Địa Lý Vận Tải Biển

0
10300
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 11: Thông tin an toàn hàng hải (MSI – Maritime Safety Information)

Hệ thống Đài TTDH VN phát quảng bá các loại tin an toàn hàng hải phục vụ cho việc hành hải của các tàu thuyền trên biển được an toàn, gồm các loại tin:

  • Cảnh báo hàng hải (gồm các báo hiệu hàng hải, thông báo độ sâu luồng, chướng ngại nguy hiểm, cướp biển…)
  • Cảnh báo khi tượng biển (gồm các tin bão, áp thấp nhiệt đới, thời tiết nguy hiểm)
  • Các thông tin liên quan đến tìm kiếm cứu nạn trên biển.
  • Các thông tin an toàn hàng hải được phát sóng qua các phương thức:
  • Thoại: kênh 16
  • Navtex: tần số 4209.5 kHz và 518 kHz
  • SafetyNET (Inmarsat)

Câu 12: Cấu trúc chung của hệ thống cứu nạn và an toàn hàng hải toàn cầu GMDSS

Cấu trúc chung:

  1. Mạng lưới quốc gia và quốc tế
  2. Các trạm mặt đất – Đài vệ tinh Inmarsat, Đài LUT/MCC
  3. Các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn
  4. Vệ tinh địa tĩnh INMARSAT
  5. Vệ tinh COSPAS SARSAT
  6. Đài TTDH bờ biển (HF, MF, VHF)
  7. Các tàu SAR, các thiết bị trên tàu gồm radio MF, HF, VHF, các thiết bị NAVTEX
  8. Phao EPIRB
  9. Các thiết bị SART
  10. Các tàu hàng hải ở gần tàu bị nạn.
  11. Tàu bị nạn.

Câu 13: Khái quát hoạt động an toàn và cứu nạn trên biển của hệ thống cứu nạn và an toàn hàng hải toàn cầu GMDSS.

Giả sử có một tàu bị lâm nạn trên biển, đầu tiên từ trên tàu các tín hiệu cấp cứu lập tức được thuyền trưởng tàu bị nạn truyền phát đi thông qua các thiết bị vô tuyến trên tàu, đồng thời các tín hiệu đó cũng sẽ được hệ thống phao EPIRB tự động phát đi (nếu các tàu chẳng may bị đắm). Ngay lập tức các tín hiệu này sẽ được INMARSAT, COSPAS SARSAT, cùng các tàu hành hải lân cận và các đài TTDH gần đó nhất tiếp nhận.

Đến lượt mình, hệ thống INMARSAT, COSPAS SARSAT lập tức truyền phát tín hiệu cấp cứu mà mình tiếp nhận được về các trạm mặt đất và trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn và tất cả các tàu hành hải lân cận.

Như vậy, trong một khoảng thời gian rất ngắn, một hệ thống liên lạc toàn cầu đã được lưu thông (kết nối thông tin), các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm và cứu nạn bắt đầu triển khai ngay công việc tìm kiếm và cứu nạn bằng cách gửi đi lập tức các tàu dịch vụ SAR ra hiện trường tai nạn. Trong các tín hiệu cấp cứu từ tàu hoặc phao EPIRB đều có thông báo vị trí tàu bị nạn, còn các thiết bị SART phát các tín hiệu nhận dạng giúp tàu dịch vụ SAR, các tàu lân cận tiếp nhận nhanh chóng tàu bị nạn và thực hiện cấp cứu.

Câu 14: Các vùng hoạt động cua tàu và hệ thống AIS:

Các vùng hoạt động của tàu:

Quảng Cáo
  • Vùng biển A1 là vùng nằm trong phạm vi phủ sóng vô tuyến điện thoại VHF của ít nhất 1 đài TTDH ven biển.
  • Vùng biển A2 là vùng, trừ vùng biển A1, nằm trong phạm vi phủ sóng vô tuyến điện thoại MF của ít nhất 1 đài TTDH ven biển.
  • Vùng biển A3 là vùng, trừ vùng biển A1 và A2, nằm trong phạm vi phủ sóng vô tuyến điện thoại của 1 vệ tinh địa tĩnh INMARSAT.
  • Vùng biển A4 là vùng nằm ngoài các vùng biển A1, A2 và A3.

Hệ thống AIS:

Hiện nay hệ thống AIS đang được áp dụng rộng rãi trong ngành hàng hải. AIS dùng công nghệ thông tin truyền giữa các thiết bị trên tàu và đất liền bằng truyền dẫn vệ tinh và trên làn sóng điện dải tần số cực cao VHF, hệ thống hoạt động liên tục 365/365 ngày trong năm, 24/24 giờ trong ngày. Các tàu hay các đối tượng hàng hải liên quan được lắp đặt hệ thống AIS sẽ được liên tục có chu kì phát các thông tin về tàu mình và các thông tin an toàn hàng hải, trao đổi thông tin với các tàu khác hay với các đài trên đất liên được trang bị AIS.

Câu 15: Ảnh hưởng của thuỷ triều đối với tàu và cảng biển.

Đối với tàu:

  • Hải lưu do thuỷ triều gây ra có thể làm lệch hướng đi của các tàu nhỏ khi hành hải ở vùng ven bờ.
  • Đối với các tàu lớn thì ảnh hưởng quan trọng hơn là sự thay đổi độ sâu luồng do nước lớn, nước ròng gây ra. Khi chạy gần bờ hoặc khi tầm nhìn ra xa bị hạn chế nếu không nắm vững các điều kiện địa phương, coi thường hiện tượng thuỷ triều có thể làm cho tàu mắc cạn.

Đối với cảng:

  • Khi độ lớn thuỷ triều lớn hơn hoặc bằng 4m hoạt động của các cần trục trong cảng sẽ gặp khó khăn và công tác xếp dỡ có thể bị ngưng trệ.
  • Khi thuỷ triều trùng phương kết hợp với gió lớn hoặc bão đổ bộ thì nước biển sẽ dâng cao và gây những tai hoạ khủng khiếp.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here