Luật Hành Chính

0
3498
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và đối tượng của khiếu nại hành chính?

Theo Luật khiếu nại 2011: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

  • Đối tượng của khiếu nại hành chính:là quyết định hành chính, hành vi hành chính, hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
  • Quyết định hành chính được hiểu là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng 1 lần đối với 1 hoặc 1 số đối tượng cụ thể về 1 vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính;
  • Hành vi hành chính được hiểu là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
  • Quyết định kỷ luật được hiểu là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng 1 trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Câu 7. Hãy phân tích sự khác nhau giữa khiếu nại hành chính và khiếu nại hàng hải?

  • Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của CQHCNN, của người có thẩm quyền trong CQHCNN hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  • Khiếu nại hàng hải là việc 1 bên yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải.
Tiêu chí Khiếu nại hành chính Khiếu nại hàng hải
Cơ sở pháp lý Luật khiếu nại 2011 Bộ luật hàng hải 2015
Cơ sở phát sinh Khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân Khiếu nại hàng hải về tiền lương, chi phí hồi lương, chi phí đóng góp BHXH và các khoản tiền khác phải trả cho thuyền trưởng, sĩ quan, các thuyền viên khác.

Khiếu nại hàng hải về tiền bồi thường tính mạng, thương tích về tổn hại khác về sức khỏe con người liên quan trực tiếp tới hoạt động của tàu biển.

Khiếu nại hàng hải về chi phí trọng tải, phí đảm bảo hàng hóa, hoa tiêu, phí cầu cảng và phí khác.

Khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển.

Khiếu nại hàng hải về tổn thất và thiệt hại tài sản ngoài hợp đồng liên quan trực tiếp tới hoạt động của tàu biển.

Người thực hiện Công dân, cơ quan tổ chức, cán bộ, công chức. Chủ tàu, chủ hàng, sĩ quan, thuyền viên, thuyền trưởng, bên thứ ba…

Câu 8. Căn cứ vào tính chất, phạm vi thẩm quyền và căn cứ vào cách thức tổ chức giải quyết công việc thì cơ quan hành chính nhà nước có thể được phân chia thành những loại nào? Hãy nêu 1 vài ví dụ về những loại cơ quan đó?

  • Căn cứ vào tính chất và phạm vi thẩm quyền:
  • Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung: là cơ quan hành chính nhànước có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đối với các đối tượng khác nhau như cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân. Các cơ quan loại này gồm có Chính phủ và UBND các cấp.
  • Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn: là các cơ quan quản lýtheo ngành hay theo chức năng, hoạt động trong một ngành hay một lĩnh vực nhất định và là cơ quan giúp việc cho cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung.
  • Ở trung ương có các cơ quan sau: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
  • Ở địa phương có các cơ quan: các Cục, Sở, Phòng, Ban.
  • Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn được chia làm hai loại:
  • Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn chuyên ngành: thẩm quyền của các cơ quan này được giới hạn trong một ngành hay một vài ngành có liên quan.Ví dụ: Bộ Công an, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn tổng hợp: Là các cơ quan nhà nước có chức năng quản lý chuyên môn tổng hợp.Ví dụ: Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Lao động – thương binh và xã hội.
Các cấp chính quyền CQHCNN có thẩm quyền chung CQHCNN có thẩm quyền riêng
Cấp trung ương Chính phủ Bộ
Cấp tỉnh UBND tỉnh Sở
Cấp huyện UBND huyện Phòng
Cấp xã UBND xã Ban
  • Căn cứ vào cách thức tổ chức giải quyết công việc:
  •  
  • Các cơ quan tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo: Các cơ quan này thường giải quyết những công việc và quy định những vấn đề quan trọng có liên quan đến nhiều lĩnh vực nên cần có sự bàn bạc, đóng góp của nhiều thành viên. Ðây là các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung bao gồm Chính phủ và UBND các cấp.
  • Các cơ quan tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo một người: là các cơ quan tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chế độ thủ trưởng 1 người, đứng đầu mỗi cơ quan đó là thủ trưởng cơ quan như bộ trưởng, giám đốc các sở, phòng, ban. Họ là những người thay mặt cơ quan ra những quyết định nhằm thực hiện những nhiệm vụ, công việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Câu 9. Hãy phân tích các đặc điểm của quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam?

  • Quy chế pháp lý hành chính của công dân là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được đảm bảo thực hiện trong thực tế.
  • Đặc điểm:
  • Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân, về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
  • Quy chế pháp lý hành chính của công dân được xác lập trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định. Chỉ có những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể hạn chế quyền và nghĩa vụ của công dân.
  • Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp.
  • Quyền và nghĩa vụ là 2 mặt không thể tách rời. Công dân được hưởng quyền đồng thời phải làm nghĩa vụ đối với nhà nước. Điều đó thể hiện mối liên hệ về trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân.
  • Nhà nước tạo điều kiện cho nhu cầu chính đáng của cá nhân được thỏa mãn làm cho khả năng của công dân về trí tuệ, vật chất, tinh thần được phát huy đến mức cao nhất.
  • Nhà nước chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với công dân khi có hành vi vi phạm do pháp luật quy định và chỉ trong giới hạn mà pháp luật cho phép.
  • Nhà nước không ngừng hoàn thiện quy chế pháp lí hành chính của công dân, đảm bảo cho công dân tham gia tích cực vào quản lý nhà nước.

Câu 10. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính?

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Quảng Cáo
  • Đặc điểm:
  • Là hành vi có tính xâm hại các quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam bảo vệ;

Vi phạm hành chính là hành vi xác định của con người tuy nhiên đó phải là hành vi trái pháp luật, xâm phạm vào các quy tắc quản lý nhà nước.

  • Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi;

Người thực hiện hành vi trái pháp luật hành chính bị coi là có lỗi nếu người đó có đủ khả năng nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, có khả năng điều khiển hành vi nhưng vẫn lựa chọn việc thực hiện hành vi trái pháp luật hành chính.

  • Vi phạm hành chính là hành vi có tính trái pháp luật:
  • Hành vi đó được quy định cụ thể trong 1 văn bản nào đó của nhà nước.
  • Chủ thể đã không thực hiện đúng, đầy đủ yêu cầu của Nhà nước.
  • Vi phạm hành chính là hành vi có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm;

Tính nguy hiểm cho xã hội của vi phạm hành chính thể hiện ở 2 điểm sau đây:

  • Vi phạm hành chính là những hành vi đã gây ra những hậu quả, thiệt hại cụ thể cho xã hội.
  • Tính nguy hiểm của hành vi vi phạm hành chính còn thể hiện ở chỗ hành vi vi phạm hành chính đe doạ gây ra những thiệt hại cho cá nhân, tổ chức và xã hội.

Mức độ nguy hiểm của vi phạm hành chính thấp hơn so với tội phạm được thể hiện trên nhiều yếu tố khác nhau như: tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại; phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi; mức độ hậu quả, thiệt hại; hình thức lỗi, động cơ, mục đích; nhân thân của người vi phạm; thời gian, địa điểm …

  • Vi phạm hành chính là hành vi theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

Vi phạm hành chính phải là hành vi được ấn định 1 hình thức, mức xử phạt nhất định hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here