Kho hàng

0
5683
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Kho hàng 

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan:

  1. Luật Tài Chính
  2. Quản Trị Tài Chính
  3. Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật
  4. Logic học
  5. Đại cương tàu biển

CHƯƠNG 2:

Câu 3: Phân tích các đặc điểm của doanh nghiệp để lựa chọn kho hàng công hay tư?

  • Với 1 kho hàng công, tất cả chi phí đều là chi phí biến đổi.

Khi lượng hàng cần lưu giữ tăng lên -> công ty cần thuê 1 lượng không gian lớn hơn

-> Chi phí thuê (tính theo m2 hoặc m3) tăng lên theo hàm tuyến tính (trên thực tế thì khi thuê càng nhiều không gian tại kho hàng công, công ty sẽ được hưởng phần khấu trừ và do đó số tiền thực tế phải trả thấp hơn con số tính toán tuyến tính).

  • Với kho hàng tư, bên cạnh chi phí chi phí biến đổi còn có bộ phận chi phí cố định như thuê mặt bằng, công cụ dụng cụ, chi phí sx, khấu hau TSCĐ.
  • Khi lưu lượng hàng qua kho tăng lên, đường chi phí của KH tư nhân có xu hướng tăng chậm hơn KH công (độ dốc nhỏ hơn).
  • Tồn tại một điểm lượng hàng xác định, tổng chi phí khi sử dụng KH tư nhân và KH công là bằng nhau.
  • Khi lượng hàng nhỏ hơn điểm này, công ty nên sd KH công, ngược lại nên sử dụng KH tư nhân nếu lượng hàng vượt qua điểm này nhằm đạt được hiệu quả về chi phí.

Câu 4: Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố chi phí trong tổng chi phí logistics và số lượng kho hàng trong hệ thống (vẽ hình)

kho hang

Quảng Cáo

Hình trên thể hiện tác động của số lượng kho hàng trong hệ thống logistics tới chi phí phân phối vật chất. Khi số lượng kho hàng tăng lên chi phí vận tải và chi phí do mất doanh số giảm xuống trong khi chi phí lưu trữ và chi phí kho hàng tăng lên.

Việc gộpcác lô hàng lên phương tiện vận tải sẽ giúp làm giảm chi phí đơn vị vận tải. Về phương diện phân phối, tăng số lượng kho hàng sẽ mang kho hàng đến gần với khách hàng và khu vực thị trường hơn, làm giảm cả khoảng cách và chi phí vận tải.

Chi phí mua hàng tăng lên do tổng số lượng không gian luôn tăng lên theo số lượng kho hàng. Ví dụ một hãng có chỉ một kho hàng với diện tích 200.000m2  sẽ chắc chắn không thể khai thác ở cùng mức độ dịch vụ như  hai kho hàng, mỗi kho 100.000m2

Ngoài ra khi một công ty tăng số lượng khoa hàng tổng lượng thường chữ cũng tăng lên và làm tăng chi phí tồn trữ. Khối lượng tồn trữ thêm cũng đòi hỏi nhiều hơn không gian tồn trữ.

Như được thể hiện ở hình vẽ khi số lượng kho hàng tăng lên tổng chi phí thường sẽ giảm xuống. Tuy nhiên tổng chi phí sẽ bắt đầu tăng lên khi phần chi phí tồn trữ và chi phí kho hàng tăng lên vượt qua phần tiết kiệm chi phí từ vận tải và mức doanh số.

Câu 5: So sánh kho hàng phân tán và kho hàng tập trung?

Tiêu chí so sánh KH tập trung: tập trung các kho hàng tại 1 số địa điểm nhất định.

=>số lượng KH trong hệ thống giảm

KH phân tán: chia các sp ra lưu trữ tại nhiều kho, ở nhiều địa điểm.

=>số lượng Kh trong hệ thống tăng

Khả năng thay thế sp Thấp Cao
Nếu trong kho xảy ra rủi ro (cháy,..) hoặc trong kho hết hàng, khả năng có sp để thay thế và đáp ứng nhu cầu kịp thời của mô hình KH tập trung thấp hơn KH phân tán.
Giá trị hàng hóa, giá trị Cao Thấp
Đối với những hh giá trị cao, việc lưu trữ tại một số lượng ít các kho hàng góp phần nâng cao khả năng kiểm soát, quản lý, giảm thiểu rủi ro mất hàng, tập trung bảo quản hàng tốt hơn tránh việc suy giảm chất lượng. Đồng thời giảm mức phí tổn tồn trữ.
Kích cỡ đơn hàng của KH Lớn Nhỏ, đặt hàng thường xuyên
Việc các khách hàng đặt các đơn hàng lẻ, nếu tiến hành phân phối từ KH tập trung sẽ dẫn đến việc gia tăng chi phí vận chuyển, do đó lựa chọn vc từ các kho hàng phân tán, gần khách hàng sẽ đỡ tốn kém và hiệu quả hơn.
Kho hàng đặc biệt Không
Do các kho hàng đặc biệt (quản lý độ ẩm, nhiệt độ,…) khá tốn kém trong việc đầu tư nên việc tập trung cho 1 số kho hàng tập trung sẽ giúp cắt giảm chi phí đầu tư vào trang thiết bị
Dòng sản phẩm Đa dạng -> Quy mô KH lớn Hạn chế -> Quy mô KH nhỏ hơn
Việc tập trung lưu trữ các dòng sp đa dạng tại 1 Kh sẽ giúp giảm mức tồn trữ tổng thể và chi phí tồn trữ.
Dịch vụ khách hàng Thấp Cao
Kho hàng phân tán đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh hơn do ở gần thị trường hơn, đặc biệt, khi dịch vụ vận tải không đáng tin cây, kéo dài thời gian chờ hàng thì nên áp dụng hệ thống kho hàng phân tán.
Chi phí quản lý cho tổng hệ thống Thấp Cao
       

Câu 6: Trình bày yêu cầu về phân chia cấu trúc trong kho hàng?

Kho hàng cần được thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng ở cả hiện tại và tương lai.

_ Bước đầu tiên cần tiến hành dự báo mức cầu sp của công ty về các loại hàng hóa cho từng giai đoạn bán hàng (thường là 30 ngày), theo từng chủng loại hàng hóa.

_ Tiếp đến, xđ khối lượng đặt hàng cho mỗi loại sp, thông thường bao gồm cả phần tồn kho dự phòng.

_ Chuyển đổi đơn vị khối lượng hàng sang đơn vị thể tích lưu trữ có tính đến thể tích cao bản và cho phép tăng thêm từ 10 -15% dành cho tăng trường.

_ Tính thêm phần không gian dành cho lối đi, các khu vực phụ khác như phòng hợp, văn phòng, nhà vệ sinh,…là công ty đã có bản dự tính không gian yêu cầu cho kho hàng.

_ Có thể thực hiện các công việc này thông qua mô phỏng máy tính nhằm tính toán nhiều biến số và dự tính cả nhu cầu cho tương lai.

Sử dụng không gian đạt hiệu quả tối đa

_ Tối đa hóa mặt bằng cho các hoạt động khai thác:

  • Khu vực dành cho việc nhặt và ghép đơn hàng là một bộ phận không gian trong kho hàng phân phối vật chất.Việc thiết kế khu vực này đặc biệt quan trọng để đạt được hiệu quả khai thác kho và tăng dịch vụ khách hàng.
  • Thể tích phần không gian này phụ thuộc vào quy mô đơn hàng, bản chất hàng hóa cũng như đặc điểm trang thiết bị làm hàng

_  Phân tách luồng nhận hàng và chuyển hàng nhằm tránh tắc nghẽn kho.

  • Đây là bộ phận không gian liên quan đến vận tải tại kho hàng, tuy có thể gộp chung nhưng để tăng hiệu quả hoạt động, chúng thường được tách ra thành các khu vực riêng biệt.
  • Để tính toán được phần không gian cần thiết, công ty phải xác định sẽ sd khu vực cầu bến bên ngoài kho hay dỡ hàng vào kho trực tiếp từ phương tiện.
  • Đồng thời cần tính đến ko gian quay trở phương tiện, ko gian dành cho cao bản, trang thiết bị lưu kho, khu vực kiểm tra, giám định, kiểm đếm hh trước khi xếp lên phương tiên vận tải hay gộp các lô hàng lớn.
  • 2 yếu tố quyết định không gian nhập và xuất hàng đó là khối lượng hàng và độ thường xuyên của hàng hóa qua kho.

_ Tận dụng tối đa phần không gian thực tế dành cho việc lưu trữ hàng hóa.

_ Cần tính đến 3 bộ phần không gian khác trong kho hàng là khu vực sửa chữa; khu vực văn phòng hành chính; khu vực phụ dành cho khu vệ sinh, căng tin, tủ khóa đồ,..

_ Phối hợp giữa các khu vực ko gian và ngoài nhằm tạo luồng hàng dịch chuyển hợp lý trong kho.

Sự sắp xếp các khu vực cần phù hợp với thứ tự quy trình nghiệp vụ trong kho.

Câu 7: Trình bày các nguyên tắc thiết kế cấu trúc kho hàng?

  1. Ưu tiên lựa chọn loại kho hàng 1 tầng: Do chúng thường tạo ra nhiều không gian hơn trên mỗi chi phí đầu tư, cũng như ít tốn kém hơn khi thi công xây dựng.
  2. Sử dụng mô hình đường thẳng hoặc dòng lưu chuyển trực tiếp: Thứ tự sắp xếp các khu vực phù hợp với trình tự các bước tránh việc hàng hóa quay trở lại chỗ cũ làm giảm hiệu quả.

Giả sử khu vực nhận hàng -> k/v lưu trữ -> k/v nhặt hàng, đóng gói -> k/v xuất hàng

  1. Sử dụng các trang thiết bị làm hàng phù hợp với công việc nhằm tăng hiệu quả lao động.
  2. Sử dụng một kế hoạch xếp hàng hiệu quả:

Nơi đặt hàng hóa cần đảm bảo tối ưu hóa hoạt động khai thác, giảm chi phí. Mặc dù trong 1 số trường hợp , hàng hóa được sắp xếp theo chủng loại nhưng hầu hết là ko cần thiết.

Do đó, nta sd việc kiểm tra sơ đồ bố trí nhằm quản lý quãng đường di chuyển của hàng hóa trong kho và áp dụng quy tắc Pareto để có sự thay đổi phù hợp.

Nguyên tắc này chỉ ra rằng, 80% nhu cầu được thỏa mãn bởi 20% đơn vị hàng, do đó, nếu có thể định vị 20% đơn vị hàng và bố trí gần khu vực xuất, nhập hàng hóa thì có thể tăng hiệu quả đáng kể. Muốn tiến hành được việc này nta phải xác định được nhu cầu. Nghiên cứu Pareto cùng cần phải được thực hiện lặp đi lặp lại nhằm phản ánh sự thay đổi trong thực tế.

  1. Giảm thiểu nhất có thể không gian dành cho lối đi: có tính đến yêu cầu về kích thước, chủng loại, bán kính quay trở của thiết bị làm hàng và yêu cầu cụ thể của từng loại hàng hóa.

Tuy nhiên, cũng không nên quá chú trọng thái quá việc thiết kế các lối đi hẹp lại để tận dụng không gian kho hàng. Điều này có thể dẫn tới việc phản tác dụng vì mặc dù tiết kiệm chút ít không gian nhưng lại phải sử dụng nhiều lao động hơn.

  1. Tối đa hóa chiều cao của kho hàng: để tận dụng tốt nhất không gian trong kho.

_ Khi cải thiện được hiệu quả sử dụng không gian, khoảng cách di chuyển trong kho hàng giảm xuống nhưng sẽ phải đánh đổi bởi thời gian nâng hàng lên cao.

Kế hoạch lưu kho kinh tế nhất chịu ảnh hưởng bởi tốc độ vòng quay. Do đó, sp xuất đi sớm nhất nên được lưu ở vị trí gần cửa, gần sàn.

_ Nta sẽ xét đến đặc tính các trang thiết bị làm hàng và mức độ chịu tải của kiện hàng để tiến hành các biện pháp khắc phục (can thiệp vào các kiện hàng nâng sức chịu tải hoặc sử dụng các giá hàng chịu lực), nâng cao chiều cao xếp hàng thực tế, tận dụng khoảng không gian trên cao – phần không gian rẻ nhất trong kho hàng.

_ Việc tận dụng không gian cũng có những giới hạn nhất định (đẻ đảm bảo việc hệ thống phun nước hoạt động hiệu quả công ty bảo hiểm cháy nổ thường yêu cầu chiều cao tối đa khi xếp hàng, đặc biệt với loại hàng nguy hiểm, cũng như quy định về k/c tối thiểu giữa các vòi nước và hàng hóa tùy thuộc vào từng hệ thống phun nước, chiều cao hàng, loại hàng)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here