Câu Hỏi Ôn Tập Hỗ Trợ Tài Chính Công

0
8345
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


CÂU HỎI ÔN TẬP HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CÔNG


Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected] 

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: CÂU HỎI ÔN TẬP HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CÔNG

Đề cương liên quan: Tài Chính Tiền Tệ

Câu 7:            Hãy chứng minh bằng lý luận và thực tế vai trò quan trọng của NSNN đối với qúa trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước?

Vai trò của ngân sách nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội

Quảng Cáo

Ngân sách nhà nước là công cụ quản lý vĩ mô mà nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc ổn định, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và góp phần thực hiện công bằng xã hội.

NSNN – Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế – xã hội của nhà nước

Vai trò này xuất hiện trước nhu cầu phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế nhằm khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường, giúp nền kinh tế -xã hội phát triển cân đối và hợp lý hơn. Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô của mình thông qua các hoạt động thu, chi ngân sách. Cụ thể, vai trò này được thể hiện trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội như sau:

  1. Về mặt phát triển kinh tế

NSNN được sử dụng để kích thích nền kinh tế phát triển hoặc hình thành cơ cấu kinh tế mới, hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định thông qua các hoạt động như:

  • Dùng vốn NSNN để đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như giao thông, điện, nước thuỷ lợi… Đây là những lĩnh vực rất cần cho sự phát triển kinh tế xã hội nhưng tư nhân không muốn đầu tư (do tỷ suất lợi nhuận thấp, thời gian hoàn vốn chậm) hoặc không đủ khả năng (về vốn và trình độ) để đầu tư.

Ví dụ : Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) là công trình trọng điểm quốc gia, nhằm hình thành ngành công nghiệp lọc hóa dầu của Việt Nam, tạo điều kiện cho phát triển nhanh các ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan. Công trình còn góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của miền Trung, từng bước tạo ra sự phát triển kinh tế cân đối giữa các vùng, miền trong cả nước. Điều này đáp ứng mục tiêu vừa phát triển kinh tế vừa ổn định xã hội của Chính phủ. Hơn nữa, Công trình trọng điểm quốc gia về dầu khí này cho phép chúng ta chế biến và gia tăng giá trị dầu thô khai thác trong nước, hạn chế nhập siêu và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp xăng dầu từ nước ngoài, đảm bảo từng bước về an ninh năng lượng. Năm 2010, tính từ khi bàn giao, NMLD Dung Quất đạt doanh thu 60.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 10.000 tỷ đồng, sản phẩm đáp ứng 30% nhu cầu xăng dầu của cả nước.

Hay cụm công trình công nghiệp khí-điện-đạm Cà Mau có tổng giá trị hơn 1,2 tỷ USD cung cấp điện năng cho đất nước. Đây là công trình trọng điểm có ý nghĩa cả về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.

  • Cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo.
  • Thực hiện những ưu  đãi về tín dụng hoặc thuế nhằm khuyến khích phát triển những ngành nghề hoặc vùng cần phát triển, ví dụ các ngành kinh tế mới (công nghệ sinh học, tin học), các ngành trọng điểm (sản xuất hàng xuất khẩu), các vùng kinh tế ở vùng sâu vùng xa cần hỗ trợ phát triển để đảm bảo đời sống người dân ở đó. Ví dụ gói kích cầu năm 2009 (bao gồm cả hỗ trợ lãi suất, miễn giảm thuế…) trị giá khoảng 8 tỷ USD.
  • Thông qua việc áp dụng thuế suất cao đối với những mặt hàng xa xỉ có tác dụng định hướng tiêu dùng, định hướng đầu tư nhằm tiết kiệm nguồn vốn có hạn của xã hội để phát triển kinh tế.

Ví dụ, để hạn chế nhập khẩu hàng xa xỉ Nhà nước đánh thuế nhập khẩu cao kèm theo thuế tiêu thụ đặc biệt như ở mặt hàng ô tô, máy bay…

  • Khi nền kinh tế suy thoái, nhà nước có thể tăng chi ngân sách cho đầu tư, cắt giảm thuế nhằm kích cầu, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sớm.
  • Thông qua các khoản chi đầu tư từ vốn ngân sách và ưu đãi thuế để thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế mới, hợp lý hơn, qua đó phát huy các nguồn lực trong xã hội một cách có hiệu quả.
  1. Về mặt ổn định kinh tế xã hội

Vai trò này của NSNN được thể hiện qua các hoạt động như:

– Lập quỹ dự trữ nhà nước về hàng hoá, vật tư thiết yếu, các quỹ dự phòng tài chính (kể cả bằng vàng và ngoại tệ) để ổn định kinh tế xã hội khi có sự biến động do thiên tai, tai hoạ lớn mà Nhà nước cần can thiệp.

– Bình ổn giá cả hàng hoá để ổn định thị trường. Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng, mang tính chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia

Ví dụ: Bộ Công Thương ban hành văn bản số 3705/BCT-CNNg triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả mặt hàng thép, góp phần kiềm chế lạm phát trong năm 2010.

Bình ổn giá xăng trong cuối năm 2010 để tránh việc giá cả các mặt hàng khác tăng nhanh trong dịp tết, tranh nguy cơ lạm phát trong đầu năm 2011.

– Cấp tín dụng ưu đãi hoặc mua lại các doanh nghiệp có vị trí quan trọng đang gặp khó khăn, có nguy cơ giải thể hoặc phá sản.

– Lập quỹ dự trữ ngoại tệ để ổn định tỷ giá.

– Sử dụng các chính sách tài khoá thắt chặt hoặc mở rộng nhằm điều tiết kinh tế vĩ mô (giảm nhiệt nền kinh tế, chống lạm phát, phục hồi tổng cầu).

– Ngoài ra, các hoạt động nhằm cân bằng ngân sách cũng có ảnh hưởng lớn tới các cân bằng vĩ mô của nền kinh tế như cán cân thanh toán…

  1. Về mặt thực hiện công bằng xã hội

– Chi phúc lợi công cộng như giáo dục, y tế, văn hoá… nhằm tạo điều kiện nâng cao mặt bằng xã hội.

– Chi trợ cấp trực tiếp đối với những người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa, những gia đình có công với đất nước. Chi trợ cấp thất nghiệp, người có thu nhập thấp nhằm giúp ổn định xã hội.

– Chi trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu,các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ,…

– Chi hỗ trợ việc làm cho người nghèo, người tàn tật qua tín dụng ưu đãi.

– Thông qua thuế thu nhập, thuế lợi tức nhằm điều tiết thu nhập cao để phân phối lại cho các  đối tượng có thu nhập thấp, góp phần giảm bớt khoảng cách giàu nghèo.

 

Câu 8: Nguyên tắc quản lí ngân sách nhà nước

Nguyên tắc thống nhất:  xây dựng dựa trên các cơ sở:

  1. Chính trị : do nhà nước việt nam được thống nhất từ trung ương đến địa phương nên ngân sách nhà nước cũng pải thống nhất từ trung ương đến địa phương.
  2. Cơ sở kĩ thuật:

– Giảm đến mức tối thiểu các biệt lập, gây ra tình trạng phân tán làm suy yếu các nguồn lực tài chính của nhà nước

– Thống nhất hệ thống báo cáo và các chỉ tiêu đánh giá trong việc thu thập và xử lý thông tin về NSNN.

Nguyên tắc công khai minh bạch: trong đó minh bạch là thuật ngữ rông hơn so với công khai, minh bạch về ngân sách nhà nước bao gồm:

+ công khai hóa thông tin

+ mở rộng cơ hội tiếp cận thông tin

+ tính tin cậy của thông tin

+ sự nhất quán của thông tin

+ tính dự đoán trước được

+ sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin

4 nguyên tắc minh bạch

+ công khai hóa thông tin

+ phân định rõ vai trò trách nhiệm

+ lập, chấp hành và báo cáo ngân sách công bố

+ bảo đảm trung thực

– Nguyên tắc bảo đảm trách nhiệm: nhà nước bảo đảm trách nhiệm trước nhân dân quá trình quản lí ngân sách, về kết quả thu chi ngân sách

– Nguyên tắc chịu trách nhiệm:

+ Chịu trách nhiệm nội bộ: chịu trách nhiêm với cấp trên và với người giám sát

+ chịu trách nhiệm bên ngoài: chịu trách nhiệm trước người nộp thuế, chịu trách nhiệm đối với người thụ hưởng dịch vụ công.

Chịu trách nhiệm hiệu quả:

_khả năng điều trần: các cán bộ quản lí ngân sách và các quan chức cán bộ pải định kì trả lời các câu hỏi liên quan đến thu chi ngân sách cũng như kêts quả đạt được thực tế.

_khả năng gánh chịu hậu quả: khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhưng sai phạm mà các nhà quản lí thu chi ngân sách gây ra.

Nguyên tắc sử dụng:

– nguyên tắc 1: dựa trên các nguồn thu để hoạch định chỉ tiêu

gắn chặt khoả n thu để bố trí khoản chi NSNN phải dựa trên cơ sở có nguồn thu thực tế từ nền kinh tế.Nó đò hỏimức độ chi và cơ cấu các khoản chi phải dựa vào khả năng tăng trưởng GDPcủa đất nước-

nguyên tắc 2: tiết kiệm và hiệu quả

đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chi tiêuNSNNcác khoản chi tiêu NSNN nói chung có đặc điểm là bao cấp với khốilượng chi thường lớn.Do vậy cần quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệuquả trong các khoản chi NSNN. để đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệuquả trong chi NSNN cần phải sắp xếp bố trí các khoản chi NSNN với 1cơ cấu hợp lí dựa trên các dịnh mức chi tiêu có căn cứ khoa học và thựctiễn-

nguyên tắc 3: Trọng tâm trọng điểm

tập trung có hiệu quảnguyên tắc này đòi hỏi việc phân bổ nguồn vốn NSNN phải căn cứ vàochương trình có trọng điểm của nhà nước,vì vậy việc thực hiện thànhcông các chương trình này có tác động dây truyền,thúc đẩy các ngành,lĩnh vực phát triển-

nguyên tắc 4: phân biệt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của cáccấp chính quyền theo luật định để bố trí các khoản chi cho thíchhợp

.áp dụng nguyên tắc này tránh được việc bố trí các khoản chi chồngchéo,khó kiểm tra,giám sát, nâng cao trách nhiệm và tính chủ động củacác cấp.-

nguyên tắc 5: tổ chức chi NSNN trong sự phân hợp chặt chẽ

vớikhối lượng tiền tệ,lãi suất,tỉ giá hối đoái,…tạo nên công cụ tổng hợpcùng tác động đén các vấn đề cảu kinh tế vĩ mô-

nguyên tắc 6: Nhà nước và nhân dân cùng làm việc bố trí cáckhoản chi của NSNN

,nhất là các khoản chi mang tính chất phúc lợi xãhội.Nguyên tắc này đòi hỏi khi quyết định các khoản chi ngân sách chomột lĩnh vực nhất định cần phải cân nhắc khả năng huy động các nguồnvốn khác để giảm nhẹ gánh nặng cho NSNN.

 

Liên hệ việt nam hiện nay:

Thiếu dấu ấn “người chủ”

Thời gian qua, quản trị tài chính công ở VN cũng đã bộc lộ những tồn tại yếu kém rất cơ bản, xét theo tiêu chí quản trị khu vực công hiện đại, phổ biến trên thế giới như tính công khai minh bạch chưa cao, trách nhiệm giải trình còn hạn chế, hiệu quả kinh tế – xã hội chưa đạt như mong muốn và đặc biệt chưa có sự tham gia đáng kể của người chủ đích thực của đồng tiền ngân sách là nhân dân. Hiện các khoản thu chi ngân sách nhà nước chưa được phản ánh toàn diện và đầy đủ trong ngân sách nhà nước, làm cho bức tranh ngân sách bị méo mó, phiến diện. Theo một số nghiên cứu, thì có tới 30 quỹ và định chế tài chính các loại chưa được đưa vào cân đối trong ngân sách nhà nước.

Cách phân bổ vốn đầu tư ngân sách thời gian qua còn theo kiểu bao cấp – chia đều, vẫn mang khá nặng dấu ấn của cơ chế xin cho. Việc chi tiêu ngân sách chưa thực sự gắn chặt với trách nhiệm đến cùng; chỉ chịu sự ràng buộc của những hình thức chế tài có hiệu lực không cao, kèm theo đó là năng lực bộ máy còn yếu.

hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước chưa cao cả trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Nguyên nhân do công tác xã hội hóa, đổi mới cơ chế hoạt động đối với các đơn vị sự nghiệp công lập triển khai vẫn còn chậm, kết quả hạn chế dẫn tới gánh nặng chi ngân sách nhà nước và tình trạng chi tiêu kém hiệu quả, lãng phí chưa được khắc phục…

Phạm vi đối tượng tác động và nguồn quỹ của gói kích thích kinh tế thường khá rộng. Chẳng hạn như gói kích thích kinh tế dự tính 143.000 tỷ đồng VN. Chính vì vậy, trong ngắn hạn nó lại khó được giám sát đầy đủ. Chính những điều này, nếu thiếu kiểm soát, có thể làm gia tăng căng thẳng xã hội trong điều kiện nhóm người nghèo, người dễ bị tổn thương đang phải hứng chịu những tác động bất lợi nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế.

thực tiễn những năm qua cho thấy có nhiều bất cập trong hoạt động chi tiêu ngân sách nhà nước nhằm mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Tình trạng tăng trưởng nóng, đầu tư cao nhưng kém hiệu quả, dẫn tới lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô vài năm gần đây đi liền với xu hướng gia tăng đầu tư dàn trải, trầm trọng hơn tình trạng lãng phí, thất thoát, tham nhũng… chứng tỏ hiệu quả thấp của hoạt động thu chi ngân sách và nhiều vấn đề gay gắt đang tồn tại trong lĩnh vực này.

Theo khoản 3, Điều 8, Luật NSNN năm 1996, ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc tổng số chi không vượt quá tổng số thu, trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng thì được phép huy động vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phải cân đối vào ngân sách địa phương để trả nợ khi đến hạn. Luật NSNN sửa đổi năm 2002 mở rộng thêm quyền chủ động trong việc huy động vốn của ngân sách địa phương. Vay vốn đầu tư thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm do hội đồng nhân dân tỉnh quyết định (không phải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định như trước đây). Như vậy, mặc dù chúng ta chấp nhận về nguyên tắc là không có việc bội chi ngân sách địa phương nhưng thực tế lại vẫn cho phép địa phương vay để đầu tư. Thực chất của các nguồn cho địa phương vay là bội chi ngân sách nhà nước nhưng những khoản vay này còn chưa được quản lý chặt chẽ để quyết toán.

Cơ cấu chi ngân sách nhiều bất cập. Trong lĩnh vực đầu tư và cấp phát vôn từ ngân sách, xuất hiện mâu thuẫn giữa tốc độ tăng chi đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm, tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp với chủ trương tăng chi ngân sách cho đầu tư phát triển nhằm kích thích tổng cầu nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng; đầu tư còn dàn trải, hiệu quả đầu tư chưa cao..

Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước là thuế nhưng trong những năm vừa qua, trong tổng thu ngân sách, thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu chiếm tỉ trọng khá lớn. Đó là những khoản thu không trực tiếp phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nước, trái lại nó thể hiện tính chưa bền vững và sự phụ thuộc của các nguồn thu NSNN nước ta. Thu từ dầu thô không chỉ phụ thuộc vào trữ lượng, sản lượng khai thác, mà còn phụ thuộc khá lớn vào giá cả dầu mỏ trên thị trường thế giới. Trong tiến trình hội nhập, yêu cầu giảm mức thuế quan xuống 0-5% là yêu cầu tất yếu với Việt Nam, cũng nghĩa là nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ đây cũng sẽ giảm xuống. Những phân tích trên cho thấy thu ngân sách còn chứa đựng nhiều yếu tố đột biến, không ổn định.

Trong khi mức bội chi ngân sách vẫn cao thì mức thu của ngân sách nhà nước lại giảm xuống. Từ khi mở cửa hội nhập, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là nhập lậu, trốn thuế gia tăng cả về quy mô, hình thức, phương tiện. Điều quan ngại là tình trạng này lại có sự tiếp tay, bảo kê của những kẻ thoái hoá, biến chất trong khu vực nhà nước.

Câu 9:            Trình bày các nguyên tắc trong quản l‎ý ngân sách nhà nước, tại sao trách nhiệm giải trình và nguyên tắc minh bạch trong ngân sách nhà nước lại được coi là những nguyên tắc quan trọng nhất tại Việt Nam hiện nay.

Các nguyên tắc trong quản l‎ý ngân sách nhà nước

  • Nguyên tắc thống nhất được xây dựng trên các cơ sở:
  • Cơ sở chính trị: do nhà nước Việt Nam được thống nhất từ trung ương đến địa phương, vì vậy NSNN cũng phải thống nhất từ trung ương đến địa phương.
  • Cơ sở kỹ thuật: giảm tối thiểu đến các biệt lập gây ra tình trạng phân tán làm suy yếu nguồn lực tài chính của nhà nước. Thống nhất hệ thống báo cáo và các chỉ tiêu đánh giá trong việc thu thập và xử lý thông tin về NSNN.
  • Nguyên tắc công khai, minh bạch.

Trong đó thuật ngữ minh bạch là thuật ngữ rộng hơn so với công khai. Minh bạch về NSNN gồm:

  • Công khai hóa thông tin
  • Mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường
  • Tính tin cậy của thông tin
  • Sự nhất quản của thông tin
  • Tính dự đoán trước được
  • Sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin

4 nguyên tắc để minh bạch:

  • Công khai hóa thông tin
  • Phân định rõ vai trò và trách nhiệm
  • Lập, chấp hành và báo cáo NS công khai
  • Bảo đảm trung thực
  • Nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm:

Nhà nước đảm bảo trách nhiệm trước nhân dân quá trình thu và chi NSNN

  • Chịu trách nhiệm hiệu quả bao gồm khả năng điều trần và khả năng gánh chịu hậu quả.
  • Khả năng điều trần là yêu cầu đốivớicán bộ quản lý ngân sách và các quan chức của các bộ, ngành định kỳ phải trả lời các câu hỏi liên quan đến thu, chi ngân sách cũng như kết quả đạt được đằng sau các con số thu, chi đó.
  • Khả năng gánh chịu hậu quả là khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm mà các nhà quản lý thu, chi ngân sách gây ra. Những hậu quả này cũng cần được rõ ràng, quy định trước và thực thi hữu hiệu tránh hình thức.
  • Tính chịu trách nhiệm bao gồm chịu trách nhiệm có tính chất nội bộ và chịu trách nhiệm ra bên ngoài.
  • Chịu trách nhiệm nội bộ của nhà quản lý ngân sách bao gồm chịu trách nhiệm của cấp dưới với cấptrên, với người giám sát, kiểm tra ngân sách trong nội bộ Nhà nước.
  • Chịu trách nhiệm ra bên ngoài tức là chị trách nhiệm trước người nộp thuế và trước người thụ hưởng dịch vụ công.

Ngoài ra còn có các nguyên tắc sau:

  • Tăng cường và nâng cao tính hiệu lực của hệ thống giám sát nội bộ, bộ máy và quy trình kiểm soát nội bộ; bảo đảm mọi hoạt động tài chính, sự luân chuyển của từng đồng tiền Nhà nước của ngân khố phải được giám sát thường xuyên, liên tục…
  • Phân cấp và trao quyền trong quản lý và điều hành tài chính ngân sách cho các bộ ngành các địa phương
  • Thiết lập chế độ trách nhiệm giải trình: Giải trình với cơ quan quản lý cấp trên, với luật pháp, nhưng quan trọng hơn là giải trình với nhân dân, với những người trực tiếp đóng góp nguồn lực và thụ hưởng các nguồn lực tài chính.
  • Công khai, minh bạch mọi hoạt động thu chi tài chính, thu chi ngân sách. Công khai, minh bạch tài chính là biện pháp hạn chế tiêu cực. Cần tạo dựng thói quen công khai tài chính trong đời sống xã hội, coi đó vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của cả người cung cấp thông tin và sử dụng thông tin, đảm bảo định hướng đúng cho sự phát triển của Kiểm toán Nhà nước, phục vụ tốt nhất cho các quyết định của Quốc hội, của HĐND về ngân sách và phân bổ, quyết toán ngân sách.
  • Thiết lập các khuôn khổ pháp lý, cần tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hệ thống giám sát bằng nghiệp vụ, bằng tổ chức có sẵn trong bản thân công tác tài chính, từng quy trình chuyên môn để đảm bảo tốt và hiệu quả việc thu chi NSNN.

 

Nguyên tắc minh bạch trong ngân sách nhà nước lại được coi là những nguyên tắc quan trọng nhất tại Việt Nam hiện nay.

Một nguyên nhân quan trọng khác dẫn tới hiệu quả thẩm tra, giám sát nợ công chưa cao, đó là đại biểu Quốc hội còn thiếu các thông tin cần thiết và điều kiện thực tế để xem xét đánh giá một cách cụ thể, sâu sắc các báo cáo của Chính phủ.  Vì đa phần khi về họp Quốc hội, thì các đại biểu Quốc hội mới nhận được báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách. Với thời gian hạn hẹp tại một kỳ họp thì đại biểu “khó có điều kiện để đánh giá một cách toàn diện, cụ thể, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan được đề cập trong báo cáo.
Do đó, nâng cao tính công khai trong công bố, giải trình thông tin, số liệu về ngân sách Nhà nước và nợ công chính là một biện pháp quan trọng nhằm tăng cường hiệu lực quản lý các chỉ tiêu này. Quốc hội cần yêu cầu cơ quan báo cáo cập nhật và cung cấp chuỗi số liệu về về kinh tế – xã hội, ngân sách Nhà nước, cơ sở dữ liệu về nợ công ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo quy định của pháp luật để các đại biểu Quốc hội có thể theo dõi, phân tích, tính toán, so sánh làm cơ sở để thảo luận về các chỉ tiêu này.
Thực tế, chưa thấy có một báo cáo của tỉnh về việc chi tiền ngân sách của Trung ương chi. Chính vì như thế mà không ai có thể hiểu được Vinashin mất 86 nghìn tỷ đồng hay nhà nước xuất 86 nghìn tỷ đồng và còn 104 nghìn tỷ đồng hay chủ yếu là đất đai tài sản nhà nước, vốn nhà nước hay là cái gì, thông số cho Vinashin cho đến nay không biết. Vậy việc minh bạch hóa cực kỳ quan trọng trong thu chi ngân sách nhà nước.

Hơn nữa, việc phân bổ ngân sách và chi ngân sách phải thể hiện thật minh bạch, phải rõ ràng, có kiểm tra. Trên thực tế, trong phân bổ ngân sách có rất nhiều tổng công ty mà được giao phần thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ. Điều này cần phải thể hiện rõ ra xem đầu tư vào đâu, đầu tư vào cái gì, chi như thế nào? Còn nếu Chính phủ yêu cầu tổng công ty này, tập đoàn này phải thực hiện nhiệm vụ gì của Chính phủ thì phải bằng cách rõ ràng là Chính phủ giao bao nhiêu tiền, để làm việc gì? Vấn đề này phải thật rõ ràng và công khai hóa thông tin để kiểm tra, rà soát thường xuyên quá trình quản lý và sử dụng NSNN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here