Luật Biển

0
5500
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 36. Nêu các quyền của các nước khác trong vùng đặc quyền kinh tế

  • Trong vùng đặc quyền kinh tế , tất cả các quốc gia dù có biển hay không có biển đều được hưởng

+ quyền tự do hang hải

+ quyền tự do hang không

+ quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm

+ quyền tự do sử dụng biển vào mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này phù hợp với các quy định khác của công ước nhất là trong khuôn khổ khai thác các tàu thuyền , phương tiện bay và dây cáp , ống dẫn ngầm, nghiên cứu khoa học biển

  • Quyền của các quốc gia không có biển hay bất lợi về địa lí được ưu tiên tham dự khai thác phần dư đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển. nhưng quyền này thì họ phải chịu những hạn chế nhất định

+ quyền này khó có thể thực hiện được khi nền kinh tế quốc gia ven biển phụ thuộc nặng nề vào việc khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế

+ các quyền này có tính chất cá nhấn và không thể chuyển nhượng cho quốc gia thư 3 hoặc các công dan của họ

Quảng Cáo

+ các hình thức tham dự phải được đàm phán và thông qua bằng 1 thỏa thuận song phương, tiểu khu vực hoặc khu vực

Câu 37. Khái niệm địa lí về thềm lục địa

Giữa lục địa và đại duownh có 1 vùng trung gian . Cấu tạo của vùng trung gian này liên quan mật thiết với lục địa đó là “phần kéo dài tự nhiên lục địa ra biển”, vùng này tương đối bằng phẳng càng xa bờ càng sâu và chấm dứt ở 1 vùng mà về cấu tạo địa chất có những đặc điểm hoàn toàn khác với lục địa đánh dấu chấm dứt “phần kéo dài tự nhiên của lục địa” và biển.

Phần trung gian nói trên được chia làm 3 phần. thềm dốc và bờ -vùng này còn được gọi là lề lục địa hay rìa lục địa. vùng này có diện tích khoảng 73,6 triệu km vùng (gần bằng 20% diện tích đáy đại dương nói chung)

Thềm lục địa:phần nền lục địa ngập nước với độ dốc thoai thoải, độ dốc trung bình khoảng 1,5 độ đến 2 độ bắt đầu từ bờ biển dài thoai thoải ra đến một vùng có độ dốc thay đổi lớn, mức nước sâu trung bình từ 130-200m (có nơi từ 50 -500m) với chiều dài từ dưới 1km đến 300km , có nơi đến 500km như thềm lục địa brasin, achentina

Dốc lục địa: phần nằm giữa thềm lục địa và bờ lục địa phân biệt với thềm lục địa bằng một sự thay đổi độ dốc đột ngột trung bình khoảng 4-5 độ, tới 45 độ, dốc thường  đạt tới độ sâu 3000 đên 4000m

Bờ lục địa: phần tiếp theo của dốc lục địa khi có độ dốc thoải trở thường rất nhỏ 0.5 độ ở rộng từ chân dốc lục địa cho đến khi gặp đại dương, khoảng cách này thường thay đổi tử 50-500km. vùng bờ lục địa này được tạo thành từ các lớp trầm tích, đôi khi có bề mặt dầy hang chục km.

Bên ngoài rìa lục địa là đáy đại dương đôi khi có độ sâu vượt 6000m với các dãy núi dưới đại dương ngầm , các hố sâu dưới 11000m

Câu 38. Khái niệm pháp lí về thềm lục địa

Thềm lục địa là vùng đáy biển và vùng đấy dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ rìa ngoài lục địa , hoặc đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở nếu bề ngoài của rìa lục địa không tới khoảng cách đó.trong trường hợp khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200hair lí tính từ đường cơ sở , quốc gia ven biển có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình 1 khoảng cách không vượt quá 350 hải lý tính từ dường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2500m 1 khoảng không vượt quá 100 hải lí , với điều kiện tuân thủ đầy đủ các quy định cụ thể về việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa trong công ước luật biển 1982 và phụ hợp với các kiến nghị của ủy ban ranh giới thềm lục địa được thành lập trên cơ sở phụ lục 2 của công ước

Câu 39. Nguyên tắc tự do trên biển cả và các trường hợp bị hạn chế

Các quyền tự do trên biển cả:

  • Tự do hàng không
  • Tự do đánh bắt hải sản
  • Tự do hàng hải
  • Tự do đặt đường dây cáp và ống dẫn ngầm đáy biển
  • Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép và được thiết lập bán kính an toàn
  • Tự do nghiên cứu khoa học vì mục đích hòa bình

Các trường hợp bị hạn chế quyền tự do hang hải

  • Tàu có hành động cướp biển
  • Tàu buôn bán, vận chuyển ,ma túy
  • Tàu dùng vào việc phát sóng không hợp pháp
  • Các tàu không có quốc tịch hoặc thực chất đang sử dụng cùng lúc 2 quốc tịch
  • Những tàu đang bị truy đuổi

Câu 40. Quyền của các quốc gia ven biển trong thềm lục địa

  • Quốc gia ven viển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình . Những quyền chủ quyền của họ là những quyền đặc quyền , họ không thăm dò hay không khai thác thềm lục địa thì không có ai có quyền tiến hành các hoạt động đó , các quyền của họ không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa , cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ rang nào
  • Quyền tài phán về nghiên cứu khoa học: có quyền quy định cho phép và tiến hành công tác nghiên cứu khoa học biển, công tác nghiên cứu của các quốc gia khác ở thềm lục địa này tiến hành với sự thỏa thuận của quôsc gia ven biển . quốc gia ven biển có quyền khước từ , quốc gia khác có nghĩa vụ cung cấp thông tin về nghiên cứu khoa học biển cho quốc gia ven biển
  • Quyền đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình thềm lục địa: được quy định giống vùng đặc quyền kinh tế
  • Quyền bảo vệ và giữ gìn môi trường biển : quyền này đợc áp dụng tương tụ như quyền bảo vệ và giữ gìn môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế nhằm ngăn ngừa , hạn chế ô nhiễm do hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here