • Khi tiêu thức số lượng có nhiều trị số thì chia thành phân tổ mở hoặc phân tổ có khoảng cách tổ.

VD: phân tổ dân số theo độ tuổi, phân tổ công nhân theo năng suất lao động,…

Trong trường hợp này ta phân tổ:

  • Phân tổ có khoảng cách tổ và mỗi tổ có hai giới hạn:
  • Giới hạn dưới (xdưới) là trị số nhỏ nhất của tổ hay nói cách khác là lượng biến nhỏ nhất để làm cho tổ đó được hình thành.
  • Giới hạn trên (xtrên) là trị số lớn nhất của tổ hay là lượng biến lớn nhất nếu bằng hoặc vượt quá giới hạn đó thì chất của tổ thay đổi và chuyển thành tổ khác.
  • Khoảng cách tổ h= xtrên – xdưới là trị số chênh lệch giữa giới hạn trên và dưới của mỗi tổ.
  • Có 2 loại khoảng cách tổ: khoảng cách tổ đều và khoảng cách tổ không đều. Trên cơ sở đó hình thành phân tổ có khoảng cách tổ đều và phân tổ có khoảng cách tổ không đều.
  • Khoảng cách tổ:

Trong đó:             h là khoảng cách tổ.

Xmax là trị số quan sát lớn nhất (lượng biến lớn nhất) của tiêu thức phân tổ.

Xmin là trị số quan sát nhỏ nhất (lượng biến nhỏ nhất) của tiêu thức phân tổ.

k là số tổ định chia.

Khoảng cách tổ:

  • Phân tổ mở: Là phân tổ mà tổ đầu tiên không có giới hạn dưới, tổ cuối cùng không có giới hạn trên, các tổ còn lại có thể có khoảng cách tổ đều hoặc không đều. Mục đích của phân tổ mở là để tổ đầu tiên và tổ cuối cùng chứa được các đơn vị có trị số lượng biến đột biến, nghĩa là lượng biến nhỏ bất thường hoặc lớn bất thường và tránh việc hình thành quá nhiều tổ.

Bước 3: Phân phối các đơn vị vào từng tổ

  • Việc phấn phối các đơn vị vào từng tổ căn cứ vào lượng biến của từng đơn vị tổng thể, vào số tổ và khoảng cách tổ đã xác định ở trên.
  • Số lượng đơn vị của từng tổ nhiều hay ít, phân phối dạng nào là cơ sở để biểu hiện và phân tích đặc điểm cơ bản của hiện tượng.

 

Câu 10: Khái niệm, ý nghĩa đặc điểm và các loại số tuyệt đối?

  • Khái niệm: Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô,khối lượng của hiện tượng kinh tế-xã hội số lớn trong thời gian và địa điểm cụ thể.

 

  • Ý nghĩa:
  • Số tuyệt đối trong thống kê có ý nghĩa quan trọng với mọi công tác quản lý kinh tế- xã hội
  • Qua các số tuyệt đối có thể xác định được cụ thể nguồn tài nguyên của đất nước, khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế quốc dân, các kết quả phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
  • Là cơ sở để tiến hành phân tích thống kê, xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
  • Đặc điểm:
  • Mỗi số tuyệt đốitrong thống kê bao hàm 1 nội dung kinh tế cụ thể trong điều kiện thời gian và địa điểm nhất định.
  • Số tuyệt đối không phải là 1 con số được lựa chọn tùy ý mà nó là kết quả có được thông qua điều tra thực tế hoặc sử dụng các phương pháp điều tra.
  • Mỗi số tuyệt đối thống kê đều có đơn vị tính.
  • Các loại số tuyệt đối:
  • Số tuyệt đối thời điểm: phản ánh quy mô,khối lượng của hiện tượng tại 1 thời điểm nhất định. Không thể cộng các số tuyệt đối thời điểm của cùng một chỉ tiêu lại với nhau.
  • Số tuyệt đối thời kỳ: phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định. Số tuyệt đối thời kỳ của cùng một chỉ tiêu có thể cộng với nhau để có được trị số của thời kỳ dài hơn, thời kỳ nghiên cứu càng dài thì trị số của chỉ tiêu càng lớn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here