XỬ TRÍ CẤP CỨU ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
BS.CKI.Bùi Hạnh Thu Khoa Hô Hấp
1. ĐỊNH NGHĨA PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
1.1 .Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease = BPTNMT) là một bệnh lý được đặc trưng bởi sự giới hạn luồng khí không hồi phục hoàn toàn, giới hạn luồng khí này thường tiến triển và thường đi kèm với một đáp ứng viêm bất thường đối với các hạt hay khí độc hại.
1.2.Đợt cấp BPTNMT là một tình huống xảy ra trong diễn biến tự nhiên của bệnh, đặc trưng bởi sự thay đổi các triệu chứng căn bản của bệnh nhân như khó thở, ho + đàm khác với diễn biến thường ngày,khởi phát cấp tính và có thể đòi hỏi sự thay đổi thuốc men thường ngày trên bệnh nhân BPTNMT
2. CHẨN ĐOÁN PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
2.1. Chẩn Đoán BPTNMT:
2.1.1. Triệu chứng: ho, khạc đàm, khó thở; ran ngáy, rít, nổ,… ở phổi
2.1.2. Phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ: thuồc lá, nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường trong hay ngoài nhà.
2.1.3. Hô hấp ký: FEV1/FVC < 70% –> có tắc nghẽn luồng khí
Trị số FEV1 –> các giai đoạn BPTNMT
2.2. Chẩn đoán đợt cấp BPTNMT
2.2.1. Bệnh nhân chưa được chẩn đoán BPTNMT:
Nghĩ nhiều đến BPTNMT khi:
– Tuổi > 40 ; đã hoặc đang hút thuốc lá
– Tiền sử phù hợp với BPTNMT
– Triệu chứng: Khó thở, khò khè, nặng ngực, ho, khạc đàm nhiều ; Ran ngáy, rít , nổ,… ở phổi.
– Xquang phổi: Có thể có hình ảnh khí phế thũng phổi.
2.2.2. Bệnh nhân đã được chẩn đoán BPTNMT:
– Tăng khó thở kèm theo khò khè nặng ngực
– Tăng ho và khạc đàm
– Thay đổi màu sắc và tính chất của đàm
– Sốt
3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
3.1 .Dấu hiệu bệnh nặng:
-Thở co kéo cơ hô hấp phụ -Hô hấp đảo nghịch -Tím tái
– Huyết động không ổn định
– Dấu suy hô hấp mạn kèm theo hoặc suy tim
– Rối loạn tri giác
3.2. Test chức năng hô hấp: khó thực hiện
Theo GOLD 2006:
– BPTNMT nặng (bậc 3): 30% < FEV1< 50%
– BPTNMT rất nặng (bậc 4):FEV1< 30% hoặc FEV1 < 50% kèm suy hô hấp mạn hoặc suy tim
3.3. Khí máu động mạch:
– PaO2 < 60mmHg, hoặc SaO2 < 90% ở không khí phòng => suy hô hấp
– PaO2 < 50mmHg, PaCO2 >70mmHg và pH máu < 7,3=> đe dọa tính mạng
3.4. Xquang phổi và ECG: giúp chẩn đoán phân biệt, bênh lý kèm, biến chứng, …
3.5. Cận lâm sàng khác: Hct > 55%
Rối loạn điện giải, toan kiềm, dinh dưỡng, …
4. XỬ TRÍ CẤP CỨU ĐỢT CẤP PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH:
4.1. Đánh giá độ nặng => nằm phòng điểm
4.2. Thở oxy, đo lại khí máu động mạch sau 30 phút
Mục tiêu: PaO2 > 60mmHg, SaO2 > 90% mà không có ứ CO2 và nhiễm toan Thường cho 1-2lít/phút
4.3. Dãn phế quản:
a. Kết hợp P2 đồng vận và anticholinergics: dùng spacer hay máy phun khí dung tăng liều hoặc tăng số lần
+ Albuterol(Salbutamol) hay Terbutaline 2,5-5mg phun khí dung/lần hoặc 2-4 puffs MDI mỗi 30-60 phút. Sau đó, tùy tình trạng bệnh nhân: lặp lại mỗi 4-6 giờ.
+ Ipratropium bromide(Atrovent) 0,25-0,5phun khí dung/lần hoặc 2-6 puffs MDI mỗi 6-8 giờ
+ Ipratropium bromide 0,5mg + Salbutamol 2,5mg(Combivent) phun khí dung + Ipratropium bromide+ Fenoterol(Berodual) phun khí dung hoặc MDI
b. Methylxanthine: Aminophylline truyền TM nếu cần, nên cân nhắc lợi- hại
Liều tấn công: nếu chưa dùng: 5mg/kg truyền TM > 20 phút nếu đã dùng: 3mg/kg truyền TM >20 phút Liều duy trì: 0,2-0,6mg/kg/giờ, truyền TM 6mg/kg/ngày, uống
Duy trì nồng độ Theophylline trong máu: 8-12mg/L
4.4. Corticoid: đường uống hoặc tĩnh mạch, không có liều chính xác
Thường: Prednisone(u) 40-60mg/ngày
Methylprednisolone(TM) 40-120mg/4-6 giờ
4.5. Kháng sinh: uống hay tiêm TM: khi có dấu hiệu nhiễm trùng
Chú ý: Streptococcus pneumoniae, H. influenzae, Mycoplasma pneumoniae, Moraxella cartarrhalis, virus(Influenza, Adenovirus, …)
a.Đợt cấp nhẹ, không có yếu tố nguy cơ đáp ứng kém:
Nguyên nhân: Streptococcus pneumoniae, H. influenzae, Mycoplasma pneumoniae, Moraxella cartarrhalis, virus,… => Kháng sinh: uống Amox/clavulanate 625-1000mg/12giờ Ampi/sulbactam 375-750mg/12giờ Aziththromycin 500mg/24giờ x 3ngày Clarithromycin 500-1000mg/24giờ Cefuroxime 500mg/12giờ
Cefdinir 100mg/8giờ Ceípodoxime 100-200mg/12giờ Ceíixime 200mg/12giờ
b. Đợt cấp trung bình, có yếu tố nguy cơ đáp ứng kém
Nguyên nhân: nhu trên, vi khuẩn sinh p-lactamase, S.pneumoniae kháng PNC, Enterobacteraceae, …
+ Uống: Amox/clavulanate Ampi/sulbactam Levoíloxacin 500mg/24giờ Gatiíloxacin 400mg/24giờ Moxiíloxacin 400mg/24giờ + TM: Amox/clavulanate 1,2g/6-8giờ Ampi/sulbactam 1,5g/6-8giờ Cefuroxime 0,750-1,5g/12giờ Cefotaxime 1-2g/6-8giờ Ceftriaxone 1-2g/24giờ Ceftazidime 1-2g/8giờ Cefoperazone 1-2g/12giờ Levoíloxacin 500mg/24giờ Gatiíloxacin 400mg/24giờ Moxiíloxacin 400mg/24giờ
c. Đợt cấp nặng, nguy cơ nhiễm P.aeruginosa: kháng sinh đuờng TM
Ciprofloxacin 400-1200mg/12giờ Levoíloxacin 500mg/24giờ Ceítazidime 1-2g/8giờ Cefoperazone 2-4g/6-12giờ Cefepime 1-2g/12giờ Piperacillin 2-4g/8giờ Ticarcillin 1,6-3,2g/8giờ
4.6. Điều trị kèm theo: thuờng xuyên theo dõi và điều chỉnh
– Nuớc, điện giải, thăng bằng kiềm toan
– Chế độ dinh duỡng
– Điều trị các bệnh lý đi kèm
4.7. Thở máy:
a.Không xâm lấn:
Chỉ định:
+ Khó thở trung bình đến nặng, co kéo cơ hô hấp và thở nghịch + Toan máu trung bình đến nặng (pH < 7,35) và/hoặc tăng thán (PaCO2
> 45mmHg)
+ Tần số thở > 35lần/phút Chống chỉ định: Khi có một trong các dấu hiệu sau:
+ Ngung thở
+ Bất ổn tim mạch: tụt huyết áp, rối loạn nhịp, nhồi máu cơ tim,…
+ Thay đổi tri giác, bệnh nhân không hợp tác + Nguy cơ sặc hít cao + Tăng tiết đàm nhớt
+ Phẫu thuật vùng mặt hay dạ dày, thực quản gân đây + Chấn thương sọ, mặt + Bất thường vùng mũi, hầu + Bỏng + Quá béo phì
b. Xâm lấn: Chỉ định khi:
+ Ngưng hô hấp, tuần hoàn + Khó thở nặng, hô hấp đảo nghịch
+ Giảm oxy máu nặng: PaO2<40mmHg hay PaCO2/FiO2<200mmHg mà không cải thiện ngay với thở oxy qua sonde + Ngủ gà, rối loạn tri giác + Các rối loạn và biến chứng khác + Thở máy không xâm lấn thất bại hay có chống chỉ định.
Xem thêm Phác đồ Bệnh viện Trưng Vương:
- Bài Giản Chẩn Đoán Điều Trị Chữa Bệnh Viêm Phế Quản Cấp Do Nhiễm Khuẩn
- Bài Giảng Chẩn Đoán Điều Trị Bệnh Sốt Xuất Huyết Dengue
- Bài Giảng Chẩn Đoán Điều Trị Chữa Bệnh Hen Phế Quản
- Bài Giảng Chẩn Đoán Điều Trị Chữa Bệnh Hạ Natri Máu
- Bài Giảng Chẩn Đoán Điều Trị Chữa Bệnh Khó Thở Ở Bệnh Nhân Hậu Phẫu