Mục Lục
- III. NHÓM CÂU HỎI 10 ĐIỂM:
- Câu 1. Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.
- Câu 2. Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính luôn là chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
- Câu 3. Quốc hội có thể tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
- Câu 4. Mọi văn bản luật của Quốc hội đều là nguồn của luật hành chính.
- Câu 5. Mọi văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành đều là nguồn của Luật hành chính.
- Câu 6. Toà án có thể tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
- Câu 7. Chỉ cơ quan hành chính nhà nước mới là chủ thể của quản lý hành chính nhà nước.
- Câu 8. Cưỡng chế hành chính có thể được áp dụng ngay cả khi không có vi phạm hành chính.
- Câu 9. Mọi quyết định hành chính đều được ban hành thông qua thủ tục hành chính.
- Câu 10. Khiếu nại hàng hải là 1 loại khiếu nại hành chính.
III. NHÓM CÂU HỎI 10 ĐIỂM:
Câu 1. Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.
Đúng. Vì chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính bao gồm chủ thể quản lý hành chính nhà nước và các chủ thể khác.
Câu 2. Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính luôn là chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
Sai. Vì chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các cá nhân hay tổ chức của con người mang quyền lực hành chính nhà nước, nhân danh nhà nước và thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là những bên tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, có năng lực chủ thể, có quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.ðChủ thể quan hệ pháp luật hành chính còn bao gồm các chủ thể khác ngoài chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
Câu 3. Quốc hội có thể tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Đúng. Vì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, mà bất kỳ cơ quan quyền lực nhà nước nào dù là hành pháp, lập pháp hay tư pháp đều có thể tiến hành hoạt động quản lý nhà nước.
Câu 4. Mọi văn bản luật của Quốc hội đều là nguồn của luật hành chính.
Sai. Vì chỉ văn bản nào chứa đựng QPPL hành chính thì mới trở thành nguồn của LHC còn nghị quyết thông qua luật hay pháp lệnh mà không chứa đựng QPPLHC thì không phải là nguồn của LHC.
Câu 5. Mọi văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành đều là nguồn của Luật hành chính.
Sai. Vìnguồn của luật hành chính là các văn bản quy phạm pháp luật trong đó có chứa các quy phạm pháp luật hành chính. Các văn bản áp dụng QPPL do Thủ tướng ban hành, ví dụ như quyết định bổ nhiệm thì không phải là nguồn của luật hành chính.
Câu 6. Toà án có thể tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Đúng. Vì tòa án là cơ quan tư pháp của nhà nước, mà bất kỳ cơ quan quyền lực nhà nước nào dù là hành pháp, lập pháp hay tư pháp đều có thể tiến hành hoạt động quản lý nhà nước.
Câu 7. Chỉ cơ quan hành chính nhà nước mới là chủ thể của quản lý hành chính nhà nước.
Sai. Vì chủ thể của quản lý hành chính nhà nước còn bao gồm các cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.
Câu 8. Cưỡng chế hành chính có thể được áp dụng ngay cả khi không có vi phạm hành chính.
Đúng. Vì cưỡng chế hành chính có thể được dùngtrongcác trường hợp khấn cấp vì lý do an ninh; quốc phòng, lợi ích quốc gia hoặc cộng đồng, xã hội. VD: cấm đi vào khu vực nguy hiểm (bão, lụt, dịch bệnh) hoặc 1 số hoạt động kiểm tra y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Câu 9. Mọi quyết định hành chính đều được ban hành thông qua thủ tục hành chính.
Đúng. Mọi quyết định hành chính là kết quả của thủ tục hành chính vì quyết định hành chính do cơ quan hành chính ban hành và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Câu 10. Khiếu nại hàng hải là 1 loại khiếu nại hành chính.
Sai. Vì khiếu nại hàng hải thuộc lĩnh vực tranh chấp dân sự, thương mại còn khiếu nại hành chính thuộc lĩnh vực hành chính. Do đó, khiếu nại hàng hải không thể là khiếu nại hành chính.