Tiểu luận Phân tích những giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay

0
8066
u Tiểu luận Phân tích những giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Tiểu luận Phân tích những giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected] 

Kéo xuống để Tải ngay bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là bài nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Bài liên quan: Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc


Tải ngay bản PDF tại đây: Tiểu luận Phân tích những giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay

Quảng Cáo

A.  LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết ,bội chi ngân sách là một vấn đề mà các quốc gia  đều gặp phải .Việc Xử lý bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Vì vậy mỗi quốc gia đều có những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục bội chi ngân sách đua bội chi đến một mức nhất định .Chính phủ Việt Nam  cũng không phải là một ngoại lệ . Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như: giá dầu tăng cao, khủng hoảng  tài chính  tại Mỹ, tình trạng lạm phát diễn ra nhiều nước trên thế giới, vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách không chỉ ở Việt Nam. Vậy xử lý bội chi NSNN như thế nào để ổn định vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay? các giải pháp khắc phục bội chi ngân  sách nhà nước Việt Nam hiên nay  là gì ? Những ưu nhược điểm của các giải pháp đó đối với sự pháp triển  kinh tế Việt Nam hiên nay ?

 

Các bạn hãy cùng nhóm 11 chúng tôi tim hiểu nội dung đề tài phân tích những giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay để trả lời cho những câu hỏi đó .

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                              

 

 

 

.NỘI DUNG

PHẦN 1 :NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1,  NGÂN SÁCH NHÀ  NƯỚC

– Ngân sách nhà  nước là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh giữa nhà nước với các chủ thể trong xã hội trong quá trình tập trung và sử dụng  nguồn lực tài chính quốc gia ,để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm  thực hiên các chức năng nhiện vụ của mình .

-Vai trò của ngân sách nhà nước :

Ngân sách nhà nước là công cụ huy động các nguồn lực tài chính quóc gia để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của nhà  nước và thực hiên sự cân đối thu chi của nhà nước .

Ngân sách nhà nước có vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Ngấn sách nhà nước là công cụ để điều tiết thu nhập ,góp phần giải quyết nhũng vấn đề xã hội , đảm bảo công bằng xã hội quan

– Ngân sách nhà nước gồm 2 hoạt động thu và chi ngân sách

Thu ngan sách nhà nước : chính phủ dùng quyền lực chính trị của mình để huy động các ngồn lực taì chính trong xã hội ,hình thành   nên quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của mình nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước .

Chi ngân sách nhà nước là quá trình  phân phối ,sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm trang trải  các chi phí cho sự tồn tại ,hoạt đọng của bộ máy nhà nước và thực hiên các chức năng và nhiêm vụ của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định

2. BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC LÀ GÌ ?

Tình trạng mất cân đối của ngân sách nhà nước khi mà thu ngân sách không đủ bù đắp cho chi ngân sách nhà nước trong một thời kỳ nhất định gọi là bội chi ngân sách nhà nước . Nhưng thu gồm những khoản nào, chi gồm những khoản gì? Theo thông lệ quốc tế, có thể tóm tắt báo cáo về NSNN hằng năm như sau:

Bảng: Tóm tắt nội dung cân đối ngân sách nhà nước hằng năm

Thu Chi
A. Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí).

 

B. Thu về  vốn (bán tài sản nhà nước).

C. Bù  đắp thâm hụt.

–  Viện trợ.

–  Lấy từ nguồn dự trữ.

Vay thuần (= vay mới – trả nợ gốc).

D. Chi thường xuyên.

 

E. Chi đầu tư.

F. Cho vay thuần

(= cho vay mới – thu nợ gốc).

A + B +C = D + E + F

      Công thức tính bội chi NSNN của một năm sẽ như sau:

Bội chi NSNN = Tổng chi – Tổng thu = (D + E + F) – (A + B) = C

Bội chi ngân sách nhà nước trong một thời kỳ (1 năm ,một chu kỳ kinh tế )là số chênh lệch giũa chi  > thu của th ời kỳ đó

  1. 3. NGUYÊN NHÂN CỦA BỘI CHI NGÂN SÁCH

Có  2 nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra bội chi NSNN:

– Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.

– Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi Nhà  nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu.

Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn,…), tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNS

  4. ẢNH HƯỞNG CỦA BỘI CHI NGÂN SÁCH TỚI NỀN KINH TẾ

Bội chi ngân sách là một ăn bệnh tác hạị đến sự phát triển kinh tế nếu biên pháp sử lý bội chi không đúng đắn ,cho dù bội chi ngân sách từ nguyên nhân nào đi chăng nữa .bội chi ngân sách là một căn bệnh không chỉ dành riêng cho bất kỳ một quốc gia nào .Một nguyên nhân mang tính phổ biến tồn tại ở khắp các quốc gia trên thế giới ,từ những nước chưa phát triển đến những nước có nền kinh tế phát triển , đó là nhu cầu chi tiêu và thực tế của nhà nước không thể cắt giảm mà ngày càng tăng lên , trong khi đó việc tăng thu ngân sách bằng công cụ thuế sẽ dẫn đến  sự phản hồi từ phía dân cư và các tổ chức kinh tế -xã hội,và hậu quả nhận được là kìm hãm tốc độ tích tụy vốn cho sản xuất , hạn chế  tiêu dùng  dẫn đến khả năng suy thoái nền kinh tế cao .Còn đối với các nước đang phát triển , đặc biệt là các nước nghèo thì bội chi ngân sách là không thể tránh khỏi .Bởi tình trạng thu nhập bình quân đầu người quá thấp không cho phép chính phủ tăng tỷ lệ đông viên từ GDP vào ngân sách nhà nước ,trong khi đó nhu cầu chi tiêu theo chức năng của chính phủ lại tăng lên nhất là khi nhà nước thực hiện chương trình đầu tư nhằm cải thiện cơ cấu kinh tế và hướng dẩn sự tăng trưởng .

Thực tế cho thấy ,bội chi ngân sách không có nguồn bù đắp hợp lý sẽ dẫn tới lạm phát ,gây tác hại xấu đối với nền kinh tế cũng như đời sống xã hội .Nếu bội chi ngân sach được bù đắp bằng cách phát hành thêm tiền vào lưu thông sẽ dẫn đến bùng nổ lạm phát

Bội chi ngân sách không phải là hoàn toàn tiêu cực . Nếu bội chi ở một mức nhất định ( dưới 5% so với tổng chi ngân sách trong năm )thì lại có tác dụng kích thích sản xuất phát triển .Vì thế ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển cao nhà  nước vẫn chỉ cố gắng thu hẹp bội chi ngân sách chứ không loại trừ nó hoàn toàn .Nhưng cho dù bôi chi ngân sách ở mức độ nào thì mọi chính phủ đều phải có biện pháp để kiểm soát và kiềm chế bội chi ngân sách

PHẦN 2 : THỰC TRẠNG BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIÊN NAY .

         Chỉ tiêu năm 2007 năm 2008 năm2009
Tổng thu cân đối NSNN 281900 323000 389900
Thu kết chuyển từ năm trước sang 19000 9080 14100
Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 357400 398980 481300
Bội chi ngân sách nhà nước 56500 66900 873090
Tỷ lệ bội chi NSNN  so với GDP 5% 5% 4,82%

 

Thực tế trong những năm qua chúng ta đã kiểm soát được mức độ chi ngân sách nhà nước ở mức giới hạn cho phép ( không quá 5% GDP trên năm) và nguồn vay chủ yếu là chi cho đầu tư phát triển. Ngoài ra chúng ta cũng tích lũy được một phần từ nguồn thu thuế ,phí, lệ phí, chi đầu tư phát triển. Đây là những thành công bước đầu đáng ghi nhận trong công tác quản lí cân đối ngân sách nhà nước cũng như kiểm soát vấn đề bội chi ngân sách nhà nước.

Dưới đây chúng tôi xin đưa các số liệu về cân đối dự toán ngân sách nhà nước trong những năm gần đây (từ năm 2007 đến 2009 )

Bảng cân đôidự toán ngân sách nhà nước năm 2007

Cân đối dự toán ngân sách nhà nước 2007
(28/11/2006 16:17)
       
    Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT CHỈ TIÊU DỰ TOÁN
NĂM 2007
A TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 281.900
1 THU NỘI ĐỊA (KHÔNG KỂ THU TỪ DẦU THÔ) 151.800
2 THU TỪ DẦU THÔ 71.700
3 THU CÂN ĐỐI TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 55.400
4 THU VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI 3.000
B THU KẾT CHUYỂN TỪ NĂM TRƯỚC SANG 19.000
C TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 357.400
1 CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 99.450
2 CHI TRẢ NỢ VÀ VIỆN TRỢ 49.160
3 CHI PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP KINH TẾ – XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG, AN NINH, QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, ĐẢNG, ĐOÀN THỂ (1) 174.550
4 CHI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ 500
5 CHI CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG (2) 24.600
6 CHI BỔ SUNG QUỸ DỰ TRỮ TÀI CHÍNH 100
7 DỰ PHÒNG 9.040
D BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 56.500
  TỶ LỆ BỘI CHI SO GDP 5%
  NGUỒN BÙ ĐẮP BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC  
1 VAY TRONG NƯỚC 43.000
2 VAY NGOÀI NƯỚC 13.500
     

Dự toán thu ngân sách nhà nước quốc hội quyết định là 281900 tỉ đồng; phấn đấu cả năm ước đạt 287900 tỉ đổng, vượt 2,1% (6000 tỉ đồng). So với dự toán, tăng 11,6% so với thực hiện năm 2006. Trong điều kiện dự toán năm 2007 được xây dựng ở mức cao, quá trình điều hành phát sinh nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến số thu ngân sách như sản lượng dầu thô, thanh toán giảm lớn so với dự toán, thực hiện điều chỉnh giảm thuế để bình ổn giá cả thị trường… thì kết quả thu như vậy là tích cực. Dự toán chi quốc hội quyết định là 357400 tỉ đồng, bao gồm cả nhiệm vụ chi từ số thu kết chuyển năm 2006 sang năm 2007 (19000 tỉ đồng); ước cả năm đạt 368340 tỉ đồng, tăng 3,1% (10940 tỉ đồng) so với dự toán bằng 32,3% tăng 14,6% so với thực hiện năm 2006.

Bộ chi ngân sách năm 2007 được quốc hội quyết định là 56500 tỉ đồng ước cả năm là 56500 tỉ đồng, chiếm 4,95% GDP (tính theo thống kê tài chính CP-GFS là 1,7% GDP bằng mức quốc hội quyết định, được đảm bảo bằng các nguồn vay bù đắp bộ chi đúng với dự toán năm.)

Thực hiện nghị quyết của quốc hội trong chỉ đạo điều hành ngân sách nhà nước năm 2007 dự kiến sẽ dành 9080 tỉ đồng (ngân sách trung ương 7000 tỉ đồng, ngân sách địa phương 2080 tỉ đồng) kết chuyển sang năm 2008 để thực hiện cải cách tiền lương. Đến 31/12/2007 dư nợ chính phủ (bao gồm cả nợ trái phiếu chính phủ) bằng 35,9% GDP dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 30,4% GDP, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2008

     
  Tỷ đồng – In billions of dong  
Stt
No
Chỉ tiêu – Items Dự toán
Plan 2008
A Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước
Total state budget balancing revenues
323,000
1 Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô)
Domestic revenue (excluding oil revenues)
189,300
2 Thu dầu thô – Oil revenues 65,600
3 Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Revenues from import-export, net
64,500
4 Thu viện trợ không hoàn lại – Grants 3,600
B Thu kết chuyển từ năm trước sang
Brought forward revenues
9,080
C Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước
Total state budget balancing expenditures
398,980
1 Chi đầu tư phát triển
Development investment expenditures
99,730
2 Chi trả nợ và viện trợ
Repayment of debt and provision of aids
51,200
3 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể
Expenditure on socio-economics, defense, public security, public administration, party and unions
208,850
4 Chi cải cách tiền lương
Salary reform expenditure
28,400
5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
Transfer to financial reserve fund
100
6 Dự phòng – Contingencies 10,700
D Bội chi ngân sách nhà nước – State budget deficit 66,900
  Tỷ lệ bội chi so GDP – Budget deficit as share of GDP 5%
  Nguồn bù đắp bội chi – Deficit financing  
1 Vay trong nước – Domestic borrowings 51,900
2 Vay ngoài nước – External borrowings 15,000

Dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2008 là 323000 tỉ đồng phấn đấu cả năm đạt 399000 tỉ đồng, vượt 23,5% (76000 tỉ đồng so với dự toán, tăng 26,3% so với thực hiện năm 2007, đạt tỉ lệ động viên 26,8% GDP, trong đó từ thuế và phí đạt 24,9% GDP, ;loại trừ yếu tố tăng thu do tăng giá dầu thô thì đạt tỉ lệ động viên 23,5% GDP (thuế và phí đạt 21,6% GDP) chính phủ tập trung chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thu ngân sách năm 2008.

Dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước quốc hội quyết định là 398900 tỉ đồng ước thực hiện cả năm đạt 474280 tỉ đồng vượt 18,9% so với dự toán, tăng 22,3% so với thực hiện năm 2007.

Bộ chi ngân sách nhà nước năm 2008 quốc hội quyết định là 66900 tỉ đồng. Ước cả năm bộ chi ngân sách thực hiện là 66200 tỉ đồng bằng 4,95% GDP khi xây dựng kiểm toán. Đến ngày 31/12/2008 dư nợ chính phủ (bao gồm cả nợ trái phiếu chính phủ) bằng 33,5% GDP dư nợ ngoài nước của quốc gia bằng 27,2% GDP trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

Công tác tài chính ngân sách năm 2008 còn những khó khăn tồn tại.

Thu ngân sách tăng nhưng chưa vững chắc chủ yếu là do giá dầu thô và thuế xuất nhập khẩu .Thu ngân sách những tháng cuối năm có chiều hướng giảm do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn

Các bộ ,ngành ,địa phương đã bám sát điều hành dự toán ngân sách nhà nước được giao nhưng triển khai vốn đầu tư xây dựng cơ bản cả từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn trái phiếu chính phủ còn chậm

Quản lý chi tiêu ngân sách đã được tăng cường nhưng vẫn còn tình trạng lãng phí ,kém hiệu quả ,một số nơi chưa thật sự quán triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước .

Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2009

     
     
  Đơn vị tính: Tỷ đồng  
STT Chỉ tiêu Dự toán
năm 2009
A Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 389,900
1 Thu nội địa 233,000
2 Thu từ dầu thô 63,700
3 Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 88,200
4 Thu viện trợ không hoàn lại 5,000
B Thu kết chuyển từ năm trước sang 14,100
C Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 491,300
1 Chi đầu tư phát triển 112,800
2 Chi trả nợ và viện trợ 58,800
3 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 269,300
4 Chi cải cách tiền lương 36,600
5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100
6 Dự phòng 13,700
D Bội chi ngân sách nhà nước 87,300
  Tỷ lệ bội chi so GDP 4.82%
E Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước 87,300
1 Vay trong nước 71,300
2 Vay ngoài nước 16,000
     

Dự toán thu ngân sách nhà nước : dự toán tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2009 là 389900 tỉ đồng,đạt tỷ lệ động viên 23%GDP trong đó từ thuế phí và lệ phí là 21,5% GDP là mức động viên ích cực .

Về cơ cấu thu năm 2009 dự toán thu nội địa chiếm 59,8% tông thu ngân sách nhà nước ,thu dầu thô chiếm 16,3%, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 22,6% tông thu cân đối ngân sách nhà nước

Dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2009 được xây dựng trên cơ sở cơ cấu lại chi ngân sách  mục tiêu góp phần kiềm chế lạm phát ổn định vĩ mô ,đảm bảo các nguyên tắc :

-Tếp tục cơ cấu lại ngân sách ,dảm bảo kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điêu chỉnh tiền lương ,các khoản tăng chi theo tiền lương

– bố trí tăng chi dự phòng ,dự trữ quốc gia để đảm bảo an ninh lương thực và chủ động  phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai dịch bệnh ,bố trí đảm bảo chi trả nợ theo đúng cam kết

– bố trí kinh phí cho các lĩnh vực giáo dục -đào tạo -dạy nghề y tế ,khoa học -công nghệ ,văn  hoá thông tin ,bảo vệ môi trường ,nông nghiệp nông thôn …theo nghị quyết của đảng ,quốc hội

-đáp ứng nhu cầu chi cho các nhiệm vụ khác trên tinh thần triệt để  tiết kiệm ,tiếp tục rà soát thắt chặt chi  xây dưng ,bố trí dự toán chi thường xuyên cho các bộ các cơ quan trung ương và các địa phương cơ bản không tăng so với năm 2008 ,giảm mức bội chi ngân sách nhà nước dưới 5%GDP

Dự toán chi ngân sách năm 2009 là 491300 tỉ đồng ,tăng 23,1% so với dự toán năm 2008: số tăng  chi này tập trung cho các  nhiệm vụ chính

Về chi ngân sách nhà nước đã bố trí theo hướng cơ cấu lại các khoản chi tập trung chi cho an sinh xã hội ,đầu tư phát triển con người thông qua giáo dục ,y tế ,khoa học công nghệ ,đồng thời thực hiện điều chỉnh tiền lương ở mức cao hơn so với lộ trình  đã được duyệt

Được xây dựng trong bối cảnh cơ sở dự báo tình hình kinh tế vãn còn khó khăn ,diễn biến thất thường của thị trường và các biện pháp kiềm chế lạm phát vẫn tiếp tục thực hiện ,việc điều chỉnh chính sách thuế tạo thuận lợi hơn cho sản xuất kinh doanh nhưng bước đầu làm giảm thu ngân sách nhà nước

Về cân đối ngân sách nhà nước

Bội chi ngân sách nhà nước ở mức 4,82% GDP (giảm 3700 tỉ đồng so với tính bội chi ở mức 5%) để góp phần kiềm chế lạm phát

Những vấn đề cần có giải pháp khắc phục trong tổ chức thực hiện :

Về thu ngân sách nhà nước : dự toán xây dựng vẫn còn chứa đựng các yếu tố rủi ro ,chưa lường hết ,trong đó :thu nội địa từ hoạt động xuất nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát lạm phát ,bình ổn kinh tế vĩ mô và phát triển sản xuất kinh doanh . thu dầu thô phụ thuộc vào yếu tố sản lượng  và đặc biệt là yếu tố giá dâng có biến động khó lường .

Dự toán chi ngân sách nhà nước da thực hiện cơ cấu lại để tăng cường  an sinh xã  hội , nhưng vẫn còn khó khăn : dự toán chi đầu tư phát triển NSTW bố trí tăng 10,1% so với dự toán năm 2008 ,nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu ,đòi hỏi phải rà soát ,lựa chọn công trình ,dự án quan trọng  để triển khai thực hiện . đồng thời phải tăng cường huy động nguồn lực đầu vào tư từ các thành phần kinh tế khác để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

  • một số nhu cầu chi chưa có khả năng bố trí đủ theo yêu cầu ,như chi bù chênh lệch lãi suất tín dụng ưu đãi ,chi thu hồi vốn ứng theo kế hoạch …trong quá trình điều hành ,trường hợp có tang thêm thu NSTW sẽ bổ sung nguồn xử lý
  • để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm  phát  , đã  bố trí giảm bội chi ngân sách nhà nước , nhưng mức giảm chưa nhiều do nhu cầu an sinh xã hội và đầu tư phát triển còn lớn . nếu giảm tiếp mức bội chi ngân sách thì sẽ phải giảm chi đầu tư phát triển ,hiện dang rất khó khăn .
  • Dự toán chi thường xuyen bố trí cho cac bộ ,cơ quan trung ương ,các địa phương ngoài các khoản tăng chi theo chính sách ,chế độ và nhiệm vụ mới phát sinh ,các khoản chi còn lại không tăng so với dự toán năm 2008 trong khi giá cả tawng là khó khăn lớn ,đòi hỏi các bộ ,cơ quan trung ương phải tiếp tục thực hiện triệt để các biện pháp sử dụng hiệu quả kinh phí và tiết kiệm chi

Dự phòng ngân sách nhà nước  bố trí đạt 2,8% tổng chi ngân sách nha nước ,trong đó dự phòng NSĐP bằng 3,5% ,đảm bảo dự phong của c địa phương ở mức 3-4%, dự phòng NSTW 2,4% tổng chi NSTW , mức bố trí này là raat mỏng so với yêu cầu chủ động phòng chống thiên tai dịch bệnh  và sử lý các nhiệm vụ đột xuất khác phát sinh trong năm .

PHẦN 3 :CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIÊT NAM HIỆN NAY

Xử lý bội chi ngân sách nhà nước là một vấn đề nhạy cảm , bởi nó không chỉ tác động trước mắt tới nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia .Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như : giá dầu tăng cao .khủng hoảng  tái chính tại mỹ ,tình trạng lạm phát diễn ra nhiều nước trên thế giới,vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách không chỉ ở việt nam .Vậy xử lý bội chi ngan sách  như thế nào đẻ ỏn định vĩ mô ,thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế -xã hội ,tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay ?

Vấn đề thiếu hụt ngân sách thường lam các nhà chính trị gia đau  đầu giữa một bên là phát triển bền vững ,duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế với một bên là nguồn lực có hạn .Đòi hỏi các chính trị gia phải lựa chọn để phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự phát triển trong tương lai .Từ sự lưa chọn đó họ đưa ra mức bọi chi hợp lý ,bảo đảm nhu cầu tài trợ  cho tiêu cũng như đầu tư phát triển kinh tế ,đòng thời bảo đảm cho nợ quốc gia ở mức hợp lý .Bội chi ngân sách nhà nước được hiểu một cách chung nhất là là sự vượt trọi về chi tiêu so với tiền thu được trong năm tài khóa hoặc thâm hụt ngân sách do sự cố ý của chính phủ tạo ra nhằm thực hiên chính sách kinh tế vĩ mô . Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế ,phí ,lệ phí ; giảm chi ngân sách ;vay nợ trong nước ,vay nợ nước ngoài ;phát hành thêm tiền để phù đắp chi tiêu ;…Sử dụng phương pháp nào ,nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia .

Bội chi ngân sách tác động đến nền kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều vào các giải pháp nhằm bù đắp bội chi ngân sách .Mỗi giải pháp bù đắp đều  làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô .Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu một số giải pháp cơ bản mà chính phủ viêt nam sử dụng để kiềm chế  bội chi ngân sách hiên nay .

   1.TĂNG THU GIẢM CHI

Đây là biện pháp cơ bản nhất mà chính phủ thương dùng để giảm hộ chi ngân sách .Bằng quyền lực và nghĩa vụ của mình chính phủ tính toán để tăng các khoản thu  và cắt giảm chi tiêu .

Tăng thu và giảm chi là biện pháp cổ tryền nhưng không phải bao giờ cũng thực hiện thành công được bởi vì ở đây xả ra  hai nghịch lí khó giải quyết .Một là: trong bối cảnh tỉ lệ tăng trưởng GDP chưa  lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng đầu tư vào tiêu dùng  ở khu vực tư nhân bị hạn chế ,tức giảm động lực phát triển kinh tế .Hai là: khả năng giảm chi cũng có giới hạn nhất định ,nếu giảm chi vượt quá giới hạn thì cũng ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển xã hội

Chính vì thế vấn đề đặt ra là chính phủ  pohai tính toán phí tăng thu và giảm chi như thế nào để  gây ảnh hưởng ít nhất đến tăng trưởng kinh tế

TĂNG THU

Công tác thu ngân sách nhà nước phải đảm bảo mức động viên vào ngân sách nhà nước hợp lý tăng nhanh tỉ trọng nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước tập trung thực hiện thu đúng,đủ ,kịp thời theo các luật thuế nhằm động viên hợp lý ,khuyến khích sản cuất kinh doanh  phát triển và đảm bảo nguồn lực thực hiện nhiệm vụ quan trọng phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế chủ động ứng phó với cấc tác động của thị trường giá cả trong và ngoài nước ;đồng thời đẩy mạnh thực hiện cải các thủ tục hành chính ,hải quan và mổ rộng cơ chế tự khai tự nộp tăng trách nhiệm người nộp thuế và cơ quan thu ;tăng cường kiểm tra chống thất thu ,nợ đọng tạo môi trường thuận lợi  bình đẳng trong  mọi doanh nghiệp của các thành phần kinh tế .Có cơ chế khuyến khích các cấp tăng thu được hưởng hợp lý kết quả tăng thu so với nhiệm vụ nhà nước giao theo quy định pháp luật .Hiện nay tình trạng nợ đọng thuế chưa được kiểm soát chặt chẽ .Vì vậy chính phủ cần phải có giải pháp kiên quyết hơn trong việc kiểm soát nguồn thu từ thuế ,có biện pháp kiểm soát hiệu quả thì sẽ góp phần tăng thu ngân sách nhà nước như :Đẩy  mạnh tuyên truyền giáo dục để nâng cao hiểu biết và tự giác thực hiện nghĩ vụ thuế ;đẩy mạnh kiểm tra ,thanh tra phát hiện và xủ lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng ,không đủ số thuế phải nộp để tăng thu tiền thuế cho ngân sách nhà nước

Chính phủ cũng cần phải caỉ thiện các nguồn thu ngân sách này tránh tình trạng ngân sách phụ thuộc quá nhiều (tới hơn 40% vào các nguồn thu không bền vững từ dầu mỏ và thuế nhập khẩu như hiện nay ) Cải cách thuế đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân (hiện chiếm 2% ngân sách nhà nước của Việt Nam, trong khi con số này ở các nền kinh tế hiện đại đều lớn hơn 20%) và thuế bất động sản. Áp dụng thuế bất động sản đúng đắn là một cách đảm bảo sự bền vững trong ngân sách nhà nước, đồng thời giúp nhà nước thực hiện được các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng vì quốc tế nhân sinh.

Chính phủ điều chỉnh tăng mức thuế xuất, thuế nhập bằng trần tối đa theo cam kết trong WTO của năm 2008 đối với các hàng hóa tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu ( ô tô nguyên chiếc, linh kiện và phụ tùng mô tô, một số mặt hàng điện tử điện lạnh…) ; điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm mặt hang thiết thực phục vụ sản xuất (clinke một số mặt hang sản xuất thức ăn chăn nuôi, giấy in báo…) để góp phần bình ổn giá điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu đối với hang hóa là tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản (dầu thô,than đá, quặng kim loại…) điều chỉnh tăng lệ phí trước bạ đối với ô tô con nguyên chiếc dưới 10 chỗ ngồi; thực hiện biện pháp kéo dài, giãn thời hạn nộp thuế và giảm thuế đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, hoạt động chế biến và xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do giá đầu vào tăng cao, duy trì và tăng sản xuất xuất khẩu.

GIẢM CHI

Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước . Đây là một giải pháp tuy mang  tính tình thế ,nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khi sảy ra bội chi ngân sách và xuất hiện lạm phát .triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chi đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo , hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế _xã hội ,đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm ,thậm chí không đầu tư .Mặt khác bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản thu đầu tư công ,những khoản chi thường xuyên của nhưng cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết

Một trong những giải pháp quan trọng được quốc hội thông qua là cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên cho an sinh xã hội; tăng chi có trọng điểm cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và những vùng khó khăn, nhất là 61 huyện có tỉ lệ nghèo cao.

Quốc hội quyết định: cần rà soát kĩ nguồn vốn nhà nước bố trí cho các dự án, công trình thuộc trách nhiệm đầu tư của ngân sách nhà nước sao cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện. Không bố trí vốn ngân sách nhà nước cho các dự án công trình không thuộc lĩnh vực ngân sách nhà nước đầu tư.

Chính phủ việt nam vì được đặt trong bối cảnh chống lạm phát nên chính sách tài khóa của chính phủ trong thời gian vừa qua chỉ hướng đến mục đích giảm chi tiêu công (gồm đầu tư công và chi thường xuyên ) và qua đó giảm tổng  cầu .Cụ thể chính phủ chỉ định :

– Cắt giảm nguồn đầu tư từ ngân sách và tín dụng nhà nước

-Rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước

-Cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy nhà nước các cấp

Tổng đầu tư nhà nước (từ ngân sách ,tín dụng nhà nước thông qua doanh nghiệp nhà nước ) luôn chiếm trên 50% tổng đầu tư của toàn xã hội .Vì vậy không nghi ngờ gì ,nếu nhà nước có thể cắt giảm một số hạng mục đầu tư kém hiệu quả và có thứ tự ưu tiên thấp thì sức ép gia tăng lạm phát chắc chắn sẽ nhẹ đi .Cũng tương tự vậy ,lạm phát cũng sẽ được kiềm chế bớt nếu các cơ quan nhà nước có thể cắt giảm chi tiêu thường xuyên (chiếm 56% tổng chi ngân sách năm 2007)

Mặc dù việc cắt giảm chi tiêu là hoàn toàn đúng đắn , song hiệu lực của những biện pháp cụ thể đến đâu còn chưa chắc chắn vì ít nhất có 4 lý do :

-thứ nhất việc cắt giảm ,thậm chí giãn tiến độ đầu tư công không hề dễ dàng , nhất là khi những dự án này đã được các cơ quan lập các cấp quyết định ,dã dược đưa vào quy định của các bộ ,ngành địa phương ,đã được triển khai , và nhất là khi chúng gắn với lợi ích thiết thân của những cơ quan liên quan đến dự án

-thứ 2 :nhà nước hầu như không thể kiểm soát  các khoản đầu tư của các DNNN một mặt là do chính sách phân cấp trong quản lý đầu tư ,và mặt khác là do một số tập đoàn lớn đã tự thành lập ngân hàng riêng

– thứ 3 : Với tốc độ lạm phát nhanh như hiện nay thì chỉ cần giữ được tổng ức đầu tư công theo đúng dự toán cũng được coi  là một thành tích đáng kể

-thứ 4 : kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng việc giảmchi thường xuyên rất khó khăn nên đây là hạng mục cuối cùng nằm trong danh sách cắt giảm . Hơn thế với thực tế ở việt nam  thì phạm vi chi thường xuyên có thể cắt giảm không nhiều . Đầu tiên là phải trừ đi quỹ lương ( chiếm khoảng 2/3 tổng chi thường xuyên ),sau đó trừ đi các khoản phụ cấp có tính chất lương ,chi chính sách chế độ ,tiền đóng  niêm liễn cho các tổ chức quốc te, các khoản chi thường xuyên đã được thực hiện …

Theo ước lượng của bộ kế hoạch và đầu tư thì nếu làm thật quyết liệt thì sẽ giảm được khoảng 3000 tỷ đồng chi hội họp và mua sắm xe ,tức giảm được khoảng 0,8 tổng chi ngân sách nhà nước .

2. BIỆN PHÁP VAY NỢ

a, Vay nợ trong nước  

Sự thiếu hụt ngân sách do nhu cầu vốn tài trợ cho sự phát triển nền kinh tế quá lớn đòi hỏi phải đi vay để bù đắp . Điều này được thể hiện qua việc chúng ta chỉ vay để đầu tư phat triển kết cáu ha tầng và các công trình trọng điểm quốc gia phục vụ lợi ích phát triển đất nước . Nhưng trên thực tế số tiền vay ,đặc biệt của nước ngoài chưa được quản lý chặt chẽ .Tình trạng đâu tư dân trải ở các địa phương vẫn chưa đươc khắc phục triệt để tiến độthi công nhưng dự án trọng điểm quốc gia còn chậm và thiếu hiệu quả .Chính vì vậy các khoản đầu tư phát triển lấy từ nguồn vốn nay cả trong và ngoài nước cần đảm bảo các quy định của ngân sách nhà nước và mức bội chi cho phép hằng năm do quốc hội quyêt định

Tập trung các khoản vay do trung ương đảm nhận các nhu cầu đầu tư của địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ xung từ ngân sách cấp trên thực hiện như vậy ,tránh được đầu tư tràn lan kém hiệu quả va để tồn ngân sách quá lớn quản lý chặt chẽ số bội chi ngân sách nhà nước .Hiên tại chúng ta đang đưng rước mâu thuẫn giưa nhu cầu vốn cho vay đầu tư với nguồn nhân lực hạn hẹp . Nếu thực hiên thắt chặt ,hạn chế vay để đầu tư sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đang có nhu cầu vay vốn rất cao .Nhưng nếu chung ta không kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của ngân sách nhà nước ,nhất là vay vốn của ngân sách địa phương thi nguy cơ ảnh hưởng tới nên an ninh tài chính quốc gia ,sự bền vững của ngan sách nhà nước .Thực hiên đầu tư tập trung cũng có lợi là bảo đảm phát triển hài hòa cân đối giưa các vùng miền trong toàn quốc . khi các địa phương  vay vốn  để đầu tư sẽ kien quyết không bố trí nguồn chi thường xuyên cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu ,bả dưỡng các công trình ,làm giảm hiệu quả đầu tư . Có như vậy các địa phương phải tự cân đói nguồn kinh phí này chứ không thể yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách nhà nước

Vay trong nước được chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công trái ,trái phiếu .Công trái ,trái phiếu là những chứng chỉ ghi nhận nợ của nhà nước ,là một loại chứng khoán hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay các dân cư ,các tổ chức kinh tế xã hội vầccs ngân hàng .Ở việt nam chính phủ thường ủy nhiệm  cho kho bạc nhà nước phát hành trái phiếu dưới các hình thức tín phiếu kho bạc và trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình

                NĂM SỐ TIỀN VAY TRONG NƯỚC (tỷ đồng)
2007 43000
2006 36000
2005 32420
2004 27450
2003 22895
2002 18382

  Ưu điểm :Đây là biện pháp cho phép chính phủ có thể giảm bội chi  ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dư trữ quốc tê . Vì vậy ,biện pháp  này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát

Nhược điểm : viêc khắc phục bội chi ngân sách bằng nợ tuy không gây ra lạm phát trước mắt nhưng nó lại  có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ lệ  nợ trong GDP liên tục tăng . Thứ nữa ,viêc vay từ dâ trực tiếp sẽ làm giảm khả năng khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước

Đặc biệt ,ở những nước trải qua giai đoạn lạm phat cao (như nước ta hiên nay) , giá trị thực của trái phiếu chính phủ giảm nhanh chóng ,làm cho chúng trở nên ít hấp dẫn .Chính phủ có thể sử dụng quyền lực của mình để buộc các chủ thể khác trong nền kinh tế phải giữ trái phiếu ,.Tuy nhiên ,nếu việc làm này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghieem trọng đến uy tín của chính phủ và khiến cho việc huy động vốn thông qua kênh này sẽ trở nên khó khăn hơn vào các năm sau .

Một số điểm đã đạt được ,đối với vay nợ trong nước : hằng năm ngan hàng phải huy động một khoản tền nhàn rỗi trong nước tương đói lớn để bù đắp bội chi ngân sách .để việc huy đông vốn không ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ ,đến lãi suất ,Bộ tài chính thực hiện chính sách trước hết thực hiện vay vốn nhàn rỗi từ các quỹ tài chính nhà nước như : quỹ bảo hiểm xã hội ,quỹ tích lũy trả nợ ..phần còn thiếu sẽ thực hiện phát hành trái phiếu và tín phiếu chính phủ .Đối với tín phiếu (loại thời hạn 1 năm) ,thực hiện phối hợp với ngân hàng nhà nước đấu thầu (đấu thầu về lãi suất ) qua ngân hàng nhà nước ,đây là biện pháp vừa để đảm bảo nguồn bù đắp bội chi cho ngân sách nhà nước ,đồng thời cũng tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có nguồn vốn nhàn rỗi ,chưa cho vay được thực hiện mua trái phiếu này (kết quả cho thấy trong năm qua nhiều tổ chức tín dụng đã mua tín phiếu kho bạc )

b, Vay nợ nước ngoài

Chính phủ có thể giảm bội chi ngân sách bằng các nguồn vốn nước ngoài thông qua việc nhận viện trợ nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các chính phủ nước nước ngoài ,các định chế tài chính thế giới như ngân hàng thế giới(WB), Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) ,Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB),các tổ chức liên chính phủ ,toor chức quốc tế …

Viên trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ ,các tổ chức nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triển chính thức ODA

Vay nợ nước ngoài có thể thực hiện dướicác hình thức :phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ mạnh ra nước ngoài ,vay bằng hình thức tín dụng …

NĂM SỐ TiỀN VAY NƯỚC NGOÀI (tỷ đồng)
2007 13500
2006 12500
2005 8326
2004 7253
2003 7041
2002 7125

  Ưu điểm :nó là một biện pháp giảm bội chi ngân sách hữu hiệu ,có thể bù đắp được các khoản bội chi mà lại không gây sức ép lạm pháp cho nền kinh tế .Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước ,góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội

Nhược điểm : Nó sẽ khiến chi gánh nặng nợ nần ,nghĩa vụ trả nợ tăng lên ,giảm khả năng chi tiêu cho chính phủ .Đông thời ,nó cũng dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài .Thậm chí ,nhiều khoản vay ,khoản viện trợ còn đòi hỏi kèm theo đó là nhiều các điều khoản về chính trị ,quân sự ,kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều .

Một số điểm đã đạt được ,đối với vay nợ nước ngoài ,thực hiện  chính sách chỉ vay ưu đãi nước ngoài ,không vay thương mại nước ngoài cho đàu tư phát triển .Đối với những khoản vay thương mại nước ngoài và nợ quá hạn trước đây đã được xử lý qua câu lạc bộ Pari và câu lạc bộ luân đôn . thực hiện xử lý nợ với Nga ,Angiêri … Nhờ thực hiện tốt quá trình cơ cấu lại nợ ,cũng như chính sách vay mới mà dư nợ Chính phủ hiện nay ở mức 35% GDP vào năm 2005 ,mức an toàn ,đảm bảo an ninh tài chính quốc gia .

3.VAY NGÂN HÀNG (IN TIỀN )

Chính phủ khi bị thâm hụt ngân hàng sẽ đi vay ngân hàng trung ương để bù đắp .đáp ứng nhu cầu này ,tất nhiên ,ngân hàng trung ương sẽ tăng việc in tiền .Điều này sẽ tạo ra thêm cơ sở tiền tệ .Chính vì vậy ,nó được gọi là tiền tệ hóa thâm hụt

Ưu điểm :của biện pháp này là nhu cầu tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được dáp ứng một cá nhanh chóng ,không phải trả lãi ,không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần

Nhược điểm :của biện pháp này là lại lớn hơn rát nhiều lần .Việc in thêm và phát hành thêm tiền sẽ khiến cho cung tiền vượt cầu tiền . nó đẩy cho việc lạm phat trở nên không thể kiểm soát nổi .Viêt nam từ năm1988 trở về trước bội chi ngân  sách được nhà nước bù đắp chủ yếu bằng cách phát hành thêm tiền vào lưu thông dẫn đến tốc độ lạm phát rất cao ,năm 1986 là 774,7% ,năm 1987 là 223,1% ,1988 là 393,8% ;nhưmg từ năm1991 mặc dù bôi chi ngân sách còn ở mức lớn ,đô bù đắp bằng các biện pháp tích cực khác nên lạm phát đã giảm nhanh và đã được kiểm soát ở mức một con số cho đến nay .Chính vì những hậu quả đó ,biện pháp này rất ít khi được sử dụng . Và từ năm 1992 ,nước ta đã chấm dứt hoàn toàn việc in tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước

 4, TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC

Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước nhằm bình ổn giá cả ,ổn định chính sách  kinh tế vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế .Để thực hiện vai trò của mình ,nhà nước sư dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển ,tác động vào đời sống kinh tế _xã hội ,nhằm giải quyêt các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội ,nhất là mối quan hệ tăng trưởng và công bằng xã hội .giưa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn mội trường v.v..Đặc biệt trong điều kiện hiện nay ,khi lạm phát là một vấn nạn của các nước trên thế giới ,vấn đề tăng cường vai trò quản lý của các nước trên thế giới ,vấn đề tăng cường vai trò vai trò quản lý của nhà nước đối với quản lý ngân sách nhà nước nói chung và xử lý bội chi ngân sách nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết

 

C.KẾT LUẬN

Có nhiều cách để chính phủ bù đắp bội chi ngân sách nhà nước ,nhưng phải sử dụng cách nào ,nguồn nào thì còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế ,chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia , bởi mỗi giải pháp bù bắp đều có những ưu nhược điểm làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô .Vì vậy,chính phủ Việt Nam cần phải tính toán kỹ lưỡng để đưa ra các giải pháp bù đưa phù hợp với thực trạng hiện nay ,khi nền kinh tế của Việt Nam đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước ,nền tài chính quốc gia cũng được đổi mới .


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here