Luật hành chính Việt Nam

0
3344
luat hanh chinh viet nam
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Luật hành chính Việt Nam

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Lộ trình ôn thi Toiec đạt 750+

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương Luật hành chính Việt Nam

Quảng Cáo

Câu 1. Anh (Chị) hãy phân tích các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính Việt Nam?

      Luật hành chính điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước . những quan hệ này có thể được gọi là những quan hệ chấp hành- điều hành hoặc những quan hệ quản lí hành chính nhà nước. nội dung của những quan hệ này thể hiện:

+ việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước

+ hoạt động quản lí kinh tế, văn hóa- xã hội , quốc phòng an ninh, chính trị và trật tự xã hội trên cả nước , ở từng địa phương hay từng ngành

+ trực tiếp phục vụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân

+ hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc các tổ chức và cá nhân

+ xử lí cá nhân  tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lí hành chính

Câu 2. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước?

Khái niệm: quản lí hành chính nhà nước là quản lí hành chính nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, được thực hiện bởi ít nhất 1 bên có thẩm quyền hành chính nhà nước trong quan hệ chấp hành, điều hành

Đặc điểm của quản lí hành chính nhà nước:

+ là hoạt động được tiến hành bởi cơ quan hành chính nhà nước , hoạt động này được đảm bảo bằng cơ sở vật chất to lớn

+ là hoạt động mang tính chất chủ động, độc lập, sáng tạo cao

+là hoạt động mang tính tổ chức trực tiếp , thường xuyên, chuyên nghiệp

+ quản lí hành chính nhà nước mang tính chính trị

Câu 3. Anh (Chị) hãy phân tích nhóm các nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật trong quản lý hành chính nhà nước?

Các nguyên tắc tổ chức- kĩ thuật

  1. Nguyên tắc quản lí theo ngành, chức năng kết hợp với quản lí theo địa phương

Quản lí theo ngành là hoạt động quản lí các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hóa , xã hội có cùng cơ cấu kinh tế- kĩ thuật hoặc hoạt động với mục đích giống nhau làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển 1 cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được với yêu cầu của nhà nước, xã hội

Quản lí theo chức năng là quản lí theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định của quản lí hành chính nhà nước như kế hoạch, tài chính, giá cả, khoa học, công nghệ ,lao động, nội vụ , quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế, tổ chức và công vụ. các lĩnh vực chuyên môn này liên quan dến hoạt động của tất cả các bộ , các cấp quản lí nhà nước , các tổ chức và cá nhân trong xã hội . cơ quan quản lí theo chức năng là cơ quan quản lí 1 lĩnh vực chuyên môn hay 1 nhóm các lĩnh vực chuyên môn có liên quan với nhau

Quản lí theo địa phương là quản lí trên phạm vi lãnh thổ nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của nhà nước. theo quy định của pháp luật nước ta, việc quản lí ở địa phương được thực hiện ở:

+ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

+ huyện, quận, thị xã trực thuộc tỉnh

+ xã, phương thị trấn

+ đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do quốc hội thành lập

Trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước, quản lí theo ngành và quản lí theo chức năng luôn được kết hợp chặt chẽ với quản lí theo địa phương. Đó chính là sự phối hợp giữa quản lí theo chiều dọc của bộ với quản lí theo chiều ngang của chính quyền địa phương, theo sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản lí giữa các ngành , các cấp. sự kết hợp này đã trở thành nguyên tắc cơ bản của quản lí hành chính nhà nước

  1. Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo chức năng và phối hợp quản lí liên ngành

Sự phát triển của 1 ngành rất cần phải có hoạt động quản lí theo chức năng của các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm nhằm đảm bảo cho các hoạt động chuyên môn diễn ra trong phạm vi của ngành được thực hiện 1 cách đồng bộ , thống nhất. bên cạnh đó sự tồn tại và phát triển của 1 ngành nào đó luôn nằm trong mối liên hệ và phụ thuộc vào các ngành khác có liên quan . không thể có 1 ngành nào tồn tại và hoạt động 1 cách độc lập

Quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo chức năng phối hợp quản lí liên ngành đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả từng chức năng quản lí riêng biệt của đơn vị, tổ chức trong ngành đồng thời đảm bảo sự phát triển của các mối quan hệ liên ngành , làm cho toàn bộ hoạt động của hệ thống ngành được phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả , đảm bảo cho việc hoạt động của cơ quan quản lí các ngành , chức năng và các cấp được hoạt động thống nhất

Câu 4. Anh (Chị) hãy phân tích các hình thức quản lý hành chính nhà nước?

Hình thức quản lí hành chính nhà nước là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động chấp hành, điều hành do các chủ thể của quản lí hành chính nhà nước thực hiện

Các hình thức quản lí hành chính nhà nước:

  • Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật:

+ đây là hình thức pháp lí của hoạt động chấp hành- điều hành. Hoạt động này được gọi là hoạt động lập quy.Nó quy định chi tiết những vấn đề mà luật chưa quyđịnh hoặc quy định chưa cụ thể. Trong các văn bản quy phạm pháp luật của mình,các cơ quan hành chính nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh cácquan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành, điều hành trên mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội.Chỉ có các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được ban hành các văn bản quyphạm pháp luật. Thẩm quyền này của cơ quan nhà nước do pháp luật quy định.

  • Hoạt động ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính:

+Đây là hình thức hoạt động chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước. Thôngqua hình thức này các cơ quan có thẩm quyền áp dụng quy phạm pháp luật hiệnhành của nhà nước để giải quyết những công việc cụ thể. Những hoạt động này trựctiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.

  • Áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp:

+Nội dung của hình thức hoạt động này không mang tính chất quyền lực nhà nước,không có tính chất bắt buộc cứng rắn như các hình thức ban hành văn bản quản lý.Những hoạt động này rất đa dạng và có vai trò rất quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước

  • Thực hiện hoạt động khác mang tính chất pháp lí

+ đây là hình thức pháp lí quan trọng của hoạt động quản lí hành chính nhà nước . hình thức hoạt động này được tiến hành khi phát sinh những điều kiện tương ứng được quy định trước trong quy phạm pháp luật nhưng không cần ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.đó là những hoạt động như:

  • Áp dụng những biện pháp nhằm ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm pháp luật như kiểm tra giấy phép lái xe, kiểm tra việc đăng kí tạm trú tạm vắng
  • Công chứng, chứng thực
  • Lập và cấp 1 số giấy tờ nhất định như lập biên bản về vi phạm hành chính, cấp giấy phép lái xe…
  • Đăng kí những sự kiện nhất định như đăng kí khai sinh, khai tử
  • Thực hiện những tác động về nghiệp vụ kĩ thuật:

+ đây là hoạt động sử dụng kiến thức nghiệp vụ , áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật vào quá trình quản lí hành chính nhà nước. những hoạt động này hết sức đa dạng, đó là: chuẩn bị tài liệu cho việc ban hành văn bản quy phạm luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật cho việc tiến hành những biện pháp tổ chức, làm báo cáo, công tác lưu trữ hồ sơ…

+ tiến hành những hoạt động kể trên là cần thiết bởi vì nó tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ quản lí , nâng cao hiệu suất và văn hóa của lao động quản lí

Câu 5. Anh (Chị) hãy phân tích các phương pháp quản lý hành chính nhà nước?

Phương pháp quản lí hành chính nhà nước là cách thức thực hiện những chức năng của quản lí hay cách thức tác động của chủ thể quản lí lên các đối tượng quản lí nhằm đạt được hành vi sử xự cần thiết.

Các phương pháp quản lí hành chính nhà nước:

  • Phương pháp thuyết phục:

+ thuyết phục là làm cho đối tượng quản lí hiểu rõ về sự cần thiết, tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định

+ thông qua phương pháp thuyết phục , các chủ thể quản lí hành chính nhà nước giáo dục cho mọi công dân nhận thức đúng đắn về kỉ cương xã hội, kỉ luật nhà nước, động viên họ tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. các tổ chức xã hội là chỗ dựa vững chắc của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc nâng cao ý thức pháp luật của công dân , trong việc đảm bảo và mở rộng dân chủ

+ phương pháp thuyết phục được thể hiện trong việc sử dụng những biện pháp khác nhau như giải thích, nhắc nhở, tổ chức giáo dục, kêu gọi , cung cấp thông tin, tuyên truyền phát triển những hình thức tự quản xã hội , tổ chức thi đua, khen thưởng,….

  • Phương pháp cưỡng chế

+  cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định , về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc các cá nhân, tổ chức thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chứ hoặc tự do thân thể của những cá nhân

+ phương pháp cưỡng chế thường được sử dụng trong những trường hợp quyết định đơn phương không được thực hiện 1 các tự giác

  • Phương pháp hành chính:

+phương pháp hành chính là phương pháp quản lí bằng cách ra chỉ thị từ trên xuống., nghĩa là những quyết định bắt buộc đối với đối tượng quản lí. Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp lên đối tượng quản lí đạt được bằng cách quy định đơn phương nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lí.

+ phương pháp quản lí hành chính thể hiện tính chất quyền lực của hoạt động quản lí

+ một vài biểu hiện cụ thể của phương pháp hành chính là: quy định những quy tắc sử xự chung trong quản lí hành chính nhà nước , quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan dưới quyền , giao nhiệm vụ cho cơ quan đó, thỏa mãn đơn phương yêu cầu hợp pháp của công dân…

  • Phương pháp kinh tế:

+ phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lí thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người

+ nội dung của phương pháp kinh tế chính là sự quản lí bằng lợi ích và thông quan lợi ích của con người

+ phương pháp kinh tế sử dụng những đòn bẩy kinh tế như quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh , chế độ hoạch toán kinh tế, chế độ thưởng… nhằm tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động có hiệu quả của đối tượng quản lí , động viên đối tượng quản lí phát huy năng lực sáng tạo chọn cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ , sử dụng hợp lí tài sản được giao , phát huy và khai thác hợp lí nhất những khả năng sẵn có.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here