Địa Lý Vận Tải Biển

0
10381
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6: Định nghĩa và phân loại khí đoàn theo nguồn gốc phát sinh.

Khái niệm: Khí đoàn là một mảng không khí lớn mà trong đó các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm, độ ổn định biến đổi không lớn, tương đối đều đặn theo chiều ngang.

Phận loại theo nguồn gốc phát sinh:

  • Khí đoàn Bắc Cực (Ardic air)
  • Khí đoàn biển địa cực (Maritime polar air)
  • Khí đoàn địa cực đại lục (Continental polar air)
  • Khí đoàn biển nhiệt đới (Maritime tropical air)
  • Khí đoàn đại lục nhiệt đới (Continental tropical air)
  • Khí đoàn xích đạo (Equatorial air)

Câu 7: Gió mùa ở biển Đông và nguyên nhân hình thành gió Hải Lục

Gió mùa ở biển Đông:

Trên biển Đông, gió mùa đông bắc thịnh hành nhất vào tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau hàng năm. Tháng 3 là thời kì gió mùa đông bắc suy yếu, bắt đầu tháng 4 dần dần chuyển thành gió mùa tây nam. Dọc bờ biển nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa đông bắc thường kéo theo không khí lạnh, bầu trời u ám, đôi khi có mưa.

Gió mùa tây nam ở biển Đông thường thổi từ Ấn Độ Dương khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, thỉnh thoảng kèm theo mưa nhỏ. Tháng 9 là thời kì thịnh hành gió mùa tây nam. Tháng 10 là thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió. Gió mùa tây nam ảnh hưởng chủ yếu ở phía nam và miền trung nước ta.

Nguyên nhân

Quảng Cáo

Ở khu vực tiếp giáp giữa lục địa và biển, ban ngày gió thổi từ biển vào lục địa, ban đêm thổi từ lục địa ra biển, gió này đổi hướng theo chu kì ngày và đêm nên được gọi là gió hải lục.

Nguyên nhân chính là vào ban ngày mặt đất hấp thụ nhiệt độ nhanh hơn mặt biển, khí áp trên lục địa thấp hơn trên biển, do đó hình thành gió thổi từ biển vào lục địa, gọi là gió biển.

Về đêm, nhiệt độ trên lục địa giảm xuống rất nhanh , còn trên mặt biển thì nhiệt độ giảm xuống chậm hơn, cho nên hình thành gió thổi từ lục địa ra biển, gọi là gió lục địa.

Câu 8: Xoáy ôn đới trên khu vực Thái Bình Dương?

Trên Thái Bình Dương có rất nhiều xoáy ôn đới phát sinh từ lục địa. Khi các xoáy này dịch chuyển đến vùng biển đông và nam Nhật Bản thì cường độ phát triển của chúng trở lên mạnh, sau đó dịch chuyển đến quần đảo Aleutian (1 quần đảo gồm 150 đảo nhỏ phía Tây Nam Alaska). Xoáy ôn đới xuất hiện ở Tây Thái Bình Dương và vùng biển Trung Quốc thường liên tục hết đợt này đến đợt khác hình thành một chuỗi xoáy ôn đới gồm từ 2-5 xoáy. Loại xoáy ôn đới này có ảnh hưởng rất nhiều đến các tuyến hàng hải giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ (Bắc Mỹ)

Ở Nam Thái Bình Dương, xoáy ôn đới phát sinh nhiều nhất trên vùng biển Australia và nam Châu Mỹ, chúng cũng dịch chuyển từ tây sang đông, mùa hạ và thu ít nhất, tốc độ dịch chuyển 30-40km/h .

Câu 9: Điều kiện cơ bản của để hình thành xoáy nhiệt đới và bão.

  • Nhiệt độ bề mặt đại dương 27,5 độ C: làm cho không khí ở tầng thấp có nhiệt độ cao dễ bốc lên cao, đồng thời hơi nước nhiều dễ phát nhiệt lượng để hình thành tâm xoáy nhiệt đới.
  • Tại hải vực nhiệt đới ở vĩ tuyến trên 5 độ: bão xoáy cần có tác dụng của lực gây lệch hướng của trái đất, ở vĩ độ dưới 5 độ lực gây chệch hướng quá nhỏ không duy trì được bão xoáy.
  • Khu vực hội tụ khí lưu gần vĩ tuyến 12-15 độ: cần sự hội tụ ở không gian tầng thấp và phân kì ở không gian tầng cao, khu vực này là khu vực hội tụ khiến không khí bốc lên.
  • Cần có chênh lệch nhỏ về tốc độ gió tầng cao và tầng thấp: tạo nên 1 kết cấu khó tổn thất nhiệt lượng, duy trì trung tâm ấm cần thiết cho sự tồn tại của bão.

Câu 10: Phân chia khu vực trong vùng bão nhiệt đới.

Khu vực

Thời tiết

Khu vực vòng ngoài Khu vực gió lớn Khu vực cuộn xoáy Khu vực mắt bão
Sức gió Dưới cấp 6 Cấp 6-7 Trên cấp 8, sóng gió dữ dội, sức gió không đối xứng, bán vòng bên trái gió nhỏ, bên phải gió to Yếu
Sóng Sóng do gió không lớn, sóng lừng rõ rệt Sóng do gió và sóng lừng đều rõ rệt Sóng biển cuồn cuộn Sóng từ các hướng đổ về hình thành sóng tam giác, vô cùng nguy hiểm
Mưa Nói chung không mưa Mưa từng cơn Mưa như trút Đôi khi có mưa

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here