Thuế Vụ

0
8408
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Câu 1: Khái niệm, mục đích của thuế TNDN?

  • Khái niệm: thuế TNDN là loại thuế trực thu tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
  • Đặc điểm:
  • Thuế TNDN là thuế trực thu, thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế nên chỉ khi các doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế (lợi nhuận xác định theo luật thuế TNDN) mới phải nộp thuế TNDN.
  • Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập mà cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lợi nhuận do góp vốn liên doanh liên kết là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN.
  • Thuế TNDN là thuế trực thu song không gây phản ứng mạnh mẽ bằng thuế TNCN.

Câu 2: Đối tượng nộp thuế TNDN được quy định như thế nào?

  1. Người nộp thuế TNDN là tổ chức hạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
  2. Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  3. Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực.
  4. Tổ chức được thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã.
  5. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
  6. Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá hoặc dịch vụ và có thu nhập chịu thuế.
  7. Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế TNDN theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

Câu 3: Căn cứ tính thuế TNDN? Kỳ tính thuế TNDN? Công thức xác định thuế TNDN?

  1. Căn cứ tính thuế: Là thu nhập tính thuế và thuế suất.
  2. Kỳ tính thuế TNDN:

Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.

  1. Công thức xác định thuế TNDN:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) × Thuế suất thuế TNDN

Câu 4: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được quy định như thế nào? Thời điểm xác định doanh thu?

  1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

  1. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.
  2. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.
  3. Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế TNDN phải nộp của số năm thu tiền trước chia cho số năm thu tiền trước.
  4. Thời điểm xác định doanh thu:
  5. Đối với hoạt động bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá cho người mua.
  6. Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.
  7. Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho người mua.

Câu 5: Nguyên tắc xác định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế?

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Câu 6: Thế nào là lỗ và chuyển lỗ trong luật thuế TNDN?

  • Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.
  • Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

Câu 7: Thuế suất thuế TNDN được quy định như thế nào?

  1. Kể từ ngày 01/01/2014 , thuế suất thuế TNDN là 22%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 phần này và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi.
  2. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.

3.           Thuế suât thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%. thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bạch kim, vàng, bạc, thiếc,… trừ dầu khí) áp dụng thuế suất 50%; trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN áp dụng thuế suất thuế TNDN 40%.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here