Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật

0
13397
Luật Thương Mại
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Triết học 1Triết học 2

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Quảng Cáo

Câu 1: Lý luận của học thuyết Mác – Lênin về nguồn gốc nhà nước và pháp luật?

  • Nhà nước và pháp luật là 1 phạm trù lịch sử, cùng xuất hiện, cùng tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của giai cấp.
  • Sự ra đời của nhà nước gắn liền với sự ra đời của pháp luật. Đó là quá trình tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy thành xã hội có giai cấp. Khi giai cấp tiêu vong thì nhà nước và pháp luật không còn nữa.
  • Khi lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự thay đổi về hình thái kinh tế xã hội và sự thay đổi đó phản ánh sự phát triển, tiến bộ hơn của lực lượng sản xuất.
  • Lịch sử xã hội loài người phát triển qua 5 hình thái:
  • Cộng sản nguyên thủy
  • Chế độ nô lệ
  • Phong kiến
  • Tư sản
  • Cộng sản văn minh
  • XHCN là thời kỳ quá độ từ tư sản sang cộng sản văn minh.

Câu 2: Trình bày tóm tắt quá trình tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy dẫn đến sự ra đời của nhà nước và pháp luật?

  • Quá trình tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy trải qua 3 lần phân công lao động, là 1 bước tiến của LLSX, từng bước làm rạn nứt và tan rã xã hội cộng sản nguyên thủy.
  • Lần 1: là quá trình con người thuần chủng động vật tạo ra ngành chăn nuôi phát triển ð cho NSLD tăng lên, có của cải dư thừa, tích lũy ð xuất hiện nhu cầu tư hữu. Đó là vết rạn nứt đầu tiên.
  • Lần 2: là quá trình con người tìm ra kim loại thay thế công cụ đồ đá, đồng ð NSLD tăng ð cần nhiều người lao động hơn, tạo ra xã hội phân hóa giàu – nghèo.
  • Lần 3: Sự hình thành thương nghiệp tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông, đồng tiền bắt đầu xuất hiện ð cho vay nặng lãi ð nghèo, bần cùng hóa ð mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Tổ chức thị tộc bất lực trước sự tồn tại mâu thuẫn xã hội giữa bộ phận bóc lột và bị bóc lột.

Giai cấp xã hội: Cần có tổ chức mới đủ sức để trấn áp mâu thuẫn đó để duy trì xã hội ð nhà nước là công cụ, tầng lớp bóc lột (giai cấp thống trị) có khả năng sử dụng thiết chế là nhà tù, quân đội, cảnh sát để bảo vệ giai cấp thống trị.

Quá trình phát triển của LLSX qua 3 lần phân công lao động làm tan rã xã hội cộng sản nguyên thủy thành 1 xã hội xuất hiện giai cấp hình thành nên nhà nước và pháp luật. Nhà nước pháp luật đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ (điều hòa mâu thuẫn trong vòng “trật tự”).

Câu 3: Kiểu nhà nước là gì? Có các kiểu nhà nước nào?

  • Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc trưng cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò, giá trị xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại, phát triển của nhà nước trong 1 hình thái kinh tế – xã hội nhất định.
  • Từ khi có giai cấp đến nay đã tồn tại 4 hình thái kinh tế – xã hội: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và XHCN. Tương ứng với 4 hình thái kinh tế – xã hội ấy là 4 kiểu nhà nước: Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước XHCN.

Trong đó, 3 kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ, phong kiển, tư sản là kiểu nhà nước bóc lột. Tuy có những điểm khác nhau nhưng có điểm chung nhất đều là công cụ, kiểu nhà nước bóc lột và cơ sở kinh tế của nó dựa trên chế độ tư hữu về TLSX.

Câu 4: Hình thức nhà nước là gì? Trình bày hình thức chính thể?

  • Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và các phương pháp thực hiện quyền lực đó, bao gồm: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
  • Hình thức chính thể:
  • Là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan cấp cao của nhà nước và quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau, cũng như thái độ của các cơ quan ấy đối với nhân dân.
  • Gồm có 2 dạng:
  • Chính thể quân chủ: quyền lực cao nhất tập trung toàn bộ hoặc 1 phần vào tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế quyền lực. Có quân chủ tuyệt đối (người đứng đầu nhà nước có quyền lực vô hạn) và quân chủ hạn chế (vua chỉ nắm 1 phần nhỏ quyền lực còn phần lớn thuộc về 1 cơ quan nhà nước được bầu ra theo nhiệm kỳ).
  • Chính thể cộng hòa: quyền lực cao nhất thuộc về cơ quan được bầu ra trong thời hạn nhất định. Gồm có cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc.

Câu 5: Hình thức nhà nước là gì? Trình bày hình thức cấu trúc nhà nước?

Hình thức cấu trúc là sự cấu tạo Nhà nước thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước ở TƯ với các cơ quan nhà nước ở địa phương.

  • Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất; các bộ phận hợp thành nhà nước là những đơn vị hành chính – lãnh thổ không có chủ quyền riêng, độc lập; có 1 hệ thống các cơ quan nhà nước thống nhất từ TƯ đến địa phương có 1 hệ thống pháp luật, công dân chỉ mang 1 quốc tịch hoặc có thể đồng thời mang thêm quốc tịch của 1 nước khác.
  • Nhà nước liên bang là nhà nước hợp thành từ 2 hay nhiều nước thành viên. Chủ quyền quốc gia của liên bang vừa do nhà nước liên bang vừa do nhà nước thành viên nắm giữ, có 2 hệ thống pháp luật, công dân có 2 quốc tịch.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here