Đề cương môn Luật dân sự và Tố tụng dân sự
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]
Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU
Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”
(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)
Đề cương liên quan: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
Mục Lục
- Nhóm câu 10 điểm.
- Câu 1. Chủ thể của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự chỉ có thể là cá nhân.
- Câu 2. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi cá nhân đó bị tuyên bố là đã chết.
- Câu 3. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân phát sinh cùng một thời điểm.
- Câu 4. Trong mọi trường hợp, người chưa thành niên đều phải có người giám hộ.
- Câu 5. Mọi pháp nhân đều có năng lực chủ thể như nhau.
- Câu 6. Năng lực chủ thể của tổ hợp tác do pháp luật quy định.
- Câu 7. Trong mọi trường hợp, tài sản riêng của các thành viên trong hộ gia đình không được dùng để chi trả cho các nghĩa vụ của hộ gia đình.
- Câu 8. Mọi hành vi đều là hành vi pháp lý.
- Câu 9. Mọi giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối đều là giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ.
- Câu 10. Giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu không phát sinh hiệu lực từ thời điểm xác lập giao dịch.
- Câu 11. Giao dịch do người không có thẩm quyền xác lập thì luôn luôn không có giá trị pháp lý.
- Câu 12. Mọi thoả thuận của các chủ thể đều là hợp đồng.
- Câu 13. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà chủ thể được hưởng quyền dân sự ngay từ khi bắt đầu thời hạn đó.
- Câu 14. Mọi tài sản đều là hàng hoá.
- Câu 15. Mọi trường hợp chuyển giao quyền sử dụng tài sản thì phải chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản đó.
Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương môn Luật dân sự và Tố tụng dân sự
Nhóm câu 10 điểm.
Câu 1. Chủ thể của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự chỉ có thể là cá nhân.
Sai. Vì quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về 1 giá trị nhân thân của cá nhân hay các tổ chức. Do vậy, trong quan hệ nhân thân, giả sử bên chủ thể sở hữu quyền nhân thân là cá nhân thì chủ thể còn lại có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Câu 2. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi cá nhân đó bị tuyên bố là đã chết.
Sai. Vì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đó chết, tức là thực sự chết về mặt sinh học. Còn cá nhân bị tuyên bố là đã chết nhưng chưa thực sự chết về mặt sinh học thì tuyên bố không có hiệu lực, năng lực pháp luật của cá nhân đó sẽ được khôi phục khi cá nhân đó trở về.
Câu 3. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân phát sinh cùng một thời điểm.
Sai. Vì theo quy định của BLDS 2005 thì năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi sinh ra (trừ trường hợp người đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế vẫn có quyền hưởng thừa kế), nhưng năng lực hành vi của cá nhân có khi cá nhân đó đạt đến một độ tuổi nhất định và phụ thuộc vào trình độ nhận thức.
Câu 4. Trong mọi trường hợp, người chưa thành niên đều phải có người giám hộ.
Sai. Vì những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không bắt buộc phải có người giám hộ nếu họ phát triển bình thường về thể chất.
Câu 5. Mọi pháp nhân đều có năng lực chủ thể như nhau.
Sai. Vì mỗi pháp nhân được thành lập đều có mục đích và nhiệm vụ nhất định. Bởi vậy năng lực chủ thể của pháp nhân phải phù hợp với mục đích hoạt động của pháp nhân đó. Việc thay đổi mục đích hoạt động dẫn đến thay đổi năng lực chủ thể của pháp nhân. Năng lực chủ thể của pháp nhân là chuyên biệt, phù hợp với mục đích và lĩnh vực hoạt động của nó. Bởi vậy, các pháp nhân khác nhau có năng lực chủ thể khác nhau.
Câu 6. Năng lực chủ thể của tổ hợp tác do pháp luật quy định.
Sai. Vì năng lực chủ thể của tổ hợp tác là năng lực chuyên biệt – chỉ được thực hiện những công việc đã ghi nhận trong hợp đồng hợp tác. Do đó, năng lực chủ thể của tổ hợp tác được giới hạn trên cơ sở hợp đồng.
Câu 7. Trong mọi trường hợp, tài sản riêng của các thành viên trong hộ gia đình không được dùng để chi trả cho các nghĩa vụ của hộ gia đình.
Sai. Vì trách nhiệm của hộ gia đình được thực hiện bằng tài sản chung của hộ, nếu tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.
Câu 8. Mọi hành vi đều là hành vi pháp lý.
Sai. Vì hành vi là 1 chuỗi các hành động lặp đi lặp lại của cơ thể, phục vụ mục đích cụ thể nào đó. Còn hành vi pháp lý là hành vi có mục đích của chủ thể nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý. Hành vi pháp lý bao gồm hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.
Câu 9. Mọi giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối đều là giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ.
Sai. Nếu giao dịch mua bán có nhiều loại tài sản khác nhau, trong đó có loại tài sản trao đổi hợp pháp (quần áo) và loại tài sản trao đổi bất hợp pháp (vũ khí). Suy ra lô hàng trao đổi vũ khí vô hiệu tuyệt đối, còn lô hàng quần áo vẫn có hiệu lực. Vậy đây là giao dịch vô hiệu từng phần chứ không phải giao dịch vô hiệu toàn bộ.
Câu 10. Giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu không phát sinh hiệu lực từ thời điểm xác lập giao dịch.
Sai. Vì giao dịch dân sự vô hiệu tương đối chỉ trở nên vô hiệu khi có đơn yêu cầu của người có quyền, liên quan và bị TA tuyên bố vô hiệu. Thời hạn khởi hiện là 2 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Nếu không có đơn yêu cầu thì giao dịch đó vẫn có hiệu lực.
Câu 11. Giao dịch do người không có thẩm quyền xác lập thì luôn luôn không có giá trị pháp lý.
Sai. Vì đối với giao dịch dân sự không đúng thẩm quyền mà người đại diện không chấp nhận thì không có giá trị pháp lý. Nhưng người đại diện mà chấp nhận thì giao dịch đó được coi là có giá trị pháp lý.
Câu 12. Mọi thoả thuận của các chủ thể đều là hợp đồng.
Sai.Vì hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên khi tham gia vào giao dịch dân sự. Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi tuân theo đúng các quy định pháp luật. Do đó, các thỏa thuận trái pháp luật không phải là hợp đồng.
Câu 13. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà chủ thể được hưởng quyền dân sự ngay từ khi bắt đầu thời hạn đó.
Sai. Vì theo khoản 1 điều 155 BLDS 2005 quy định thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.
Câu 14. Mọi tài sản đều là hàng hoá.
Sai. Vì tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Còn hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán.Đất đai, tài nguyên thiên nhiên là tài sản nhưng không phải là hàng hóa vì không gắn với lao động xã hội.
Câu 15. Mọi trường hợp chuyển giao quyền sử dụng tài sản thì phải chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản đó.
Sai. Vì có 1 số trường hợp chủ sở hữu cho sử dụng tài sản mà không chuyển quyền chiếm hữu. Ví dụ: cho thuê ô tô mà người lái xe là người làm công việc của chủ sử hữu, người sử dụng máy vi tính ngay tại nhà của chủ sở hữu…