Mục Lục
- Câu 6. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của thủ tục hành chính?
- Câu 7. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của quyết định hành chính?
- Câu 8. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước?
- Câu 9. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của cán bộ, công chức?
- Câu 10. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính?
Câu 6. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của thủ tục hành chính?
Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức, điều kiện và thời hạn tiến hành hay thực hiện 1 hành động quản lý hành chính nhà nước do pháp luật hành chính VN quy định.
- Đặc điểm:
- Thủ tục hành chính hành chính thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước:
Hoạt động quản lý trong lĩnh vực hành pháp được thực hiện theo thủ tục hành chính. Quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân được nhà nước trao quyền, trong đó quan trọng nhất là các cơ quan hành chính, các cán bộ, công chức trong các cơ quan này.
Các chủ thể trong hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện phần lớn các thủ tục hành chính và những thủ tục liên quan đến các hoạt động quản lý hành chính quan trọng nhất.
- Thủ tục hành chính so quy phạm pháp luật hành chính quy định:
Quy phạm pháp luật hành chính gồm quy phạm nội dung và quy phạm thủ tục. Quy phạm nội dung quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quản lý và đối tượng quản lý hành chính nhà nước. Quy phạm thủ tục quy định cách thức thực hiện quy phạm nội dung (bao gồm quy phạm nội dung luật hành chính và 1 số ngành luật khác như dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình…)
- Thủ tục hành chính có tính linh hoạt, mềm dẻo:
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước vốn phong phú, đa dạng. Nội dung và cách thức tiến hành từng hoạt động cụ thể chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau như thẩm quyền, năng lực của chủ thể quản lý, đặc điểm của đối tượng quản lý, hoàn cảnh diễn ra hoạt động quản lý…Thủ tục hành chính với tính chất là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý thì phải linh hoạt mới có thể tại nên quy trình hợp lý cho từng hoạt động quản lý cụ thể. Do vậy, có rất nhiều thủ tục hành chính. Thậm chí để giải quyết 1 loại công việc nhất định cũng có thể cần các thủ tục hành chính khác nhau.
Câu 7. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của quyết định hành chính?
Quyết định hành chính là 1 dạng cụ thể của quyết định pháp luật do chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm đưa ra những chủ trương, chính sách, các quy tắc sử xự chung hay giải quyết các công việc vụ thể phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước.
- Đặc điểm:
- Đặc điểm chung:
- Tính quyền lực nhà nước:
Tính quyền lực nhà nước trước hết thể hiện ở ngay hình thức ở những quyết định, bởi lẽ theo quy định của pháp luật thì chỉ có cơ quan nhà nước mới được đơn phương ra các quyết định pháp luật xuất phát từ những lợi ích chung. Tính quyền lực, đơn phương của quyết định hành chính còn được thể hiện ở nội dung và mục đích của quyết định.
- Tính pháp lý của quyết định:
Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí nhà nước. Do vậy, các quyết định do nhà nước ban hành đều có những giá trị về mặt pháp lý. Trước hết, quyết định hành chính xuất hiện đã tác động ngay đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, đưa ra những biện pháp hoặc chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lý hành chính. Mặt khác, tính pháp lý của quyết định hành chính còn thể hiện ở việc làm xuất hiện QPPL, thay thế hoặc hủy bỏ QPPL hoặc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt 1 quan hệ pháp luật cụ thể.
- Đặc điểm riêng:
- Quyết định hành chính có tính dưới luật:Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước, hoạt động trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Quyết định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước ban hành.Đó là những chủ thể ở trung ương, địa phương, những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như những chủ thể có thẩm quyền chuyên môn.
- Quyết định hành chính được ban hành theo thủ tục hành chính.
- Mọi quyết định hành chính là kết quả của thủ tục hành chính vì quyết định hành chính do cơ quan hành chính ban hành và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- Quyết định hành chính do nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành và thể hiện dưới nhiều hình thức, tên gọi khác nhau nên trình tự, thủ tục ban hành các loại quyết định hành chính cũng khác nhau.
- Quyết định hành chính có hình thức và nội dung phong phú: Xuất phát từ những đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước. Ngoài ra, quyết định hành chính còn có nhiều tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luật: nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư.
Câu 8. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước?
Là 1 loại cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập theo Hiến pháp và pháp luật để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Đặc điểm:
- Đặc điểm chung:
- Cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh nhà nước khi tham gia các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi ích công.
- Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nghĩa vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.
- Được thành lập và hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nghĩa vụ, thẩm quyền riêng và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao.
- Nguồn nhân sự chính là đội ngũ cán bộ, công chức được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của Luật cán bộ, công chức.
- Đặc điểm đặc thù:
- Là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Đây là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước.
- Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành 1 thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.
- Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.
- Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. VD: Các trường đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT; các đơn vị cồn an thuộc Bộ Công an…
Câu 9. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của cán bộ, công chức?
- Khái niệm:
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh , trong biên chế và hưởng lương từ NSNN.
- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- Đặc điểm:
- Cán bộ:
- Là những được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp TƯ, tỉnh, huyện. Riêng với cán bộ cấp xã thì chỉ được bầu cử không có phê chuẩn, bổ nhiệm.Nhóm cán bộ cấp xã bao hàm 8 đối tượng sau: Bí thư, phó bí thư Đảng ủy xã; Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND xã; Chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã; Chủ tịch MTTQ Việt Nam; Bí thư Đoàn TNCS HCM; Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ VN; Chủ tịch Hội nông dân VN; Hội cựu chiến binh VN.
- Nơi làm việc của cán bộ là các cơ quan Đảng, cơ quan quyền lực nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến địa phương.
- Đảm nhận công việc gắn với chức danh, chức vụ theo nhiệm kỳ.
- Tính chất công việc không gắn liền với chuyên môn nghiệp vụ mà mang tính chính trị.
- Công chức:
- Được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm.
- Đảm nhận công việc là công vụ, nhiệm vụ thường xuyên, ổn định.
- Tính chất công việc gắn với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo.
- Nơi làm việc là nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
- Công chức được biên chế và hưởng lương từ NSNN.
- Bao gồm 7 nhóm đối tượng của công chức cấp xã: Trưởng công an xã, chỉ huy trưởng quân sự, văn phòng – thống kê, địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường, tài chính – kế toán, tư pháp- hộ tịch, văn hóa – xã hội.
Câu 10. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính?
- Khái niệm:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính:
- Mặt khách quan:
- Hành vi vi phạm hành chính là hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi xâm phạm các quy tắt quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm. Đây là dấu hiệu bắt buộc, thể hiện dưới dạng dạng hành động hoặc không hành động, trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Thời gian và địa điểm: không là dấu hiệu bắt buộc, mỗi loại vi phạm hành chính cụ thể có địa điểm khác nhau.
- Công cụ và phương tiện vi phạm: không là dấu hiệu bắt buộc, mỗi loại vi phạm hành chính cụ thể có những loại công cụ, phương tiện vi phạm khác nhau.
- Mối quan hệ nhân quả:
- Hậu quả là những thiệt hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản…
- Hành vi và hậu quả có mối quan hệ biện chứng với nhau.
- Mặt chủ quan:
- Lỗi: Chỉ cần xác định người vi phạm biết hoặc có thể biết tính chất của hành vi sai trái. Lỗi trong vi phạm hành chính là do thiếu thận trọng, vô tình hoặc coi nhẹ nghĩa vụ pháp lý.
- Động cơ và mục đích: không là dấu hiệu bắt buộc.
- Chủ thể:
Là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.
- Cá nhân:
- Đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý.
- Đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
- Tổ chức: Là cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân, chủ thể nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp ĐƯQT mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
- Khách thể:Là trật tự quản lý hành chính nhà nước đã được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ.