Địa Lý Vận Tải Biển

0
10387
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 16: Trình bày cách tính mớn nước tối đa cho phép tàu ra vào cảng với khối lượng hàng hoá cần chuyển tải.

Công thức các bạn học theo sách nhé!

Câu 17: Đặc điểm thuỷ triều ở vùng biển Việt Nam:

  • Vùng biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá thuỷ triều mang tính chất nhật triều thuần nhất, càng về phía Nam thì tính chất nhật triều thuần nhất càng giảm. Ở phía Nam Thanh Hoá chỉ có khoảng 18-22 ngày là Nhật triều còn lại là bán Nhật Triều

Độ lớn thuỷ triều:

+ Nước lớn: 2.6-3.6m

+ Nước ròng: 0.5-1.0m

  • Vùng biển từ Nghệ An Hà Tĩnh tới Bắc đến Bắc Quảng Bình, chế độ Nhật Triều không đều, số ngày nhật triều chiếm ½ số ngày trong tháng.

Độ lớn thuỷ triều vùng biển này giảm dần từ Bắc vào Nam

Nước lớn : 2.5-1.2m

Quảng Cáo
  • Nam Quảng Bình đến Thuận An (Huế): chế độ nhật triều không đều.

Độ lớn thuỷ triều vùng biển này giảm dần từ Bắc vào Nam

Nước lớn: 1.1-0.6m

  • Tại Thuận An và vùng lân cận: chế độ bán nhật triều đều

Độ lớn thuỷ triều

Nước lớn: 0.4-0.5m

  • Phía nam Thừa Thiên Huế: bán nhật triều không đều

Độ lớn thuỷ triều

Nước lớn: 0.8-1m

  • Bắc Quảng Nam Đà Nẵng

Độ lớn thuỷ triều

Nước lớn: 1.0-1.2m

  • Nam Quảng Nam Đà Nẵng – Khánh Hoà: chế độ bán nhật triều không đều

Độ lớn thuỷ triều càng về phía nam độ lớn thuỷ triều càng tăng

Nước lớn: 1.2-2m

  • Ninh Thuận – Cà Mau, Kiên Giang: có chế độ bán nhật triều không đều.

Độ lớn thuỷ triều

Nước lớn : 2-2.5m

Câu 18: Khái niệm Hải Lưu và ảnh hưởng của Hải Lưu đối với tàu và cảng biển.

Khái niệm

Hải Lưu là các dòng chảy với tốc độ và phương hướng tương đối ổn định trên các đại dương.

Ảnh hưởng:

  • Đối với tàu

Đẩy lệch hướng đi của tàu, đặc biệt là các tàu nhỏ.

Làm giảm tốc độ của tàu khi đi ngược dòng

Làm giảm tầm nhìn tại nơi giao của hai dòng ôn lưu và hàn lưu do sương mù.

Kéo theo những núi băng trôi từ cực về gây nên tai nạn khủng khiếp cho tàu.

– Đối với cảng

Ôn lưu (xuất phát từ xích đạo) có tác dụng tốt với cảng ở vùng vĩ độ cạo, kéo dài thêm thời gian khai thác của các cảng này.

Những hải lưu địa phương chảy gần bờ gây khó khăn cho tàu ra vào cảng. Đồng thời kéo sa bồi, phù sa bồi lấp luồng ra vào cảng. Ảnh hưởng đến việc khai thác cảng, nhiều khi phải tiến hành công tác nạo vét rất tốn kém.

Câu 19: Ảnh hưởng của sóng biển đối với tàu?

– Sóng làm giảm tốc độ của tàu

– Tàu trực tiếp bị sóng va đập và không có cách nào tránh khỏi. Sóng vỗ vào thân tàu làm cho tàu bị lắc, kết quả là làm giảm tốc độ, tăng chi phí nhiên liệu . giảm khả năng vận chuyển của tàu làm giá thành vận chuyển tăng lên. Ngoài ra sóng biển còn có thể làm cho chìm tàu.

– Ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của thuyền viên, hành khách.

Câu 20: Ảnh hưởng của sóng biển đối với cảng?

– Gây lụt lội, nước tràn qua các bãi, các công trình bị ngập khi nước dâng lên

– Tác động xói mòn: sóng làm xói lở các cồn, đập đá và các công trinhg khác của cảng.

– Tác động phá huỷ: dưới sức gây công phá của sóng, các công trình có thể bị phá vỡ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here