Hướng dẫn Xây dựng Dự án

0
1285
Hướng dẫn Xây dựng Dự án
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Hướng dẫn Xây dựng Dự án

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan:Luận văn Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4


Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Hướng dẫn Xây dựng Dự án

Quảng Cáo

Xây dựng Dự án

Hướng dẫn này nằm trong số các hướng dẫn được soạn thảo theo quan điểm của nhà tài trợ

dành cho các tổ chức xã hội dân sự.

Tài liệu này mang tính chất tham khảo và không phải là những hướng dẫn cứng nhắc.

Tăng cường Năng lực tổ chức

Xây dựng Dự án: Hướng dẫn xây dựng và thực hiện dự án và các câu hỏi chính cần đưa ra trong quá trình xây dựng và thực hiện.

Hướng dẫn này bao

gồm các phần về: mục đích của kế hoạch dự án, các mục đích và mục tiêu; và thiết lập một kế hoạch hành động.

Lập ngân sách

Hướng dẫn lập ngân

sách, chú trọng vào

mục đích, các bước

tiến hành và các hợp

phần.

Hệ thống Tài chính Hướng dẫn thiết lập một hệ thống tài chính minh bạch và rõ ràng để xây dựng tính bền vững tài chính.

Giám sát & Đánh giá Hướng dẫn rà soát và đánh giá tiến độ trong việc đạt được các mục tiêu, xác định các vấn đề và chiến lược và điều chỉnh kế hoạch.

Huy động Nguồn lực

Hướng dẫn huy động

các nguồn lực, chủ

yếu là nội lực, để tăng

cường năng lực tổ

chức và mang lại lợi

ích cho cộng đồng.

Viết Đề xuất xin tài trợ

Hướng dẫn xây dựng và viết một đề xuất, bao gồm các yếu tố chính để giúp dự án thành công.

Báo cáo lên các Nhà tài trợ

Hướng dẫn duy trì và tăng cường quan hệ với các nhà tài trợ sau khi đã được tài trợ.

MỤC ĐÍCH CỦA MỘT KẾ HOẠCH DỰ ÁN

Với các nhà tài trợ, trọng tâm của một đề xuất xin tài trợ là một dự án cụ thể hoặc một loạt các hoạt động mà bạn đang tìm kiếm sự tài trợ và các yêu cầu về ngân sách cần có để hoàn thành tốt công việc. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn các yếu tố chính để xây dựng và thực hiện một dự án, và làm thế nào để liên kết các khái niệm này trong đề xuất của bạn. Trong hướng dẫn này, từ “dự án” được sử dụng để nói về một sự can thiệp hoặc một hành động cụ thể.

Khi lập kế hoạch cho một dự án, bước đầu tiên là phải đảm bảo rằng có mối liên hệ mạnh mẽ giữa sứ mệnh của tổ chức bạn và sáng kiến mà bạn đang xem xét. Dự án mà bạn đang lập kế hoạch và tìm kiếm tài trợ phải là một phần trong chiến lược tổng thể của bạn để giải quyết các vấn đề. Khi xây dựng kế hoạch, bạn cần xem xét những điểm sau đây:

  • Dự án có liên quan như thế nào đến sứ mệnh của tổ chức bạn?
  • Bạn đang làm việc trong bối cảnh nào và bối cảnh này có tính đặc trưng như thế nào?
  • Dự án sẽ giúp thay đổi hoặc cải thiện điều kiện sống và phát triển của các thành viên cộng đồng hoặc những người hưởng lợi như thế nào?

MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU

Các nhà tài trợ thường đặc biệt quan tâm đến kết quả và lợi ích mà dự án sẽ mang lại cho

cộng đồng hoặc nhóm người dân các bên có liên quan. Các nhà tài trợ cũng hiểu rằng trong một số trường hợp kết quả sẽ không thấy được rõ ràng trong khoảng thời gian ngắn và có những kết quả mang tính phi vật thể như xây dựng vốn xã hội kết quả hoạt động.

Các nhà tài trợ thường đánh giá cao quá trình tham vấn với các bên có liên quan trong quá trình thiết kế, thực hiện và đánh giá dự án. Mỗi tổ chức xã hội dân sự sẽ tự quyết định chiến lược nào là phù hợp trong bối cảnh của mình. Khi kết hợp hiểu biết về bối cảnh và đánh giá các kỹ năng có sẵn của mình, mỗi tổ chức có thể đóng góp vào quá trình cải thiện hoặc mang lại các thay đổi cho cộng đồng.

NHỮNG THUẬT NGỮ THÔNG THƯỜNG

Dưới đây là một số thuật ngữ thông thường, định nghĩa và các câu hỏi chính để giúp xây dựng dự án. Các nhà tài trợ cũng thường đưa ra những câu hỏi tương tự khi quyết định liệu dự án có phù hợp với các ưu tiên của chương trình tài trợ không, liệu dự án có tính thực tế không hoặc liệu dự án có thể mang lại những thay đổi tích cực cho cộng đồng không.

Mục đích:

là các kết quả lâu dài và theo bề rộng mà dự án sẽ mang lại. Khi đưa ra mục đích, hãy tự hỏi: Bạn muốn đạt được kết quả gì với dự án này? Ai sẽ hưởng lợi từ dự án? Họ sẽ được hưởng lợi như thế nào?

Mục tiêu:

là các tác động (hoặc là đầu ra trong một số trường hợp) dự kiến sẽ mang lại lợi ích vật chất, tài chính, thể chế, xã hội, môi trường hoặc các lợi ích khác cho xã hội, cộng đồng hoặc một nhóm người thông qua một hoặc nhiều hoạt động phát triển. Khi xác định các mục tiêu, hãy tự hỏi: Các kết quả dự kiến cụ thể và có thể đo lường được của dự án là gì? Các mục đích phải :

  • (specific): cụ thể – dự án phải có các kết quả dự kiến cụ thể
  • (measurable): tính đo lường được – kết quả dự kiến phải đo lường được A (answer): trả lời được các câu hỏi ai, cái gì, khi nào, ở đâu và như thế nào

 

R (realistic): tính thực tế khi đưa ra những kết quả dự kiến dự án có thể thực sự đạt

 

được

 

T (thời gian): có khung thời gian cụ thể cho quá trình thực hiện dự án

Các hoạt động.

Các hoạt động hoặc công việc đã được thực hiện. Các hoạt động này có thể được đưa vào một kế hoạch làm việc với khung thời gian cụ thể. Hãy tự đưa ra các câu hỏi như: Hành động hoặc nhiệm vụ nào là cần thiết để thực hiện các mục tiêu này?

Ví dụ về Mục đích, Mục tiêu và các Hoạt động

Mục đích của dự án là cải thiện sự tiếp cận của nông dân với các dịch vụ nông nghiệp công trong địa bản của tỉnh/thành phố/huyện

Mục tiêu của dự án là: tăng 50% số người tiếp cận được với các dịch vụ có sẵn và triển khai hệ thống thẻ đánh giá của cộng đồng tại 5 làng để giúp đánh giá chất lượng các dịch vụ do cơ quan khuyến nông cung cấp.

Các hoạt động trong hơn 1 năm bao gồm hoạt động quảng bá thông tin về tiếp cận dịch vụ thông qua đài phát thanh và 10 cuộc hội thảo về giám sát và trách nhiệm giải trình sử dụng phương pháp thẻ đánh giá của cộng đồng.

Điều quan trọng là phải xem xét các quan điểm và nhu cầu của người hưởng lợi của dự án khi xây dựng các mục đích và mục tiêu cũng như khi thực hiện các hoạt động.

Các nhà tài trợ thường quan tâm đến sự tham gia của người hưởng lợi vào quá trình đưa ra các quyết định chính của dự án. Trong những trường hợp khó khăn khi tổ chức của bạn đang làm việc với những đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương, hãy mô tả tình hình của những nhóm người này, những người có thể không phải là một phần của bất cứ cộng đồng nào.

Khi xây dựng các mục đích và mục tiêu, bạn cũng cần luôn nghĩ đến phương thức giám sát và đánh giá dự án. Ví dụ như các nhà tài trợ có thể hỏi làm thế nào mà bạn biết là dự án đã mang lại các kết quả đã đề ra. Khi trình bày dự án với các nhà tài trợ, bạn có thể mô tả tình hình trước khi thực hiện dự án để có thể đánh giá được tiến độ của dự án hoặc so sánh tình hình trước và sau khi thực hiện dự án.

Bạn cũng có thể cần phải xem xét về tính bền vững của dự án và các lợi ích của dự án sau khi được tài trợ hoặc khi dự án kết thúc. Hãy xem thêm hướng dẫn về “Huy động Nguồn lực” để suy nghĩ về tính bền vững.

CÁC BƯỚC: Thiết lập một Kế hoạch Hành động

Kế hoạch hành động là các bước của một quá trình mà tổ chức bạn sẽ tiến hành để đạt được các mục đích và mục tiêu của dự án. Quá trình này không nhất thiết phải bao gồm phần huy động nguồn tài trợ. Khi lập kế hoạch hoạt động cần có sự tham gia của các bên có liên quan để đảm bảo sự tham gia và tính sở hữu của họ trong dự án. Một kế hoạch hành động phải trả lời được các câu hỏi sau:

  1. Mục đích và mục tiêu của bạn là gì?
  1. Bạn sẽ tiến hành các bước hành động nào để đạt được các mục tiêu đó?
  1. Ai chịu trách nhiệm cho mỗi bước hoạt động?
  1. Có ai khác tham gia không? Họ tham gia như thế nào vào việc lập kế hoạch? Vai trò và trách nhiệm của họ là gì?
  2. Ai sẽ hưởng lợi từ dự án? Họ đã được tham vấn như thế nào? Họ sẽ được hưởng lợi như thế nào?
  3. Các kết quả dự kiến của bạn là gì? Các kết quả dự án sẽ dẫn đến những thay đổi

nào?

  1. Có những chỉ số nào để theo dõi tiến độ dự án?
  2. Khung thời gian cho các bước hành động của bạn là gì? Khi nào thì các hoạt động đó sẽ diễn ra? Trong khoảng thời gian nào?
  3. Bạn sẽ cần các nguồn lực tài chính nào để hoàn thành kế hoạch hành động và bạn sẽ gây quỹ như thế nào?
  4. Bạn sẽ cần nguồn nhân lực nào? Nhóm của bạn có những điểm mạnh và điểm yếu gì để hoàn thành các hoạt động?
  5. Bạn có thể xây dựng quan hệ đối tác nào với các tổ chức tương tự hoặc với các cơ quan địa phương để tối đa hóa tác động, bổ sung cho các nỗ lực của bạn và học hỏi từ họ?
  1. Bạn có thể sẽ gặp phải những trở ngại hoặc khó khăn tiềm ẩn nào (ví dụ như điều kiện thời tiết hoặc điều kiện xã hội) và bạn đã có kế hoạch dự phòng nào chưa?

Các bước trên đây về xây dựng một dự án đã giúp giải quyết một số câu hỏi mà các nhà tài trợ thường nêu ra khi xem xét một đề xuất. Một dự án được xây dựng thông qua quá trình tham vấn với các cơ sở, mục tiêu và kế hoạch hành động rõ ràng cũng sẽ giúp tổ chức của bạn có được nền tảng vững chắc để thành công.

ThS. Hoàng Trọng Nghĩa

(theo Yumi Sera và Susan Beaudry, 2007)


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here