Luật Biển

0
5493
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 31. Quyền tài phán hình sự của nước ven biển đối với tàu biển nước ngoài trong vùng lãnh hải

Quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình trên một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải trừ những trường hợp sau

  • nếu hậu quả một việc vi phạm hình sự trên con tàu đó mở rộng đến quốc gia ven biển
  • nếu vụ vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải
  • nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao của 1 viên chức lãnh sự của quốc gia tàu mang cờ yêu cầu giúp đỡ của các nhà đương cục địa phương
  • nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lại ma túy hay các chất kích thích

Trường hợp (1), (2) nếu thuyền trưởng yêu cầu , quốc gia ven biển phải thông báo trước về mọi biện pháp cho đại diện tàu mang cờ và phải tạo mọi dễ dàng cho đại diện đó tiếp xúc với đoàn thủy thủ của tàu . tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp , việc thông báo có thể tiến hành trong khi các biện pháp đang được thi hành. Khi xem xét có nên bắt giữ và các thể thức bắt giữ , nhà đương cục địa phương phải chú ý thích đáng đến các lợi ích hang hải . trừ trường hợp áp dụng bảo vệ và giữ gìn môi trường biển hay trong trường hợp có sự vi phạm và quy định được định ra theo đúng phần V công ước 1982 về vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển không được thực hiện một biện pháp nào ở trên 1 con tàu nước ngoài khi nó đi qua lãnh hải nhằm tiến hành bắt giữ hay dự thẩm sau 1 vụ vi phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu đi vào vùng lãnh hải , nếu như con tàu xuất phát ừ 1 cảng nước ngoài , chỉ đi qua lãnh hải mà không vào nội thủy

Câu 32. Quyền tài phán dân sự của quốc gia ven biển đối với tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải

  • quốc gia ven biển không được bắt 1 tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại hay thay đổi hành trình của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự của mình đối với một người trên con tàu đó .
  • quốc gia ven biển không thể áp dụng các biện pháp trừng phạt hay đảm bảo về mặt dân sự đối với con tàu nước ngoài nếu không phải vì những nghĩa vụ đã cam kết hay các trách nhiệm mà con tàu phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển của quốc gia ven biển
  • vấn đề ở (2) không đụng chạm đến quyền của quốc gia ven biển áp dụng các biện pháp trừng phạt hay đảm bảo về mặt dân sự do luật trong nước của quốc gia này quy định đối với một tàu thuyền nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hay đang đi qua lãnh hải , sau khi đã rời nội thủy. Như vậy:

nếu một chiếc tàu buôn dừng lại hay đi từ vùng nội thủy để ra thì nước ven biển có quyền tài phán dân sự . trong trường hợp chỉ đi qua lãnh hải thì nước ven biển không có quyền tài phán dân sự

nước ven biển có quyền áp dụng các biện pháp tố tụng dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài qua lại lãnh hải mà không thực hiện các nghĩa vụ dân sự khi có sử dụng dịch vụ hang hải của nước ven biển

Câu 33. Khái niệm chung về vùng tiếp giáp lãnh hải trong luật biển quốc tế

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với tàu thuyền nước ngoài. Vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 24 hải lý tính từ đường cơ sở

Câu 34. Khái niệm chung về vùng đặc quyền kinh tế

vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm phía bên ngoài lãnh hairvaf tiếp liền với lãnh hải đặt dưới 1 chế độ pháp lí riêng, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của công ước điều chỉnh

Quảng Cáo

vùng đặc quyền kinh tế rộng không quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở dung để tính chiều rộng lãnh hải

Câu 35. Nêu các quyền của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế

  • các quyền về chủ quyền về việc thăm dò và khai thác , bảo tồn và quản lí các tài nguyên thiên nhiên , sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển , của đáy biển và vùng đất dưới đáy biển. cũng như về các hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế , như việc sản xuất năng lượng từ nước , hải lưu, gió….
  • Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của công ước về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị công trình , nghiên cứu khoa học về biển , bảo vệ và giữ gìn môi trường biển , các quyền và nghĩa vụ khác do công ước quy định
  • Có thể tiến hành mọi biện pháp cần thiết , kể cả việc khám xét, điều tra , bắt giữ và khởi tố tư pháp để đảm bảo việc tôn trọng các luật lệ và quy định mà nước ven biển đã ban hành theo đúng công ước
  • Có thẩm quyền không chia sẻ trong việc bảo tồn các tài nguyên thiến nhiên của mình , quản lí các vùng tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế
  • Có quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đẳo nhân tạo , các thiết bị và công trình , cho phép và quy định việc xây dựng , khai thác và sử dụng , cấm hay quản lí các bên thứ ba lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo , các thiết bị và công trình có thể cản trở , việc thực hiện các quyền kinh tế của quốc gia ven biển , có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo , các thiết bị và công trình này, kể cả về mặt luật và quy định về hải quan, thuế khóa , y tế , an ninh và nhập cư
  • Có quyền đặc quyền đối với tất cả các thiết bị và công trình được sử dụng trong nghiên cứu khoa học biển
  • Có quyền tài phán đối với việc nghiên cứu khoa học biển
  • Có quyền tài phán đối với việc bảo vệ giữ gìn môi trường biển .quốc gia ven biển có quyền thi hành các biện pháp cần thiết để can thiệp vào các vụ vi phạm xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế , nhằm hạn chế ô nhiễm từ tàu . quyền tài phán này có quan hệ có quan hệ trực tiếp tới quyền chủ quyền về kinh tế

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here