Trị Giá Tính Thuế Hải Quan (Lý Thuyết và Bài Tập)

0
19052
tri gia tinh thue hai quan
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Trị Giá Tính Thuế Hải Quan

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Một số dạng bài môn Chứng Khoán


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Trị Giá Tính Thuế Hải Quan

Lý thuyết Trị Giá Tính Thuế Hải Quan

 

Xác định trị giá Hải quan đối với hàng hóa XNK

  1. Một số khái niệm liên quan

a. Trị giá giao dịch: là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ
phải thanh toán cho hàng hoá trong giao dịch bán hàng để xuất khẩu
đến nước nhập khẩu, sau khi đã được cộng thêm hoặc trừ đi các
khoản điều chỉnh

b. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán: là tổng số tiền
mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc
gián tiếp cho người bán để mua hàng nhập khẩu
– “Đã thanh toán”: số tiền người bán nhận được từ người mua tại thời
điểm nhập khẩu, bao gồm các khoản đặt cọc, ứng trước cho lô hàng.
– “Sẽ phải thanh toán”: số tiền người mua sẽ phải trả cho người bán,
bao gồm khoản thanh toán ghi trên hóa đơn và không ghi trên hóa đơn

Ví dụ về các khoản thanh toán gián tiếp (không ghi trên hóa đơn):
Công ty A ( Việt Nam) mua 2000 máy tính của công ty B ( Singapore)
Giá hóa đơn: 450USD/chiếc
– Lô hàng trước công ty B giao thiếu hàng nên hóa đơn lần này đã được
trừ 25USD/chiếc
– Lô hàng trước nữa công ty B giao một số máy tính không đạt chất
lượng theo thỏa thuận nên hóa đơn lần này được khấu trừ thêm
20USD/chiếc
– Để mua được lô hàng với giá này, công ty A đã chuyển 10.000USD cho
công ty C. Đó là khoản tiền mà công ty B nợ công ty C
==> Giá thực tế: (450+25+20)x2000 + 10.000= 1.000.000 USD

c. Giao dịch bán hàng để xuất khẩu tới nước nhập khẩu:
+ Giao dịch bán hàng ?
– Là hoạt động thương mại
– Có ít nhất 2 bên tham gia ( bên mua và bên bán)
– Chuyển quyền sở hữu về hàng hóa
– Thanh toán tiền hàng
+ Giao dịch bán hàng để xuất khẩu đến Việt Nam:
Là HĐTM trong đó có sự chuyển dịch hàng hoá từ người bán sang
người mua, qua cửa khẩu, biên giới VN hoặc từ khu phi thuế quan vào
thị trường nội địa, nhằm mục đích chuyển quyền sở hữu từ người bán
sang người mua.

Hoạt động nào là hoạt động bán hàng để xuất khẩu?
– HĐ1: Người bán có trụ sở Vũng Tàu, người mua có trụ sở Việt Trì,
hàng hóa được giao từ cơ sở sản xuất của người bán tại Trung Quốc
– HĐ2: Người bán có trụ sở Trung Quốc, người mua có trị sở Việt Trì,
hàng được giao từ cơ sở sản xuất của người bán tại Vũng Tàu

=>HĐ 1 là giao dịch bán hàng để xuất khẩu
=>HĐ 2 không được coi là giao dịch bán hàng để xuất khẩu
==>Khi xác định một giao dịch có phải là giao dịch bán hàng để
xuất khẩu đến nước nhập khẩu hay không thì địa điểm trụ sở của
người mua và người bán không phải là yếu tố quyết định.

d. Những giao dịch không được coi là giao dịch bán hàng để xuất khẩu:
– Giao dịch hàng đổi hàng không thể hiện giá trị của hàng hóa trên HĐ
– Giao dịch gửi hàng để bán
– Giao dịch gửi miễn phí: hàng mẫu, hàng quảng cáo
– Giao dịch biếu, tặng hàng hóa
– Giao dịch NK của các đơn vị là văn phòng, chi nhánh không phải là
pháp nhận độc lập
– Giao dịch thuê, mượn hàng hóa

e. Ngày xuất khẩu: ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải theo vận
đơn, đối với hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ thì ngày xuất khẩu
là ngày đăng ký tờ khai hải quan

f. Cửa khẩu nhập đầu tiên: là cảng đích ghi trên vận đơn. Đối với loại
hình vận chuyển bằng đường bộ đường sắt hoặc đường sông quốc
tế thì của khẩu nhập đầu tiên là đích đến ghi trên hợp đồng.

g. Mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán:
– Họ cùng là nhân viên hoặc giám của một doanh nghiệp khác
– Họ là chủ sở hữu hợp pháp của 1 doanh nghiệp
– Họ là chủ và người làm thuê
– Một bên có quyền kiểm soát bên kia
– Họ đều bị một bên thứ ba kiểm soát
– Họ cùng kiểm soát một bên thứ ba
– Họ có mối quan hệ gia đình sau: vợ chồng, bố mẹ và con cái được
pháp luật công nhận; ông bà và cháu có quan hệ huyết thống với
nhau, cô chú bác và cháu có quan hệ huyết thống với nhau; anh chị
em ruột; anh chị em dâu, rể.

Nguyên tắc xác định trị giá hải quan

Trị giá hải quan của hàng nhập khẩu được xác định tuần tự theo 6
phương pháp, và dừng lại ngay ở phương pháp nào có thể đạt đến trị
giá cần thiết
– Phương pháp 1: Trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu.
– Phương pháp 2: Trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu giống hệt.
– Phương pháp 3: Trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự.
– Phương pháp 4: Trị giá khấu trừ.
– Phương pháp 5: Trị giá tính toán.
– Phương pháp 6: Trị giá suy luận

Các phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng NK

Phương pháp 1: Trị giá giao dịch

➢ Bước 1: Kiểm tra hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa
➢ Bước 2: Kiểm tra điều kiện áp dụng phương pháp
– ĐK1: Người mua không bị hạn chế về quyền định đoạt hoặc sử
dụng hàng hoá sau khi NK.
– ĐK2: Giao dịch mua bán không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện nào
dẫn đến không thể xác định được trị giá của hàng NK
– ĐK3: Người NK không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền
thu được do việc định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá mang lại, không kể
các khoản điều chỉnh theo quy định.
– ĐK4: Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc
nếu có thì mối quan hệ đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch

Các khoản phải cộng:

– Hoa hồng bán hàng

– Phí môi giới

– Chi phí bao bì đồng nhất với hàng hóa

– Trị giá hàng hóa, DV người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá cho người bán để sản xuất, tiêu thu hàng hóa NK

– Tiền bản quyền, phí giấy phép

– Các khoản tiền mà người mua thu được sau khi định đoạt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu được chuyển dưới mọi hình thức cho người bán hàng nhập khẩu

– Chi phí vận tải, bốc dỡ hàng, bảo hiểm quốc tế

Các khoản được trừ:

– Các chi phí phát sinh sau khi NK: vận chuyển nội địa, lắp đặt…

– Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước tính trong giá mua hàng nhập khẩu

– Các khoản giảm giá thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển ở nước xuất khẩu hàng hoá, được lập thành văn bản và nộp cùng với tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu

– Các chi phí do người mua chịu, liên quan đến tiếp thị hàng hóa NK

– Khoản lãi suất theo thoả thuận tài chính của người mua và có liên quan đến việc mua hàng hoá nhập khẩu sẽ được trừ ra khỏi trị giá giao dịch nếu đáp ứng đủ các điều kiện

Phương pháp 2: Trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu giống hệt

Thế nào là hàng nhập khẩu giống hệt?

Là những hàng hóa giống nhau về mọi phương diện, kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh tiếng; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự uỷ quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam

Giống hệt về đặc điểm vật lý:

Giống nhau về: bề mặt, hình dáng, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, tính năng, mục đích sử dụng của hàng hóa

VD: Hai chiếc xe đạp cùng kích cỡ, kiểu dáng, mẫu mã, vật liệu. Một chiếc khi nhập về đã lắp ráp hoàn chỉnh, một chiếc ở dạng linh kiện chưa lắp

=> Không giống hệt vì khác nhau mục đích sử dụng

* NOTE: Hàng hóa trong quá trình sử dụng phải tháo lắp thường xuyên, đơn giản thì dù có NK ở dạng hoàn chỉnh hay rời vẫn không vi phạm.

VD: NK 2 lô bình xịt tưới cây, 1 lô có phần vòi xịt và bình tách rời, 1 lô được lắp vào hoàn chỉnh. 2 lô này được vẫn được coi là hàng giống hệt

Giống hệt về chất lượng và danh tiếng:

– Chất lượng: căn cứ vào những tiêu chuẩn chung được thừa nhận rộng rãi

– Danh tiếng: thường liên quan khá chặt chẽ với nhãn hiệu sản phẩm

VD1: 2 lô hàng áo lụa nhập khẩu, đều được sản xuất từ 100% vải tơ tằm, kiểu dáng giống nhau, phương pháp chế tạo giống nhau. 1 lô hàng do Dior sản xuất, 1 lô hàng do 1 nhà may không có danh tiếng sản xuất

=> Hai lô hàng không giống hệt

VD2: Cũng 2 lô hàng giống nhau về đặc điểm vật lý trên, 1 lô do Dior sản xuất còn lô kia do Pierre Cardin sản xuất => Hai lô hàng này giống hệt

Điều kiện lựa chọn hàng hóa nhập khẩu giống hệt

– Điều kiện về thời gian xuất khẩu

– Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng

– Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm

Điều kiện về thời gian xuất khẩu

Lô hàng nhập khẩu giống hệt phải được xuất khẩu đến Việt Nam cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế

Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng:

Lô hàng nhập khẩu giống hệt có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ; có cùng số lượng hoặc đã được điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang

được xác định trị giá tính thuế.

* NOTE: Nếu không tìm được lô hàng NK cùng cấp độ thương mại, cùng số lượng thì lựa chọn lô hàng khác theo thứ tự ưu tiên như sau:

– Cùng cấp độ thương mại nhưng khác số lượng

– Khác cấp độ thương mại nhưng cùng số lượng

– Khác cấp độ thương mại, khác số lượng

Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm:

Lô hàng NK giống hệt có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế

Phương pháp xác định trị giá tính thuế

Trị giá tính thuế của lô hàng đang cần xác định trị giá = Trị giá giao dịch của hàng hoá NK giống hệt đã được xác định trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng NK (phương pháp 1)

Chú ý

– Chỉ sử dụng phương pháp 2 khi không xác định được trị giá tính thuế theo phương pháp 1

– Nếu không có lô hàng NK giống hệt được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà SX khác

– Khi xác định được từ hai giao dịch của hàng hoá NK giống hệt trở lên thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất.

Phương pháp 3: Trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự

Thế nào là hàng nhập khẩu tương tự?

Là những hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng cón các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các nguyên, vật liệu giống nhau; có cùng chức năng và có thể hoán đổi cho nhau trong các giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự uỷ quyền của nhà sản xuất đó, được NK vào Việt Nam.


Bài Tập Trị Giá Tính Thuế Hải Quan

Bài 1: Công ty FUJI tại Nhật Bản kí hợp đồng bán thiết bị y tế cho công ty dược phẩm Hà Tây tại Việt Nam với đơn giá là 8,56USD/chiếc. Công ty FUJI kí thỏa thuận với nhà sản xuất SUKO tại Nhật để sản xuất mặt hàng này. Nhà sản xuất SUKO đại diện cho công ty FUJI vận chuyển hàng cho công ty dược phẩm Hà Tây. Giá bán của SUKO cho FUJI là 8 USD/chiếc.

Có hoạt động bán hàng để xuất khẩu diễn ra hay không? Xác định trị giá Hải quan cho mặt hàng nhập khẩu này.

Đáp án: Có hoạt động bán hàng để xuất khẩu diễn ra; Trị giá giao dịch: 8,56$

Bài 2: Lô hàng khung tranh được mua theo số lượng và bảng đơn giá XK như sau:

  • Loại A: 50 chiếc – 5 USD CIF
  • Loại B: 75 chiếc – 4 USD CIF
  • Loại C: 300 chiếc – 7 USD CIF
  • Loại D: 95 chiếc – 8 USD CIF
  • Loại E: 1000 chiếc – 6 USD CIF

Chúng được một nhà phân phối ở nước bạn nhập với giá giảm 25% cho cấp độ thương mại, 2% do thanh toán bằng tiền mặt kỳ hạn 10 ngày

Giảm giá theo cấp độ thương mại Giảm giá theo số lượng
Bán buôn 20% 1-50  
Phân phối 25% 51-100 10%
Bán lẻ 15% 101-500 20%
    501-1000 25%
    Trên 1000 30%

Xác định trị giá Hải quan từng loại khung?

Đáp án: Trị Giá Hải Quan của

Loại A= 50.5.(1-25%-2%)=182,5

Loại B= 70.4.(1-25%-2%-10%)=176,4

Loại C= 300.7.(1-25%-2%-20%)=1113

Loại D= 95.8.(1-25%-2%-10%)=478,8

Loại E= 1000.6.(1-25%-2%-25%)=2880

Bài 3: Công ty thương mại thực phẩm Việt Nam nhập khẩu 8000 tấn gạo với giá 100 USD/ tấn từ 1 công ty Thái Lan thông qua 1 công ty môi giới. Tiền môi giới phải trả là 0,5% giá hóa đơn. Ngoài ra, công ty môi giới còn cho công ty thực phẩm Việt Nam vay 800.000 USD để thanh toán lô hàng và đòi thanh toán riêng 6% lãi cho số tiền vay trên. Đồng thời, công ty môi giới đòi người xuất khẩu Thái Lan thanh toán 0,4% giá hóa đơn. Công ty Thái Lan thanh toán số tiền này mà không ghi vào hóa đơn. Tính trị giá HQ của lô hàng nói trên.

Đáp án: 8000.100.(1+0,5%+0,4%)= 807200 USD

Bài 4: Lô hàng nhập khẩu X đang được xác định trị giá tính thuế, mua bán ở cấp độ bán lẻ với 300 sản phẩm, được hưởng chiết khấu về mặt số lượng, đơn giá 50 USD/sản phẩm những không thỏa mãn điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch

Lô hàng Y giống hệt mua bán ở cấp độ bán lẻ với 700 sản phẩm. Lô hàng này được hưởng chiết khấu về mặt số lượng, đơn giá sau khi chiết khấu là 49 USD/sản phẩm.

Chế độ chiết khấu của người bán cho người mua như sau:

1-200 sản phẩm bằng giá niêm yết
201-500 sản phẩm 90% giá niêm yết
501-1000 sản phẩm 70% giá niêm yết
> 1000 sản phẩm 60% giá niêm yết

Tính trị giá Hải quan của lô hàng X?

Đáp án: 

  • Giá niêm yết = 49:70%=70$
  • Trị Giá Hải Quan = 70.90%=63$

Bài 5: Lô hàng nhập khẩu X đang được xác định trị giá tính thuế, mua bán ở cấp độ bán buôn với giá 400.000VND/tấn, được hưởng chiết khấu thương mại. Lô hàng này không đủ điều kiện xác định trị giá tính thuế theo phương pháp 1. Trong điều kiện không tìm thấy lô hàng giống hệt, lô hàng Z là lô hàng tương tự X, có cùng số lượng và ở cấp độ bán lẻ, được xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch với đơn giá 500.000 VND/tấn.

Chế độ chiết khấu thương mại như sau:

  • Bán cho người bán buôn với giá bằng 90% giá niêm yết
  • Bán cho người bán lẻ với giá bằng 100% giá niêm yết

Tính trị giá Hải quan của lô hàng?

Bài 6: Lô hàng nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế được vận chuyển bằng máy bay, cước phí 23 USD/ đơn vị sản phẩm. Lô hàng này không thỏa mãn điều kiện để  áp dụng phương pháp trị giá giao dịch. Lô hàng nhập khẩu giống hệt được vận chuyển bằng đường biển, điều kiện cơ sở giao hàng CIF 117,3 USD/ đơn vị sản phẩm (C = 100 USD, I = 0,3 USD, F = 17 USD)

Tính trị giá Hải quan của lô hàng?


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

File Tải Bị Lỗi, Vui Lòng Quay Lại Sau 


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here