Thuế Vụ

0
8408
Thuế Vụ
Thuế Vụ
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Đại Học Hàng Hải (Vimaru)

Lưu ý: Đây là đề cương của một môn có khá nhiều công thức, vì vậy các bạn nên tải bản pdf về máy để xem cho chuẩn nhé! Tránh tình trạng công thức bị thiếu sót dấu nào đó.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: CLICK HERE

Tải ngay đề cương này bản PDF tại đây: CLICK HERE (Dự Phòng: CLICK HERE)


KIẾN THỨC CHUNG môn thuế vụ:

Câu 1: Nêu các khái niệm về thuế? Tại sao nói nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân?

  • Khái niệm về thuế:

Trong cuốn từ điển kinh tế của hai tác giả người Anh cho rằng:

Quảng Cáo

“Thuế là một biện pháp của chính phủ đánh trên thu nhập, của cải và vốn nhận được của cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ ( thuế gián thu) và trên tài sản”.

Trong giáo trình thuế – học viện Tài chính:

“Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, nhằm sử dụng cho mục đích công cộng”.

  • Thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân:
  • Thuế luôn được ban hành bằng các văn bản pháp luật nên mọi công dân phải có nghĩa vụ về mặt pháp lí là thực hiện các luật thuế theo quy định.
  • Việc nộp thuế và tạo ra quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước để sau đó chúng được chi tiêu cho hàng hoá công cộng như nền hoà bình, môi trường trong sạch, đường xá, bệnh viện, trường học… đó là quyền lợi của người nộp thuế.

Câu 2: Kể tên các đặc điểm của thuế? Phân tích đặc điểm quan trọng nhất của thuế?

  • Thuế có 3 đặc điểm sau:
  • Tính bắt buộc
  • Tính không hoàn trả trực tiếp
  • Tính pháp lý cao
  • Trong đó, tính bắt buộc là đặc điểm quan trọng nhất của thuế:
  • Chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không gắn với lợi ích cụ thể của người nộp thuế do đó không thể sử dụng phương pháp tự nguyện.
  • Phần lớn hàng hoá công cộng do nhà nước sản xuất và cung cấp nhưng không ai tự nguyện trả tiền cho việc thụ hưởng hàng hoá công cộng, do đó để đảm bảo cung cấp hàng hoá công cộng nhà nước phải sử dụng quyền lực chính trị để bắt buộc mọi đối tượng có thu nhập phải chuyển giao.
  • Mặt khác, thuế được quy định bắt buộc nhằm đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế.
  • Tuy nhiên tính bắt buộc của thuế không có nội dùng hình sự nghĩa là hành động đóng thuế cho nhà nước không phải là hành động xuất hiện khi có biểu hiện phạm pháp mà hành động đóng thuế là hành động thực hiện nghĩa vụ công dân.

Câu 3: Tại sao nói thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp?

Thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp, vì:

  • Người nộp thuế suy cho cùng sẽ nhận được một phần các dịch vụ công cộng mà nhà nước cung cấp chung cho cộng đồng nhưng giá trị phần dịch vụ đó không nhất thiết bằng với khoản thuế mà họ nộp cho nhà nước. Và người nộp thuế cũng không có quyền đòi hỏi nhà nước phải cung cấp hàng hoá công cộng trực tiếp cho mình mới phát sinh khoản chuyển giao thu nhập cho nhà nước.
  • Mức thuế mà các thể nhân, pháp nhân phải chuyển giao cho nhà nước không hoàn toàn dựa trên mức độ người nộp thuế sử dụng hàng hoá công cộng nhiều hay ít. Mức thuế phải chuyển giao cho nhà nước tuỳ thuộc vào khả năng và trách nhiệm nộp thuế của các thể nhân và pháp nhân.

Câu 4: Trong cơ chế thị trường, thuế có những vai trò gì? Phân tích vai trò quan trọng nhất của thuế?

  • Trong cơ chế thị trường, thuế có 2 vai trò:
  • Huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước
  • Điều tiết kinh tế vĩ mô
  • Trong đó, huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước là vai trò quan trọng nhất:

Ngân sách nhà nước có thể được tạo lập từ nhiều nguồn thu khác nhau như: thuế, phí, lệ phí, vay trong nước, vay nước ngoài, viện trợ không hoàn lại, lợi nhuận từ doanh nghiệp nhà nước, phạt, tịch thu, bán tài nguyên và công sản quốc gia, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước…

Trong các nguồn thu trên thì thuế là nguồn thu chủ yếu, vì:

  • Chiếm tỷ trọng cao (75% – 85% trong tổng thu ngân sách nhà nước).
  • Nguồn thu từ thuế thường xuyên và tương đối ổn định, ít chịu ràng buộc.

Câu 5: Tại sao nói thuế góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế?

Thuế góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế vì:

Vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế có cơ sở nảy sinh từ vai trò huy động nguồn lực tài chính, nhưng chỉ được nhận thức và sử dụng từ những năm đầu của thế kỷ 20 khi vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước được thực hiện. Với vai trò này thuế góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hoá, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế, đồng thời góp phần thực hiện công bằng xã hội giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư.

Câu 6: Hệ thống thuế ở Việt Nam hiện nay có những sắc thuế cơ bản nào?

  • Hệ thống thuế là tập hợp các sắc thuế của một quốc gia trong một thời điểm nhất định.
  • Hệ thống thuế hiện nay của Việt Nam bao gồm các sắc thuế sau:
  1. Thuế giá trị gia tăng
  2. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
  3. Thuế tiêu thụ đặc biệt
  4. Thuế bảo vệ môi trường
  5. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
  6. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
  7. Thuế tài nguyên
  8. Thuế môn bài
  9. Thuế thu nhập doanh nghiêp
  10. thuế thu nhập cá nhân

Câu 7: Có những tiêu thức nào để phân loại các sắc thuế, trình bày cách phân loại theo một tiêu thức?

  • Có 2 tiêu thức để phân loại các sắc thuế:
  • Theo đối tượng chịu thuế
  • Theo phương thức đánh thuế
  • Phân loại thuế theo đối tượng chịu thuế:

Nếu căn cứ theo đối tượng chịu thuế có thể chia các sắc thuế thành:

  1. Thuế thu nhập: là loại thuế bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập kiếm được của các công ty hay các cá nhân. Vd: thuế TNDN, thuế TNCN.
  2. Thuế hàng hoá, dịch vụ (hay còn gọi là thuế tiêu dùng, thuế bán hàng): là loại thuế bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là hàng hoá, dịch vụ (hay nói cách khác đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang ra tiêu dùng trong hiện tại thông qua việc mua hàng hoá, dịch vụ). Ví dụ: thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XNK, thuế BVMT.
  3. Thuế tài sản: là loại thuế bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là tài sản. Ví dụ: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Câu 8: Thế nào là phí, lệ phí? So sánh sự giống và khác nhau giữa phí và lệ phí?

  • Khái niệm:
  • Phí là khoản tiền mà tố chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong danh mục phí đã ban hành kèm theo pháp lệnh phí và lệ phí.
  • Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được qui định trong danh mục lệ phí đã ban hành kèm theo pháp lệnh phí và lệ phí.
  • So sánh phí và lệ phí:
  • Giống nhau: Đều mang tính hoàn trả trực tiếp

Đều được quy định bằng pháp lệnh

  • Khác nhau:
Phí Lệ phí
Là nguồn thu của ngân sách nước hoặc cá nhân. Là nguồn thu của ngân sách nhà nước
Nhằm mục đích thu hồi vốn đầu tư Nhằm mục đích kiểm soát quản lý
Nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân Thực hiện chức năng công quyền với xã hội

Câu 9: So sánh sự giống và khác nhau giữa thuế và phí? Thuế và lệ phí?

  • Thuế và phí:
  • Giống nhau
  • Đều có tính bắt buộc
  • Làm tăng ngân sách nhà nước
  • Chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia
  • Khác nhau
  • Thuế có tính bắt buộc cao, phí có tính bắt buộc thấp
  • Thuế không có sự lựa chọn, còn phí có sự lựa chọn tự nguyện
  • Thuế bù đắp cho cả hàng hoá dịch vụ mang tính chất vô hình và không hoàn trả trực tiếp, còn phí chỉ bù đắp cho những hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình và hoàn trả trực tiếp
  • Thuế không mang tính chất đối giá, phí mang tính chất đối giá
  • Thuế mang tính pháp lý cao hơn phí , tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, phí mang tính pháp lý thấp hơn.
  • Thuế và lệ phí:
  • Giống nhau
  • Đều là khoản thu của ngân sách nhà nước
  • Đều mang tính pháp lý và có giới hạn trong phạm vi quốc gia
  • Khác nhau
  • Thuế không mang tính tự nguyện còn lệ phí mang tính chất tự nguyện
  • Thuế dành cho cả hàng hoá và dịch vụ còn lệ phí chỉ dành cho các dịch vụ hành chính pháp lý
  • Thuế có cơ quan thu thuế riêng do nhà nước kiểm soát còn lệ phí là khoản thu nhỏ do cơ quan công quyền địa phương thực hiện mang tính kiểm soát, quản lý của nhà nước cao.
  • Thuế không hoàn trả trực tiếp còn lệ phí hoàn trả trực tiếp.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here