XỬ TRÍ CẤP CỨU CƠN HEN PHẾ QUẢN
BS Bùi Hạnh Thu Khoa Hô hấp
1. ĐỊNH NGHĨA
– Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường thở dẫn đến tăng phản ứng và tắc nghẽn đường thở, thể hiện bằng các đợt khò khè, ho, khó thở lặp đi lặp lại.
– Quá trình viêm này do nhiều lọai tế bào và thành phần tế bào tham gia.
– Tắc nghẽn đường thở lan tỏa, biến đổi theo thời gian và thường hồi phục.
2. YẾU TỐ NGUY CƠ HEN PHẾ QUẢN
2.1. Yếu tố con người(làm cho cá nhân dễ bị hen phế quản hay bảo vệ họ không bị hen): di truyền, cơ địa, tăng đáp ứng đường thở,phái, béo phì.
2.2. Yếu tố môi trường(ảnh hưởng trên bệnh nhân có sẵn cơ địa, gây những đợt kịch phát hen, có thể làm cho triệu chứng kéo dài): các di nguyên,chát nhạy cảm trong nghề nghiệp, khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng hô hấp, thay đổi thời tiết, …
3. CHẨN ĐOÁN HEN PHẾ QUẢN
3.1 Lâm sàng
Khởi bệnh từ nhỏ,triệu chứng thay đổi từng ngày:về đêm hay sáng sớm, ho, khò khè, khó thở
– Có tiền sử dị ứng, viêm mũi và/hay chàm
– Có tiền sử gia đình
– Thực thể: ran rít, ngáy, tăng thời gian thở ra, căng phình lồng ngực.
3.2. Test phục hồi với hô hấp ký và lưu lượng đỉnh:
– FEV1 tăng 12%(hay 200ml)sau thuốc dãn phế quản hoặc Corticoid
– Hoặc: PEF tăng 15% sau thuốc dãn phế quản hoặc Corticoid
4. ĐIỀU TRỊ BAN ĐẦU CƠN HEN PHẾ QUẢN
4.1 Hít P2 đồng vận tác dụng nhanh, thường bằng máy phun khí dung, 1 liều mỗi 20 phút trong 1 giờ
Đợt cấp nhẹ: Albuterol 4-8 puffs MDI hoặc 2,5-5mg phun khí dung Đợt cấp nặng: P2 đồng vận và anticholinergic liều cao: Ipratropium bromide 4-6 puffs MDI hoặc 0,5mg(2ml) phun khí dung
4.2. Thở Oxy, duy trì SaO2 > 90%
4.3. Dùng Corticoid toàn thân nếu không thấy đáp ứng ngay hay bệnh nhân đã thường xuyên dùng Corticoid hoặc cơn nặng trầm trọng:
Corticoid uống: Prednisone 40-80mg/ngày
Corticoid tĩnh mạch: Methylprednisolone 120-180mg/ngày chia 3-4 lần
4.4. Cấp cứu hô hấp, tuần hoàn, thông khí hỗ trợ, … nếu bệnh nhân suy hô hấp.
5. Đánh giá tình trạng bệnh nhân
5.1.Cơn Nặng Trung Bình:
– FEV1 hay PEF= 60-80%
Triệu chứng trung bình, có co kéo cơ hô hấp phụ PaO2 >60mrnHg7 PaCO2<45mmHg,SaO2 = 91-95%
– Xử trí: P2 đồng vận và anticholinergic mỗi 60 phút
Corticoid uống Tiếp tục điều trị 1-3 giờ
5.2.Cơn Năng Trầm Trọng:
– FEV1 hay PEF< 60%
Triệu chứng nặng lúc nghỉ, lồng ngực co kéo.
Tiền căn: bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao Không cải thiện sau điều trị ban đầu
– Xử trí: P2 đồng vận và anticholinergic dạng hít mỗi giờ hay liên tục
Thở oxy
Corticoid tĩnh mạch
6. ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG CỦA BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN
6.1. Đáp ứng tốt:
– FEV1 hay PEF> 70%, SaO2>90%, đáp ứng kéo dài 60 phút sau đợt điều trị cuối
– Khám lâm sàng bình thường, không khó chịu ^ Có thể cho xuất viện
6.2. Đáp ứng không hoàn toàn:
– FEv1> 50%, pEF< 60%
Lâm sàng: triệu chứng nhẹ hay trung bình, SaO2 không cải thiện
– Xử trí: nằm phòng điểm
P2 đồng vận dạng hít + anticholinergic dạng hít Corticoid toàn thân: uống hay tĩnh mạch Thở oxy
Monitor SaO2, mạch
6.3. Đáp ứng kém:
– FEV1 hoặc PEF< 50%, paCO2>45mmHg, paO2<60mmHg Khám lâm sàng: triệu chứng nặng, rối loạn tri giác
– Xử trí:
a. Nằm phòng cấp cứu
b. Thở oxy, đo lại khí máu động mạch sau 30 phút.
Mục tiêu: paO2>60mmHg, SaO2>90% mà không ứ CO2 và nhiễm toan
c. Dãn phế quản:
+ P2 đồng vận và anticholinergic dạng hít: MDI hay phun khí dung, tăng liều hay tăng số lần
+ Xem xét việc tiêm P2 đồng vận dưới da, bắp,tĩnh mạch:
Terbutaline Sulphate 0,25mg TDD/TB,lập lại mỗi 6 giờ nếu cần Terbutaline Sulphate 1,5-2mg/24giờ pha Glucose 5% truyền tĩnh mạch, hoặc bơm điện(pha Glucose 5% hoặc Natriclorua 0.9%)
+ Amminophylline tryền tĩnh mạch: nếu cần, chỉ trong trường hợp rất nặng vì lợi ít mà có thể có hại
Liều tấn công: nếu chưa dùng: 5mg/kg truyền TM> 20phút nếu đã dùng: 3mg/kg truyền TM>20phút Liều duy trì: 0,2-0,6mg/kg/giờ truyền TM 6mg/kg/ngày uống
d. Corticoid tĩnh mạch:
Methylprednisolone 120-180mgTM/ngày chia mỗi 4-6giờ
e.Thở máy:
+ Chỉ định rõ ràng:
– Ngưng hô hấp, tuần hoàn
– Rối loạn ý thức
– Lâm sàng không giảm hoặc xấu đi dù đã điều trị tích cực,
paO2 giảm, paCO2 tăng
– Dọa suy hô hấp cấp hay suy hô hấp cấp + Chỉ định cân nhắc:
– PaCO2 >60mmHg nhưng lâm sàng không quá nặg và còn đáp ứng oxy mũi
– Rối loạn nhịp tim có thể tử vong(có chỉ định đặt nội khí quản)
7. ĐIỀU TRỊ KHÁC
– Kháng sinh: uống hay tĩnh mạch: khi có dấu hiệu nhiễm trùng
Chú ý: Phế cầu, H. influenzae, M. catarralis, …
– Cân bằng nước, điện giải, dinh dưỡng, …
– Phát hiện và điều trị bệnh lý đi kèm
8. ĐÁNH GIÁ LẠI
Đáp ứng kém -> Nhập ICU + điều trị như trên
Đáp ứng không hoàn toàn: xem xét nhập ICU nếu không cải thiện 6-12giờ
Xem thêm Phác đồ Bệnh viện Trưng Vương:
- Bài Giản Chẩn Đoán Điều Trị Chữa Bệnh Viêm Phế Quản Cấp Do Nhiễm Khuẩn
- Bài Giảng Chẩn Đoán Điều Trị Bệnh Sốt Xuất Huyết Dengue
- Bài Giảng Chẩn Đoán Điều Trị Chữa Bệnh Hạ Natri Máu
- Bài Giảng Chẩn Đoán Điều Trị Chữa Bệnh Khó Thở Ở Bệnh Nhân Hậu Phẫu
- Bài Giảng Chẩn Đoán Điều Trị Chữa Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính