Đại Cương Hàng Hải

0
12900
Đại cương Hàng Hải
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương môn Đại Cương Hàng Hải

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Luật dân sự và Tố tụng dân sự

Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương môn Đại Cương Hàng Hải


NHÓM CÂU 30 ĐIỂM

Câu 1: Trình bày khái niệm những đường, điểm chính trên bề mặt Trái đất, tọa độ địa dư?

  • Những đường, điểm chính trên bề mặt trái đất:
  • Địa trục: Trái đất quay không ngừng xung quanh 1 trục gọi là địa trục của Trái đất.
  • Địa cực: Địa trục cắt Trái đất tại 2 điểm gọi là địa cực Bắc ký hiệu là pN và địa cực Nam ký hiệu là p
  • Đường xích đạo: Giao của mặt phẳng vuông góc với địa trục đi qua tâm Trái đất với bề mặt Trái đất là 1 đường tròn gọi là đường xích đạo. Mặt phẳng đó gọi là mặt phẳng xích đạo và chia Trái đất thành 2 phần bằng nhau: bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
  • Vòng vĩ tuyến: Giao của các mặt phẳng song song với mặt phẳng xích đạo và bề mặt Trái đất gọi là các vòng vĩ tuyến.
  • Vòng kinh tuyến: Giao tuyến của các mặt phẳng chứa trục Trái đất với bề mặt Trái đất gọi là các vòng kinh tuyến. Một nửa các vòng kinh tuyến ấy tính từ pN tới pSgọi là các đường kinh tuyến hay kinh tuyến địa dư.
  • Kinh tuyến gốc: Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Greenwich (London) của nước Anh là kinh tuyến gốc (hay kinh tuyến số 0).
  • Tọa độ địa dư:

Giả sử xét 1 điểm bất kỳ C trên bề mặt hình Spheroid của Trái đất. Điểm C này sẽ được xác định bởi 2 đại lượng: vĩ độ địa dư và kinh độ địa dư.

Kinh độ đia dư của điểm C trên bề mặt hình Spheroid của Trái đất là góc nhị diện hợp bởi mặt phẳng kinh tuyến gốc và mặt phẳng kinh tuyến đi qua điểm ấy.Kinh độ địa dư có thể đo bằng góc cầu ở cực hay cung xích đạo, giới hạn bởi mặt phẳng kinh tuyến gốc và mặt phẳng kinh tuyến đi qua điểm đang xét. Kinh độ địa dư biến thiên từ 0o đến 180o về phía Đông hoặc phía Tây.

Vĩ độ địa dư của điểm C trên bề mặt hình Spheroid của Trái đất là góc hợp bởi pháp tuyến với bề mặt Trái đất tại điểm đó và mặt phẳng xích đạo. Nó được tính theo kinh tuyến từ xích đạo đến cực, có độ lớn từ 0o đến 90o, mang tên Bắc hoặc Nam.

Câu 2: Trình bày khái niệm tốc độ tàu, phân loại, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tàu?

  • Vận tốc tàu là quãng đường tàu chạy được trong 1 đơn vị thời gian. Thực tế, tốc độ tàu thường được xác định trên 1 hướng và điều kiện nhất định. Trong hàng hải, đơn vị đo vận tốc tàu là hải lý/giờ.

V= S/t

trong đó: S là quãng đường tàu chạy (hải lý)

t: thời gian tàu chạy tương ứng (giờ)

V: vận tốc tàu (hải lý/giờ)

  • Phân loại:
  • Theo cách đo:
  • Tốc độ tuyệt đối là tốc độ lấy đáy biển làm gốc, để đo cự ly tàu đã chạy được trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Tốc độ tương đối là tốc độ tính bằng cách lấy quãng đường tàu chạy so với mặt nước chia cho thời gian tàu chạy.
  • Theo mục đích sử dụng:
  • Tốc độ kỹ thuật là tốc độ tàu được tính toán trong khi thiết kế, căn cứ các điều kiện, tính năng của tàu ở điều kiện không có ngoại cảnh tác động.
  • Tốc độ khai thác là tốc độ áp dụng trong quá trình khai thác nhằm đảm bảo tính an toàn và kinh tế.
  • Tốc độ chuyến là tốc độ tàu được tính bằng tổng quãng đường tàu chạy trong toàn bộ chuyến đi chia cho tổng thời gian tàu chạy trong chuyến đó.
  • Tốc độ thực tế là tốc độ tàu được tính đến ảnh hưởng thực tế của ngoại cảnh như: gió, hải lưu,…
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tàu:

Trong quá trình khai thác, tốc độ tàu phụ thuộc nhiều yếu tố như:

  • Sức đẩy chân vịt phụ thuộc chủ yếu vào công suất máy chính và chế độ sử dụng máy. Tùy thuộc điều kiện cụ thể, máy tàu sẽ sử dụng chế độ hoạt động thích hợp đảm bảo an toàn và kinh tế.
  • Tàu hoạt động ở vùng nhiệt đới, trung bình sau 6 tháng, tốc độ tàu có thể bị giảm từ 5-10% do hà bám.
  • Độ sâu đáy biển cũng ảnh hưởng đáng kể tới tốc độ tàu, vùng luồng trạch, khu vực ven bờ nước nông, tốc độ tàu giảm.
  • Độ chênh mớn nước cũng ảnh hưởng tới tốc độ tàu, tàu chúi mũi tốc độ sẽ giảm nên khi xếp hàng phải chú ý tính toán điều chỉnh cho tàu chúi lái thích hợp.
  • Điều kiện ngoại cảnh như: sóng gió, dòng chảy, … là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng lớn tới tốc độ tàu trong quá trình hoạt động.

Câu 3: Hải đồ đi biển. Nêu khái niệm, phân loại và các thông tin trên hải đồ?

Hải đồ là 1 bản đồ dùng để thể hiện 1 phần bề mặt Trái đất, gồm: bờ biển, hải đảo, độ sâu đáy biển, chướng ngại vật nguy hiểm, mục tiêu hàng hải, thông tin về hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải… Hải đồ được sử dụng để xác định vị trí tàu, vạch hướng đi của tàu và dự kiến các phương pháp hàng hải trong thời gian và khu vực mà tàu sẽ hành trình.

  • Phân loại:
  • Tổng đồ là loại hải đồ dùng để nghiên cứu chung cho toàn bộ chuyến đi, biểu diễn vùng biển lớn.
  • Hải đồ đi biển: sử dụng trong suốt thời gian hành trình, dùng để thao tác hướng đi, xác định vị trí tàu, hải đồ này thể hiện khá chi tiết các chướng ngại vật và thiết bị phụ trợ hàng hải.
  • Hải đồ khu vực: Thể hiện khá chi tiết bờ biển, phao tiêu …, dùng để dắt tàu trong khu vực nguy hiểm, luồng hẹp, vùng cảng, đường đẳng sâu trên 5m.
  • Bình đồ: Dùng để biểu diễn những khu vực nhỏ hơn như vùng neo đậu, cầu bến, loại này thể hiện đặc biệt chi tiết.
  • Hải đồ tham khảo: là loại hải đồ dùng cho các công tác phụ.
  • Các thông tin trên bản đồ:
  • Hình dạng bờ biển, núi, 1 phần lục địa ven cửa sông, bãi cát đầm lầy. Biểu diễn các đường đẳng sâu, ghi các giá độ sâu tại các điểm khảo sát với mật độ khác nhau.
  • Ghi lại các chướng ngại vật nguy hiểm cho sự đi lại của tàu bè như đá ngầm, san hô, tàu đắm, khu vực hủy chất nổ, khu vực tập trận,…
  • Đưa ra các thông số thông báo về khí tượng thủy văn, dòng hải lưu, dòng thủy triều, gió mùa, khảo sát sự thay đổi của địa từ trường Trái đất.
  • Ghi lại các trạm hải đăng, tầm nhìn xa của nó, các phao tiêu, rada, racon, ramark và các thiết bị phụ trợ hàng hải khác.
  • Các khu vực neo, các hướng dẫn tàu vào luồng.
  • Biểu diễn vòng tròn phương vị.
  • Các loại ký mã hiệu khác.
  • Vùng biểu diễn của hải đồ.
  • Đường giới hạn khung hải đồ, cách chia độ trên khung vĩ tuyến.
  • Tỷ lệ xích hải đồ.
  • Những chú ý khi ghép nối hải đồ…

Câu 4: Khái niệm giờ địa phương, giờ thế giới? Nêu mối quan hệ giữa giờ địa phương và giờ thế giới?

  • Giờ địa phương là thời gian được tính trên kinh tuyến địa phương. Tương ứng với hệ thống giờ sao có giờ địa phương, tương ứng với hệ thống giờ trung bình có giờ trung bình địa phương.
  • Thời gian tính trên kinh tuyến Greenwich gọi là giờ địa phương Greenwich. Tương ứng với giờ sao có giờ sao Greenwich, với giờ trung bình có giờ trung bình Greenwich, hay còn gọi là giờ thế giới GMT.
  • Mối quan hệ:
  • Giờ địa phương của mọi người quan sát trên cùng 1 kinh tuyến sẽ như nhau, không phụ thuộc vào vĩ độ.
  • Giờ địa phương của mọi người quan sát ở các kinh tuyến khác nhau sẽ khác nhau 1 lượng bằng chính hiệu kinh độ giữa họ. Tại 1 thời điểm giờ địa phương của người quan sát ở phía Đông bán cầu lớn hơn giờ địa phương của người quan sát ở Tây bán cầu.
  • Giờ địa phương của người quan sát ở Đông bán cầu lớn hơn giờ thế giới 1 đại lượng bằng chính kinh độ của họ. Người quan sát ở Tây bán cầu có giờ địa phương nhỏ hơn giờ thế giới một đại lượng bằng kinh độ của họ.

Câu 5: Trình bày khái niệm và phân loại hàng hóa?

  • Khái niệm:
  • Hàng hóa vận chuyển trong vận tải biển là tất cả các vật phẩm, thương phẩm, được các phương tiện vận tải biển tiếp nhận để vận chuyển dưới dạng có hoặc không có bao bì theo tập quán hàng hải quốc tế.
  • Hàng hóa vận chuyển trong vận tải biển được đặc trưng bởi các điều kiện vận chuyển như chế độ bảo quản, phương pháp đóng gói, phương pháp chuyển tải, phương pháp xếp dỡ, tính chất lý hóa của hàng…
  • Phân loại:
  • Theo tính chất lý hóa của hàng:
  • Nhóm hàng có tính xâm thực: các hàng hóa trong nhóm này có khả năng làm ảnh hưởng tới các hàng hóa khác xếp gần chúng. Các loại hàng có tính hút và tỏa ẩm, 1 số loại hàng nguy hiểm, các loại hàng tỏa mùi, các loại hàng bay bụi…
  • Nhóm hàng có tính bị xâm thực: Chúng gồm các loại hàng chịu sự tác động của các loại hàng xếp trong nhóm thứ nhất khi xếp chung với chúng ở mức độ nhất định. Các loại hàng dễ hấp thụ mùi vị như chè, thuốc lá, đồ gia vị… thuộc nhóm này.
  • Nhóm hàng trung tính: Nhóm hàng này bao gồm những loại hàng không chịu sự ảnh hưởng và không tác động xấu đến các hàng hóa xếp gần nó. Các loại hàng như sắt thép, thép cuộn, thiết bị máy móc,… thuộc nhóm này.
  • Theo phương pháp vận tải:
  • Nhóm hàng bách hóa: nhóm hàng này bao gồm các đơn vị hàng vận chuyển riêng rẽ có bao bì hoặc không có bao bì.
  • Nhóm hàng chở xô: Là nhóm hàng được chở theo khối lượng lớn, đồng nhất, trần bì… ví dụ: quặng, ngũ cốc, than chở rời… . Nhóm hàng này gồm nhóm hàng lỏng chở xô và nhóm hàng rắn chở xô.
  • Nhóm hàng vận chuyển đòi hỏi có chế độ bảo quản riêng: Đây là những loại hàng do tính chất riêng của chúng đòi hỏi phải được bảo quản theo những chế độ đặc biệt quy định trong vận tải.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here