văn mẫu Kể lại chuyện Tấm Cám

0
2342
văn mẫu Kể lại chuyện Tấm Cám
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


văn mẫu Kể lại chuyện Tấm Cám

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan:Văn mẫu Đọc – hiểu đoạn trích Vào phủ chúa trịnh


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: văn mẫu Kể lại chuyện Tấm Cám

Bài văn mẫu

 Kể lại truyên Tấm Cám

BÀI LÀM

Ngày xưa, nhà kia có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị là Tấm, em là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, ít năm sau thì cha Tấm cũng qua đời. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám.

Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ sai đi bắt tép, đứa nào bắt được nhiều thì được thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi để bắt. Còn Cám do được mẹ nuông chiều, ham chơi nên chẳng bắt được. Cuối buổi, thấy giỏ Tấm nhiều tép, Cám nghĩ kế rồi nói:

“Chị Tấm ơi chị Tấm

Đầu chị lấm

Chị hụp[5] cho sâu

Kẻo về mẹ mắng!”

Tấm nghe lời em, xuống ao tắm gội. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà.

Lên bờ, thấy giỏ trống không, Tấm ôm mặt khóc nức nở. Bụt hiện lên hỏi, Tấm liền kể hết sự tình. Bụt bảo lấy con cá bống còn sót trong giỏ về nuôi dưới giếng, mỗi khi cho ăn thì gọi:

“Bống bống bang bang

Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa[6] nhà người.”

Tấm về làm theo lời Bụt dạy. Từ ngày đó, mẹ Cám thấy Tấm hay dành một bát cơm mang ra giếng sau khi ăn, liền sinh nghi sai Cám đi rình. Biết được sự thật, hôm sau mẹ Cám bảo Tấm đi chăn trâu nơi xa[7], ở nhà mẹ con Cám bắt cá bống của Tấm lên ăn.

Về nhà thấy không còn cá bống, Tấm lại khóc. Bụt hiện lên, Tấm kể lại đầu đuôi. Bụt bảo lấy xương cá bống bỏ vào bốn cái lọ rồi đem chôn dưới bốn chân giường Tấm nằm. Tấm nghe lời Bụt dạy làm ngay.[8]

Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Hai mẹ con Cám cũng đi dự. Tấm muốn đi dự hội nhưng bị mẹ Cám trộn một đấu gạo với một đấu thóc bắt ở nhà nhặt cho xong, vả lại không có quần áo đẹp để đi. Tấm buồn mà khóc. Bụt tiếp tục hiện lên giúp Tấm. Bụt gọi một đàn chim sẻ xuống nhặt thóc cho Tấm trong nháy mắt, rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ ngày trước chôn ở dưới bốn chân giường lên. Tấm đào lên thì thấy bốn cái lọ chứa đầy quần áo đẹp, một đôi hài thêu kim tuyến óng ánh, lại có một con ngựa đầy đủ yên cương. Tấm thay quần áo rồi cưỡi ngựa đi. Lúc này, trông Tấm vô cùng xinh đẹp.

Lúc qua cầu, Tấm vô ý làm rơi mất một chiếc hài xuống nước. Một lát, đoàn hộ tống nhà vua đi dự hội nhặt được chiếc hài ấy. Vua ngắm chiếc hài rồi ra lệnh: “Hễ đàn bà con gái nào dự hội ướm vừa chiếc hài này thì vua sẽ cưới làm vợ.” Ai cũng tranh nhau ướm thử nhưng không vừa. Mẹ con Cám cũng vậy. Đến lượt Tấm ướm thử thì vừa như in. Nhà vua cho đem kiệu rước Tấm về cung làm vợ mình trước con mắt hằn học của mẹ con Cám.

Ngày giỗ cha, Tấm về ăn giỗ. Dì ghẻ bảo Tấm trèo cây cau, hái cau cúng

cha. Đang khi Tấm ở trên ngọn cau thì ở dưới dì ghẻ lấy dao chặt cây làm Tấm té mà chết. Cám lấy quần áo Tấm mặc rồi vào cung thay Tấm. Tấm chết biến thành chim vàng anh cũng bay về cung.

Thấy Cám giặt áo cho vua, chim bảo:

“Giặt áo chồng tao

Thì giặt cho sạch

Phơi áo chồng tao

Thì phơi bằng sào

Chớ phơi bờ rào

Rách áo chồng tao!”

Vua thấy chim hay bay theo mình, nhớ Tấm, liền bảo chim rằng:

“Vàng ảnh vàng anh

Có phải vợ anh

Chui vào tay áo.”

Dứt lời, chim bay vào tay áo vua. Từ đó, vua suốt ngày quấn quýt với chim vàng anh, khiến Cám tức tối về mách mẹ. Mẹ Cám bảo Cám bắt chim đem cho mèo ăn, chôn lông chim ngoài vườn. Chẳng bao lâu nơi đó mọc lên một cây xoan đào, xum xuê tươi tốt. Vua thấy đẹp nên sai người mắc võng vào cây hóng mát. Mỗi khi nằm dưới bóng cây vua lại thấy hình ảnh Tấm hiện ra, nên rất quý cây. Cám được mẹ xui chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Lúc ngồi dệt vải, Cám nghe con ác[9] trên khung cửi kêu:

“Cót ca cót két

Lấy tranh chồng chị

Chị khoét mắt ra.”

Nghe lời mẹ chỉ, Cám đốt khung cửi rồi đổ tro bên đường xa cung vua. Từ đống tro ấy mọc lên một cây thị, chỉ có duy nhất một trái to vàng. Một bà bán hàng nước đi qua thấy trái thị liền nói:

“Thị ơi thị rụng bị bà

Bà để bà ngửi chứ bà không ăn.”

Tức thì quả thị rụng ngay vào bị, bà lão đem về nhà. Từ đó, ngày nào đi chợ về bà cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm nước sẵn sàng. Ngạc nhiên, một hôm bà lão giả vờ đi chợ rồi quay lại rình xem. Bà thấy một cô gái xinh đẹp từ quả thị bước ra, nấu cơm, sửa soạn nhà cửa. Bà vội chạy vào nhặt cái vỏ thị, xé vụn. Từ đó hai người sống với nhau như mẹ con.

Một hôm, nhà vua đi ngang ghé hàng nước của bà. Bà lão rót nước mời vua ăn trầu. Thấy miếng trầu têm cánh phượng giống hệt trầu Tấm têm cho vua ngày xưa, nhà vua mới hỏi bà lão ai đã têm trầu. Bà lão gọi Tấm ra. Vua nhận ra vợ mình, đón Tấm trở về cung. Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên băn khoăn tự hỏi vì sao. Tấm[10] bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo thì chết tức khắc. Nghe tin Cám chết, dì ghẻ cũng uất lên mà chết theo con.[11]

Thuyết minh tà áo dài

Thuyết minh áo zài

Trải qua nhiều năm tháng áo dài đã trở thành thứ trang phục đặc biệt và không thể thiếu của người Việt Nam. Từ trước đến nay, áo dài là nguồn cảm hứng vô tận của biết bao nhà văn, nhà thơ, đã được dựng thành phim và những bài hát về áo dài chính là món quà vô giá của những người con Việt Nam dành tặng cho quê hương, đất nước.

Không ai biết rõ áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và có nguồn gốc ra sao. Theo những hình khắc trên trống đồng Ngọc Lũ thì cách đây khoảng vài nghìn năm, người phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Vào trước thời Bắc thuộc, áo dài được gài về phía tay trái nhưng về sau vì bắt chước người Trung Quốc nên mới gài về bên phải. Kiểu sơ khai nhất của áo dài thời xưa là áo giao lãnh, khá giống áo tứ thân nhưng hai tà không buộc với nhau mà chỉ để giao nhau. Tiếp đó là áo tứ thân ra đời, áo tứ thân khá tiện cho việc đồng áng nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn. Nhưng người thành thị thì lại khác, muốn có một chiếc áo tân tiến hơn để giảm đi chế nét dân dã lao động và cải tiến cho sang trọng hơn. Thế là áo ngũ thân ra đời. Áo ngũ thân che kín thân hình mà không để hở áo lót. Và rồi đến thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, khi xưng vương ông đã bắt quan, dân phải mặc quốc phục lấy mẫu từ trang phục của nhà Minh, Trung Quốc. Đây là câu chuyện được nhiều người biết đến nhất khi nói đến nguồn gốc của áo dài. Vì vậy ta có thể nói áo dài có xuất xứ từ phương Bắc.

Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài của Việt Nam vừa hiện đại lại vừa truyền thống. Trang phục này không giới hạn địa điểm hay thời gian, ta có thể mặc nó ở mọi lúc mọi nơi. Đi chơi với bạn

bè, tại công sở, tiếp khách cũng rất trang trọng, nó còn là người bạn gắn liền với nữ sinh và cũng không thể thiếu đối với những bữa tiệc. Việc mặc áo dài cũng rất đơn giản, không rườm rà như mặc kimono hay hanbok. Có thể mặc kèm với áo khoác hay khăn choàng cũng rất trang trọng, dưới chân thì đi giày cao gót, đi hài,… Một người phụ nữ có nhan sắc trung bình khi mặc áo dài lại trở nên mềm mại, thướt tha một cách lạ thường. Đây chính là điểm đặt biệt của trang phục này. Chính vì vậy mà các nhà tạo mẫu không ngừng thiết kế, sáng tạo cho áo dài thêm trẻ trung, năng động.

Vào khoảng thế kỉ XVII, một nhà phê bình người Ý đã cho rằng kiểu cách ăn mặc của người Việt Nam rất kín đáo. Tuy là một nước thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới nhưng có thể nói là kín đáo nhất so với các dân tộc khác ở châu Á. Một nhà phê bình khác lại cho rằng người Việt có cổ không cao lắm, vì vậy họ đã biết may cổ áo thấp, khoảng từ một đến hai phân, rồi búi tóc hoặc vấn khăn để có cảm giác chiếc cổ dài ra. Đây cũng là lí do các nhà tạo mẫu không ngừng nghiên cứu, sáng tạo. Từ chiếc cổ truyền thống cho đến cổ trái tim, cổ tròn và cổ thuyền, …mang đậm chất phương Tây. Vào thế kỉ XIX là thời kì mà các nhà tạo mẫu áo dài xuất hiện nhiều nhất. Lúc đó vai áo được may phồng, được trang trí thêm hạt cườm ở phía sườn bên phải. Cổ áo được gắn thêm cổ bẻ hoặc nơ nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến năm

  1. Vào đến năm 1950, sườn áo đã may có eo, những người thợ khéo tay đã biết may áo lượn theo thân người. Vạt áo được cắt ngắn và hẹp. Gấu áo cắt thẳng và ngắn hơn, thân áo sau rộng hơn thân áo trước. Cho dù bị chịu ảnh hưởng của nền văn hóa phương Đông nhưng áo dài vẫn giữ được nét đẹp riêng của mình. Trong các cuộc thi sắc đẹp, phần thi áo dài thật sự rất quan trọng. Và giờ đây các nữ sinh đã không còn xa lạ gì nữ với tà áo dài thướt tha bay trong gió.

Em thật sự rất tự hào với bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Giờ đây tà áo dài phất phơ trên đất bạn là một tín hiệu đáng vui của người Việt.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here