Câu Hỏi Ôn Tập Hỗ Trợ Tài Chính Công

0
8403
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


cÂU HỎI ÔN TẬP HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CÔNG


Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected] 

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: CÂU HỎI ÔN TẬP HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CÔNG

Đề cương liên quan: Tài Chính Tiền Tệ

Câu 10: Thẩm quyền thu NS của mỗi cấp chính quyền? Đề xuất biện pháp nâng cao vai trò của mỗi cấp chính quyền trong quản lý thu NSNN?

THẨM QUYỀN THU NGÂN SÁCH CỦA MỖI CẤP CHÍNH QUYỀN:

NSTW hưởng các khoản thu tập trung quan trọng không gắn trực tiếp tới công tác quản lý cảu địa phương như: thuế XK, thuế NK, thu từ dầu thô…hoặc không đủ căn cứ chính xác để phân chia như thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành.

Quảng Cáo

NSĐP chủ yếu gắn liền với nhiệm vụ quản lý kinh tế XH, quốc phòng, an ninh do địa phương trực tiếp quản lý. Ngân sách địa phương được chia thành 4 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thị trấn và cấp phường được quản lý bởi hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp.

Theo luật NSNN VN 2002 thì:

Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp:

  • Căn cứ vào nhiệm vụ thu ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định:
  1. a) Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, bao gồm thu nội địa, thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại;
  2. b) Dự toán thu ngân sách địa phương, bao gồm các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%), thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
  • Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương;
  • Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định;
  • Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh còn có nhiệm vụ, quyền hạn:
  1. a) Quyết định việc phân cấp nguồn thu cho từng cấp ngân sách ởđịa phương theo quy định
  2. b) Quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đôi với phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật này và các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ởđịa phương;
  3. c) Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật;
  4. d) Quyết định cụ thể một số định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định của Chính phủ;

đ) Quyết định mức huy động vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này.

Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp:

  1. Lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
  2. Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
  3. Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về tài chính – ngân sách;
  4. Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách ởđịa phương đối với các khoản thu phân chia; quy định nguyên tắc bố trí và chỉ đạo thực hiện dự toán ngân sách đối với một số lĩnh vực chi được Hội đồng nhân dân quyết định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 của Luật này;
  5. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ngân sách đia phương;
  6. Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn;
  7. Báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

BIỆP PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ MỖI CẤP CHÍNH QUYỀN

Một là, vai trò của Cấp uỷ đảng, Chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo thu ngân sách   

Cấp uỷ, Chính quyền địa phương phải quán triệt sâu sắc, coi công tác thuế là công tác của Cấp uỷ, chính quyền, thường xuyên quan tâm, chỉ đạo từ khâu xây dựng dự toán, triển khai thực hiện dự toán thu NSNN hàng năm, đồng thời chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp với Cơ quan thuế quản lý tốt các nguồn thu phát sinh trên địa bàn như: các khoản thu liên quan đến đất, thu phí, lệ phí, thuế tài nguyên, thuế trước bạ…

Hai là, Triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý, điều hành thu ngân sách Nhà nước hàng năm, cụ thể:

Theo dõi sát tình hình phát triển kinh tế – xã hội để phân tích, dự báo những nhân tố ảnh hưởng làm tăng, giảm thu ngân sách trên từng địa bàn để tham mưu cho Cấp uỷ, chính quyền địa phương có biện pháp quản lý hiệu quả.

Phối hợp với các ngành phát hiện và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các Tổ chức, cá nhân đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Tổ chức đánh giá và hoàn thiện quy chế phối hợp với các Ngành trong việc quản lý thu Thuế, chống gian lận thuế, trốn thuế, lậu thuế.

Đưa công tác tuyên truyền làm nhiệm vụ trọng tâm của Công tác Thuế, tuyên truyền, hỗ trợ sát thực nhằm nâng cao sự hiểu biết và tuân thủ tự giác trong việc kê khai, nộp thuế của Người nộp thuế, tổ chức đối thoại với Người nộp thuế để nắm bắt nhu cầu cần hỗ trợ cũng như giải đáp ngay những vướng mắc về thuế.

Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ghi nhận và tuyên dương các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chây ì dây dưa không chấp hành tốt nghĩa vụ thuế.

Ba là, Đẩy mạnh công tác cải cách và hiện đại hoá ngành Thuế theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế

Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính thuế, rà soát các thủ tục hành chính thuế còn gây phiền hà cho Người nộp thuế, đề xuất chỉnh sửa phù hợp với tình hình thực tế.

Triển khai thực hiện hệ thống quy trình nghiệp vụ quản lý thuế thu nhập cá nhân, quy trình thanh tra, kiểm tra, quản lý thu nợ theo mức độ rủi ro để tập trung nâng cao hiệu quả chức năng quản lý thu nợ và thanh tra thuế.

Triển khai hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý thuế theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế.

Bốn là, Tăng cường kỷ cương kỷ luật, đổi mới phương pháp làm việc, củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tạo sự chuyển biến về chất lượng nguồn nhân lực của Cục Thuế. 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here