Luật Biển

0
5452
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6. Đặc điểm chủ quyền quốc gia trong vùng nội thủy

Vùng nước nội thủy là 1 bộ phận lãnh thổ quốc gia không thể tách rời, nó gắn liền với lục địa được coi như vùng nước sông hồ trong lục địa . Bởi vậy chủ quyền quốc gia trong vùng nội thủy là chủ quyền về mặt lãnh thổ , chủ quyền này được thực hiện 1 cách đầy đủ , toàn vẹn và tuyệt đối như đối với đất liền

Chủ quyền quốc gia là quyền lực tối cao , hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia trên lãnh thổ của mình . quá trình thực hiện quyền chiếm hữu , sử dụng, quản trị, định đoạt của quốc gia đối với lãnh thổ được thực hiện thông qua hoạt động của hệ thống của các cơ quan nhà nước như các hoạt động lập pháp , hành pháp và tư pháp. Vì vậy trong vùng nội thủy của mình quốc gia ven biển hoàn toàn có quyền về mặt lập pháp , hành pháp và tư pháp . Mọi văn bản pháp luật được ban hành trên phạm vi toàn lãnh thổ đều có hiệu lực áp dụng đầy đủ cho cả vùng nội thủy

Nước ven biển thực hiện chủ quyền lãnh thổ trong vùng nội thủy của mình không chỉ với vùng nước mà còn đối với vùng trời trên nó , cũng như với đáy biển và vùng đất dưới nó . chủ quyền toàn vẹn này của nước ven biển là tuyệt đối mà các quốc gia khác phải tôn trọng và thừa nhận . hơn nữa mọi tài nguyên thiên nhiên trong vùng nội thủy đề thuộc quyền sở hữu của quốc gia ven biển, cho nên chỉ quốc gia ven biển mới mới có chủ quyền riêng biệt về việc định đoạt và cho phép khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đó cũng như các biện pháp cưỡng chế thích hợp đảm bảo sự tôn trọng chủ quyền đó

Câu 7. Quy định cho phép tàu thuyền nước ngoài ra vào vùng nội thủy

Trong thực tiễn hầu hết các quốc gia đều quy định tàu thuyền nước ngoài khi muốn vào nội thủy nước mình thì phải thực hiện chế độ xin phép trước , và chỉ khi có sự đồng ý của quốc gia ven biển thì tàu thuyền nước ngoài mới được phéo đi vào vùng nội thủy

Về điều kiện và thời gian xin phép được áp dụng cho từng loại tàu được quốc gia ven biển quy định rất chặt chẽ và cụ thể .riêng đối với tàu quân sự, tàu chở các chất phóng xạ và tàu ngầm việc xin phép vào hoạt động hoặc đậu lại trong vùng nội thủy phải tuân theo các điều kiện hết sức nghiêm ngặt của các quốc gia ven biển

Thông thường theo tập quán quốc tế, các quy định về thời gian xin phép và thủ tục xin phép không áp dụng cho tàu thuyền nước ngoài gặp nạn hoặc đang bị uy hiếp về an toàn của chính phương tiện cũng như sự an toàn về sinh mạng của con người khi đang ở trên các con tàu đó.

Quảng Cáo

Câu 8. Nghĩa vụ tuân thủ đối với tàu thuyền nước ngoài trong vùng nội thủy

Khi được phép đi vào vùng nội thủy của quốc gia ven biển, tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ các quy định sau đây để đảm bảo an ninh , trật tự công cộng cũng như an toàn hang hải trong khu vực:

+ khi vào vùng nội thủy của quốc gia ven biển tàu thuyền  nước ngoài không chỉ treo cờ tàu thuyền đó mang quốc tịch mà còn phải treo quốc kì của nước ven biển trên cột cờ cao nhất

+ phải chấp hành đúng các quy định của luật pháp quốc tế cũng như của quốc gia ven biển về an toàn hang hải khi hoạt động trong vùng nội thủy

+ phải đi nhanh chóng, liên tục theo đúng tuyến đường và hành lang quy định

+  các tàu thuyền nước ngoài trang bị vũ khí cố định , lưu động phải đưa về tư thế bảo quản niêm cất, đạn phải tháo khỏi nòng , cất trong hòm đóng khóa lại , sung phải khóa nòng, chúc xuống và phủ bạt

+ không được gây ô nhiễm môi trường biển hoặc có bất kì hành động nào lam ảnh hưởng đến an ninh, kinh tế, trật tự công cộng của các quốc gia ven biển

+ các loại tàu ngầm đều phải đi nổi và chấp hành các mặt như đối với tàu nổi

+ nói chung để bảo vệ chủ quyefn lãnh thổ quốc gia về các mặt an ninh quốc phòng , an ninh kinh tế, trật tự công cộng và các lợi ích khác trong vùng nội thủy , các quốc gia ven biển đều ban hành các quy chế về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong vùng nội thủy của mình 1 cách hết sức chi tiết và cụ thể

Câu 9. Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu quân sự nước ngoài trong vùng nội thủy

  • Những tàu quân sự nước ngoài đi vào, đậu lại hoặc hoạt động hợp pháp ở vùng nội thủy của quốc gia ven biển thì được hưởng quyền miễn trừ tư pháp và được coi là bất khả xâm phạm .tuy nhiên tàu quân sự nước ngoài vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ có liên quan của quốc gia ven biển trong vùng nội thủy. trong trường hợp tàu quân sự nước ngoài vi phạm các quy định luật pháp nước ven biển thì quốc gia ven biển có quyền ra lệnh cho tàu quân sự đó rời khỏi nội thủy của nước mình trong thời hian nhất định , yêu cầu chính phủ của nước có tàu phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do tàu của họ gây ra trong vùng nội thủy của quốc gia ven biển
  • Nước ven biển không có quyền bắt giữ tàu quân sự của nước ngoài hoạt động hợp pháp trong vùng nội thủy của mình để thẩm vấn hoặc để tiến hành các biện pháp tố tụng khác

Câu 10. Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu dân sự

  • Tàu dân sự nước ngoài khi hoạt động trong vùng nội thủy của quốc gia ven biển phải sự tài phán theo luật của nước địa phương.Các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ven biển có quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn , an ninh trật tự và các lợi ích của mình . các biện pháp này bao gồm cả việc bắt giữ , xét xử những cá nhân và tàu thuyền vi phạm, nếu sự vi phạm là nghiêm trọng thì tàu thuyền có thể bị giữ lại để đảm bảo tố tụng hoặc bị tịch thu , trừ trường hợp các tàu của nhà nước thực hiện chức năng công cộng hoặc trường hợp pháp luật hay điểu ước quốc tế mà quốc gia ven biển kí kết, tham gia có quy định khác
  • Việc phát xét, bắt giữ và tiến hành các thủ tục tư pháp đều do pháp luật của quốc gia ven biển quy định . công tác kiểm soát và xử lí vi phạm của tàu thuyền nước ngoài tại vùng nội thủy của việt nam được quy định trong Nghị quyết số 30- CP ngày 29/1/1980 về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên vùng biển của nước việt nam và công văn số 3956/BG của ban biên giới chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị quyết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here