Nguyên Lý Thống Kê

0
30776
Nguyên Lý Thống Kê
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Đại Học Hàng Hải (Vimaru)

Phần 1: Bài Tập

Các dạng bài tập môn Nguyên Lý Thống Kê: Nhấp vào đây để tải xuống  [dự phòng: Here]

Hướng dẫn giải bài tập: Nhấp vào đây để tải xuống [dự phòng: Here]

Lưu ý: Phần hướng dẫn giải do một sinh viên làm, vì vậy sai sót (nếu có) vẫn có thể tồn tại. Các bạn hãy tham khảo và chỉnh sửa nhé!

Phần 2: Lý Thuyết

Các bạn lưu ý là nên tải bản pdf về máy nhé! Đây là đề cương có nhiều công thức phức tạp, file pdf đã được chỉnh lý rõ ràng nhất cho các bạn!!!


[Nhấp vào đây để tải phiên bản 1 NGẮN GỌN][dự phòng: Here]

[Nhấp vào đây để tải phiên bản 2 CỰC CHI TIẾT][dự phòng: Here]

Quảng Cáo

Câu 1: Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của thống kê học?

  1. Khái niệm: Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của các hiện tượng kinh tế- xã hội, tự nhiên, kỹ thuật để tìm hiểu bản chất, tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
  2. Đối tượng nghiên cứu: Thống kê nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế- xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể:
  • Hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội, thống kê nghiên cứu bao gồm:
  • Điều kiện thời gian, địa điểm: ở mỗi thời gian khác nhau thì con số (mặt lượng) luôn khác nhau.
  • Nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất: mỗi hiện tượng kinh tế xã hội luôn có 2 mặt
  • Chất để phân biệt nó với cái khác.
  • Lượng thể hiện quy mô, trình độ phát triển
  • Thống kê nghiên cứu mặt lượng nhưng chất và lượng không thể tách rời nhau.
  • Thống kê nghiên cứu mặt lượng của các hiện tượng kinh tế- xã hội phải đặt trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của chúng.
  • Hiện tượng số lớn: các hiện tượng kinh tế- xã hội chịu tác động của nhiều nhân tố:
  • Nhân tố tất nhiên: bản chất, tính quy luật.
  • Nhân tố ngẫu nhiên: hiện tượng phát triển lệch khỏi tính quy luật.
  • Khi nghiên cứu số lớn các hiện tượng các nhân tốc tác động ngẫu nhiên sẽ tác động triệt tiêu nhau chỉ còn lại tác động tất nhiên. Từ đó ta thấy được bản chất, tính quy luật của hiện tượng.
  • Mặt lượng của các hiện tượng thay đổi theo thời gian và không gian. Vì vậy khi nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế- xã hội phải gắn với thời gian và địa điểm cụ thể.

 

Câu 2: Các khái niệm, phân loại tổng thể thống kê, tiêu thức thống kê và chỉ tiêu thống kê? Cho ví dụ minh họa.

 

  1. Tổng thể thống kê:
  • Khái niệm: là tập hợp các đơn vị (phần tử) thuộc hiện tượng nghiên cứu, cần quan sát, thu thập và phân tích mặt lượng của chúng theo một hoặc một số tiêu thức nà đó.
  • Phân loại:
  • Theo sự nhận biết trực quan
  • Tổng thể bộc lộ: là tổng thể mà ta có thể nhận biết được số đơn vị tổng thể bằng trực quan.
  • Tổng thể tiềm ẩn: là tổng thể mà ta không thể nhận biệt số đơn vị bằng trực quan.
  • Theo mục đích nghiên cứu
  • Tổng thể đồng chất: Là tổng thể bao gồm các đơn vị giống nhau ở một hoặc một số đặc điểm chủ yếu có liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu.
  • Tổng thể không đồng chất: là tổng thể bao gồm các dơn vị khac nhau ở đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu.
  1. Tiêu thức thống kê:
  • Khái niệm: Là đặc điểm của đơn vị tổng thể được chọn ra để nghiên cứu.
  • Phân loại:
  • Tiêu thức thuộc tính: là tiêu thức phản ánh tính chất hay loại hình của đơn vị tổng thể, không có biểu hiện trực tiếp bằng các con số.
  • Tiêu thức số lượng: là tiêu thức có thể biểu hiện trực tiếp bằng các con số và có thể cân, do, đong, đếm được của từng đơn vị tổng thể.
  • Các trị số cụ thể khác nhau của tiêu thức số lượng gọi là lượng biến. Gồm:
  • Lượng biến rời rạc: là lượng biến mà các giá trị có thể có của nó là hữu hạn hay vô hạn và có thể đếm được.
  • Lượng biến liên tục: là lượng biến mà các giá trị có thể có của nó có thể lấp kín cả một khoảng trên trục số.
  • Khi nghiên cứu các nhân khẩu, mỗi nhân khẩu có các tiêu thức như: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, dân tộc….
  1. Chỉ tiêu thống kê:
  • Khái niệm: là các trị số phản ánh mặt lượng gắn với mặt chất của các hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
  • Phân loại:
  • Chỉ tiêu khối lượng: là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của tổng thể.
  • Chỉ tiêu chất lượng: là chỉ tiêu phản ánh tính chất, trình độ phổ biến, quan hệ so sánh trong tổng thể

VD: tổng sản lượng, tổng doanh thu,… của 1 doanh nghiệp vận tải trong 1 năm.

 

Câu 3: Thang đo trong thống kê

Nội dung Khái niệm Đặc điểm Ví dụ
1.Thang đo định danh là loại thang đo dùng cho các tiêu thức thuộc tính, mà các biểu hiện của dữ liệu không có sự hơn kém,khác biệt về thứ bậc ,không theo 1 trình tự xác định nào.

 

Giữa các con số ở đây không có sự hơn kém ,không thực hiện được các phép toán thống kê .chỉ dùng để đếm tần số xuất hiện của từng biểu hiện Giới tính:nam kí hiệu số 1.nữ kí hiệu số 2
2. Thang đo thứ bậc là loại thang đo thường được sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính mà các biểu hiện của dữ liệu có sự hơn kém,khác biệt về thức bậc. Giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ thứ bậc hơn kém,sự chênh lệch giữa các biểu hiện không nhất thiết phải bằng nhau. Danh hiệu học sinh:giỏi, xuất sắc, khá…
3.Thang đo khoảng Là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều nhau nhưng không có điểm gốc là 0. Có thể đánh giá được mức độ hơn kém cụ thể về mặt lượng,luôn có đơn vị đo và được sử dụng cho các tiêu thức số lượng. Thang đo nhiệt độ không khí
4.Thang đo tỉ lệ Là thang đo khoảng với giá trị 0 tuyệt đối được coi là điểm xuất phát của độ dài đo lường trên thang. Là loại thang đo định lượng chặt chẽ nhất Đơn vị đo vật lý thông thường: kg.mét….

 

Câu 4: Khái niệm, ý nghĩa và các yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê.

  1. Khái niệm: Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học với 1 kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể về thời gian và không gian.
  2. Ý nghĩa:
  • Tài liệu do điều tra thống kê thu được là căn cứ tin cậy để kiểm tra, đánh giá thực trạng hiện tượng nghiên cứu, đánh giá tfnh hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của từng đơn vị, từng địa phương và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
  • Điều tra thống kê cung cấp những luận cứ xác đáng cho việc phân tích, phát hiện, tìm ra những yếu tố tác dộng, những yếu tố quyết định sự biến đổi của hiện tượng nghiên cứu.
  • Những tài liệu điều tra thống kê là căn cứ vững chắc cho việc phát hiện, xác định xu hướng, quy luật biến động của hiện tượng và dự đoán xu hướng biến động của hiện tượng tương lai.
  1. Các yêu cầu cơ bản:
  • Trung thực: Người điều tra phải trung thực ghi chép đúng những điều đã nghe, đã thấy. không đặt những câu hỏi mang tính chủ quan. Không đưa ra những gợi ý có thể gây ảnh hưởng tới người cung cấp thông tin. Người cung cấp thông tin phải cung cấp thông tin xác thực, không che dấu, nghiêm cấm khai man.
  • Chính xác, khách quan: Tài liệu thu thập được phải phản ánh đúng tình hình thực tế khách quan của hiện tượng nghiên cứu. Đòi hỏi người điều tra phải có trình độ chyên môn.
  • Kịp thời: Tài liệu điều tra phải có tính nhạy bén, phản ánh mọi sự biến động của hiện tượng nghiên cứu đúng lúc cần thiết. Đòi hỏi phải cung cấp thông tin đúng thời hạn của điều tra thống kê.
  • Đầy đủ: Tài liệu điều tra phải thu thập đúng nội dung và số đơn vị tổng thể dã quy định trong phương án điều tra.

 

Câu 5: Các loại điều tra trong thống kê? Cho ví dụ minh họa.

  • Căn cứ vào tính liên tục, tính hệ thống của các cuộc điều tra:
  • Điều tra thường xuyên: là việc tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu 1 cách liên tục, có hệ thống và thường là quan sát quá trình biến động của hiện tượng. Điều tra thương xuyên thu thập được số liệu theo quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng một cách tỉ mỉ, là cơ sở chủ yếu để lập các báo cáo thống kê theo định kỳ, là công cụ để theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.

VD: điều tra số lượng  hàng hóa tồn kho…

  • Điều tra không thường xuyên: là việc thu thập,ghi chép dữ liệu ban đầu một cách không liên tục mà chỉ tiến hành khi có nhu cầu nghiên cứu hiện tượng. Dữ liệu của điều tra không thường xuyên phản ánh trạng thái hiện tượng tại thời điểm nhất định, chỉ được vận dụng với những hiện tượng ít biến đổi, không cần theo dõi thời xuyên.

VD: điều tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm…

  • Căn cứ vào phạm vi của đối tượng điều tra:
  • Điều tra toàn bộ: là việc tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu trên tất cả các đơn vị của tổng thể nghiên cứu.

VD: tổng điều tra dân số, tổng điều tra vốn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp…

  • Ưu điểm: Cung cấp thông tin thống kê đầy đủ, toàn diện và trực tiếp.
  • Nhược điểm: Đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn, số người tham gia đông, thời gian dài.
  • Điều tra không toàn bộ: là việc tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu trên một số đơn vị được chọn ra từ toàn bộ các đơn vị thuộc tổng thể nghiên cứu.
  • Ưu điểm: tiết kiệm thời gian, chi phí.
  • Nhược điểm: luôn phát sinh sai số.
  • Các hình thức:
  • F Điều tra chuyên đề: là tiến hành điều tra trên một số rất ít các đơn vị của tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu nhiều khía cạnh của đối tượng đó. Mục đích là để khám phá, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng nghiên cứu nhằm rút ra vấn đề cốt lõi, tìm ra những bài học kinh nghiệm chung để chỉ đạo phong trào

VD: điều tra năng suất thu hoạch lúa,…

  • F Điều tra chọn lọc: được thực hiện bằng cách chọn ra một số phần tử hay đơn vị thuộc tổng thể đơn vị nghiên cứu để thu thập dữ liệu thực tế.

VD: điều tra chất lượng sản phẩm,…

  • F Điều tra trọng điểm: là tiến hành thu thập dữ liệu trên bộ phận chủ yếu nhất, tập trung nhất trong toàn bộ tổng thể nghiên cứu.

VD: điều tra nguyên liệu trồng chè tại Thái Nguyên….

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here