Thuế Vụ

0
8542
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

Câu 1: Khái niệm, mục đích của thuế XNK?

  • Khái niệm:

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh trên hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam.

  • Mục đích:
  • Tạo nguồn thu cho NSNN
  • Quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu
  • Bảo hộ sản xuất trong nước
  • Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

Câu 2: Đối tượng chịu thuế XNK? Đối tượng không chịu thuế XNK?

  • Đối tượng chịu thuế:
  • Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Hàng hoá được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
  • Hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Đối tượng không chịu thuế:
  • Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật về hải quan.
  • Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại.
  • Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
  • Hàng hoá là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của nhà nước khi xuất khẩu.

Câu 3: Đối tượng nộp thuế XNK được quy định như thế nào?

Đối tượng nộp thuế XKN bao gồm:

  • Đối tượng nộp thuế:
  • Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Tổ chức nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hoá qua cửa khẩu biên, giới Việt Nam.
  • Đối tượng được uỷ quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế:
  • Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế uỷ quyền nộp thuế XNK.
  • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế.
  • Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

Câu 4: Công thức xác định thuế XNK?

  1. Hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối:
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộpa.                      = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan  × Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá
  1. Hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp    = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan  × Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hoá  × Thuế suất của từng mặt hàng (%)

Câu 5: Giá tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu được xác định theo nguyên tắc nào? Đồng tiền sử dụng khi xác định trị giá tính thuế?

  • Giá tính thuế XNK được xác định theo nguyên tắc sau:
  • Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB hoặc giá DAF), không bao gồm phí bảo hiểm (I) và phí vận tải (F).
  • Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.

Hàng hoá nhập khẩu có hợp đồng mua bán hàng hoá thì trị giá tính thuế hàng nhập khẩu được xác định theo 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế phù hợp cam kết quốc tế với trình tự áp dụng tuần tự 6 phương pháp và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế. Các phương pháp xác định trị tính thuế hàng nhập khẩu bao gồm:

  1. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.
  2. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt.
  3. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương đối.
  4. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ.
  5. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán.
  6. Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế.

Hàng hoá nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hoá và hàng nhập khẩu trong một số trường hợp khác, bộ tài chính có quy định cụ thể việc xác định trị giá tính thuế căn cứ vào nguyên tắc xác định trị giá tính thuế ở trên.

  • Đồng tiền sử dụng khi xác định trị giá tính thuế:

Đồng tiền được nộp bằng Việt Nam đồng, trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.

Câu 6: Có mấy phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu? Kể tên.

Có 6 phương pháp xác định trị tính thuế hàng nhập khẩu bao gồm:

Quảng Cáo
  1. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.
  2. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt.
  3. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương đối.
  4. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ.
  5. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán.
  6. Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế.

Câu 7: Trình bày phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu?

  1. Điều kiện áp dụng:
  • Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu,
  • Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không thể xác định được trị giá của hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế.
  • Sau khi bán lại hàng hoá, người nhập khẩu không phải trả thêm bất kì khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt, sử dụng hàng hoá mang lại, không kể các khoản điều chỉnh.
  • Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.
  1. Xác định trị giá tính thuế:

Trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá được bán để xuất khẩu đến Việt Nam sau khi đã được điều chỉnh theo qui định.

  1. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán được xác định bằng tổng số tiền người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán trực tiếp hay gián tiếp cho người bán để mua hàng nhập khẩu, bao gồm các khoản sau đây:
  • Giá mua ghi trên hoá đơn thương mại. Trường hợp giá mua ghi trên hoá đơn có bao gồm các khoản giảm giá phù hợp thông lệ thương mại quốc tế thì các khoản này được trừ ra để xác định trị giá tính thuế.
  • Các khoản tiền người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn thương mại, bao gồm: tiền trả trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, bảo hiểm hàng hoá và các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như khoản tiền người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán, khoản tiền được thanh toán bằng cách bù trừ nợ.
  1. Các khoản điều chỉnh: bao gồm các khoản phải cộng và các khoản được trừ.
  • Các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch để xác định trị giá tính thuế khi các khoản này phải liên quan trực tiếp đến hàng nhập khẩu, do người mua chịu và chưa được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán. Các khoản phải cộng bao gồm:
  • Chi phí hoa hồng bán hàng và phí môi giới
  • Chi phí bao bì;
  • Chi phí đóng gói;
  • Trị giá của hàng hoá, dịch vụ do người mua cung cấp cho người bán miễn phí hoặc giảm giá;
  • Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ;
  • Các khoản tiền mà người mua thu được sau khi định đoạt, sử dụng hàng nhập khẩu được chuyển dưới mọi hình thức cho người bán hàng nhập khẩu;
  • Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng;
  • Chi phí bảo hiểm.
  • Các khoản sau đây được trừ ra khỏi trị giá giao dịch nếu đã được tính trong giá mua hàng nhập khẩu:
  • Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hoá, bao gồm: chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kĩ thuật;
  • Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa phát sinh sau khi nhập khẩu;
  • Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp NSNN tính trong giá mua hàng nhập khẩu;
  • Các khoản giảm giá thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển ở nước xuất khẩu hàng hoá, được lập thành văn bản và nộp cùng tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu;
  • Các chi phí do người mua chịu, liên quan đến tiếp thị hàng nhập khẩu;
  • Khoản lãi suất theo thoả thuận tài chính của người mua và có liên quan đến việc mua hàng nhập khẩu sẽ được trừ ra khỏi trị giá giao dịch.

Tóm lại:

Trị giá tính thuế  = Giá mua trên hoá đơn + Các khoản tiền người mua phải trả chưa tính vào giá mua trên hoá đơn +_ Các khoản điều chỉnh

Câu 8: Có mấy loại thuế suất thuế nhập khẩu? Đối tượng áp dụng đối với mỗi loại thuế suất?

Có 3 loại thuế suất thuế nhập khẩu: thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường.

  • Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam (do bộ thương mại thông báo). Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hoá.
  • Thuế suất ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại các quyết định của bộ trưởng bộ tài chính.
  • Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá hập khẩu từ nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.

 Thuế suất thông thường  =   Thuế suất ưu đãi   ×   150%

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here