Đại cương tàu biển

0
4663
dai cuong tau bien
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Đại cương tàu biển

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Các Vấn Đề Pháp Lý Về Tàu Biển Và Thuyền Bộ Tàu Biển

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương Đại cương tàu biển

Quảng Cáo

Câu 1: Khái niệm mớn nước của tàu? Giới thiệu các loại thước mớn nước trên tàu?

  • Mớn nước thực (Draft- d): Là khoảng cách thẳng đứng từ đường nước tới keel tàu. Trong thực tế, tàu có thể ở tư thế bất kỳ (nghiêng,chúi) nên khoảng cách này sẽ khác nhau tại các vị trí khác nhau theo chiều dài tàu.

Thông thường mớn nước của tàu sẽ được lấy ở 3 vị trí: mũi, lái và giữa tàu.

  • Các loại thước mớn nước trên tàu:
  • Thước mớn nước được biểu thị bằng chữ số La mã hoặc chữ số Ả rập có số đo theo hệ Mét hoặc Foot.
  • Thước đo nước theo hệ Mét có các chữ số cao 10cm, khoảng cách giữa hai chữ số là 10cm.
  • Thước mớn nước theo hệ Foot có các chữ số cao 6 inches, khoảng cách giữa hai chữ số là 6 inches.

Khi đọc mớn nước ta lấy đường nước và chân con số làm chuẩn.

Câu 2: Giới thiệu các khu vực riêng biệt ở trên tàu?

  • Hầm hàng: Có dạng những không gian hình chữ nhật, hình tròn trống lớn; là nơi dùng để chất xếp hàng hoá.
  • Đuôi tàu: Hầu hết các không gian ở phía đuôi tàu có phòng máy và chỗ ở sinh hoạt. Bên cạnh đó có thể là nơi làm việc, nơi lưu trữ nhiên liệu hoặc két ballast.
  • Buồng máy: Là 1 khoang trải rộng trên toàn bộ chiều rộng của tàu.
  • Đáy đuôi và két mạn: Cả đáy đôi và két mạn trên thực tế lag khoang kín nước; các két được đặtở 2 bên của con tàu và phía trên các đáy đôi.
  • Mũi tàu: Là 1 phần của con tàu nằm giữa mũi tàu và quả lê hay vách khoang mũi và phần liền kề.
  • Khu sinh hoạt: Thường được bố trí nằm ở gần lái tàu, phía trên buồng máy, dưới buồn lái; là nơi diễn ra hoạt động sinh hoạt hàng ngày của thuyền viên.

Câu 3: Chân vịt bước cố định? Ưu và nhược điểm?

  • Cánh của chân vịt bước cố định có vị trí cố định và không thay đổi được bước, dẫn đến việc chân vịt phải thay đổi chiều quay của trục để có thể chạy lùi. Điều này thực hiện được nhờ khớp ly hợp thuận nghịch hoặc máy thuận nghịch.
  • Ưu điểm (so với chân vịt biến bước):
  • Mạnh mẽ, cứng cáp hơn.
  • Chân vịt không quay tròn khi neo đậu nên không gây nguy hiểm cho xuồng bắt dây và ít gặp trường hợp dây buộc tàu quấn quanh chân vịt.
  • Nhược điểm: Trong thời tiết bất lợi, chân vịt sẽ chuyển động nặng nề, gay cản trở cho lực đẩy của tàu.

Câu 4: Chân vịt biến bước? Ưu và nhược điểm?

  • Chân vịt biến bước không cần đảo chiều quay của trục chân vịt hay sử dụng khớp ly hợp thuận nghịch,… mà chỉ cần chuyển bước của chân vịt. Khi lùi thì lực đẩy sẽ hướng về phía trước. Khi cần giảm tốc độ thì cánh chân vịt sẽ chuyển gần về vị trí mặt phẳng giữa. Tiêu tốn năng lượng cho cả 2 quá trình tiến và lùi là như nhau.
  • Ưu điểm:
  • Thực hiện đẩy tàu với mọi cấp tốc độ, thậm chí với tốc độ cực chậm mà không hao hụt công suất.
  • Dễ dàng chuyển từ trạng thái tiến sang lùi và ngược lại.
  • Tăng hiệu suất cho tàu có trọng tải thay đổi (tàu cá, tàu lai…)
  • Kết hợp dễ dàng với máy phát điện đồng trục (máy phát lai trực tiếp từ máy chính).
  • Có khả năng dừng tàu với công suất lớn nhất.
  • Nhược điểm: Mỏng manh, dễ hư tổn đối với các thành phần thuỷ lực và vòng đệm. Vòng đệm hư hỏng có thể gây ra ô nhiễm do tràn dầu.

Câu 5: Khái niệm về trọng tải và chiều dài lớn nhất của tàu? Ứng dụng của chúng trong thực tiễn?

  • Trọng tải chở hàng của tàu là khả năng chuyên chở của tàu được xác định trên cơ sở lượng giãn nước mùa hè của tàu. Lượng giãn nước mùa hè được xác định theo mớn nước mùa hè ấn định theo Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển (LOADLINE 66). Đơn vị là tấn.

Trọng tải thể hiện khả năng chuyên chở của tàu, cho biết tàu có thể chở tối đa bao nhiêu hàng, từ đó đảm bảo an toàn cho tàu trong toàn bộ hành trình.

–     Chiều dài toàn bộ (LOA): Là chiều dài lớn nhất tính theo chiều dọc tàu.

Kích thước này liên quan đến hỗ trợ tàu lai, hoa tiêu và có vai trò rất quan trọng đối với việc bố trí cầu bến cũng như trong quá trình điều động tàu.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here