Soạn Bài Lẽ Ghét Thương (Nguyễn Đình Chiểu)
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]
Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU
Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Soạn Bài Lẽ Ghét Thương (Nguyễn Đình Chiểu)
(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)
Đề cương liên quan: Văn mẫu Tìm hiểu thi phẩm Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử
Mục Lục
Soạn Bài Lẽ Ghét Thương (Nguyễn Đình Chiểu)
Bố cục
– Phần 1 (6 câu đầu): cuộc đối thoại của ông Quán và Vân Tiên
– Phần 2 (10 câu tiếp): Lời ông Quán về lẽ ghét
– Phần 3 (14 câu tiếp): lời ông Quán bàn về lẽ thương
– Phần 4 (2 câu cuối): tư tưởng và tấm lòng của tác giả
Câu 1 (Trang 48 sgk ngữ văn 11 tập 1)
– Những điều ông Quán ghét (10 câu):
+ Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương, Ngũ Bá…
+ Điểm chung của vua chúa được nhắc tới: ăn chơi, hoang dâm vô độ, ham quyền lợi, tranh đoạt quyền lợi
+ Căn nguyên của sự ghét do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm dân lầm than, khốn khổ
– Lẽ thương của ông Quán (14 câu):
+ Nói tới những bậc hiền tài phải chịu lận đận, không được ước nguyện giúp đời: Khổng Tử, Nhan Uyên, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Hàn Dũ…
+ Những trí thức nho sĩ có tài, có đức, ngay thẳng nhưng không gặp thời
+ Tác giả tìm thấy bóng dáng mình trong ước mơ lập thân giúp đời
Câu 2 (trang 48 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Đoạn trích thành công khi sử dụng cặp từ ghét- thương
+ Cặp từ này được lặp lại 12 lần, sắp sóng đôi, đăng đối linh hoạt
+ Phép lặp cũng được vận dụng linh hoạt từ hai từ ghét- thương đã giúp biểu hiện nổi bật phân minh tình cảm của tác giả
+ Thương và ghét rành rọt, không mập mờ, không nhạt nhòa, chung chung
+ Việc lặp lại hai từ này làm tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương, căm ghét đạt đến tột cùng, đều nồng nhiệt
Câu 3 (trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Yêu và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít trong tâm hồn nhà thơ
+ Tác giả xót xa trước cảnh lầm than, khổ cực của nhân dân và những con người tài hoa bị vùi dập
+ Căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào cảnh ngộ éo le
+ Tình cảm yêu- ghét đan xen, nối tiếp nhau, hòa nhập vào cuộc đời, với nhân dân: đỉnh cao của tư tưởng, tình cảm của tác giả
⇒ Đoạn thơ mang tính triết lý đạo đức mà không khô khan, cứng nhắc, ngược lại rất trữ tình, dạt dào cảm xúc.
Cảm xúc đó xuất phát từ cảm xúc sâu sắc và nồng đượm từ cõi tâm trong sáng, cao cả của nhà thơ, từ trái tim nặng trĩu tình đời, tình người tha thiết
Luyện tập
Câu thơ thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn:
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương
+ Yêu thương và căm ghét có mối quan hệ khăng khít như hai mặt của một vấn đề.
+ Càng xót thương cảnh người dân lầm than, người tài bị vùi dập thì tác giả càng căm ghét những kẻ hại dân bán nước.
+ Sự yêu ghét rạch ròi, phân minh trong trái tim của tác giả.
+ Phía sau lẽ ghét thương đó chính là tình thương dân, thương đời sâu sắc, bao la