Đồ án Lý thuyết tài chính tiền tệ: Một số giải pháp phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

0
2857
Đồ án Lý thuyết tài chính tiền tệ: Một số giải pháp phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đồ án Lý thuyết tài chính tiền tệ: Một số giải pháp phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngaybản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là bài nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Bài liên quan: Trắc nghiệm thanh toán quốc tế có lời giải


Mục Lục

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đồ án Lý thuyết tài chính tiền tệ: Một số giải pháp phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Quảng Cáo
 
CHƯƠNG 2 :

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển đã kéo theo các phương thức thanh toán phát triển, phương thức này là sự kế thừa và phát triển của phương thức trước đó. Khắc phục những nhược điểm của phương thức thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán mới ưu việt hơn, đáp ứng một cách tốt hơn cho yêu cầu của sự phát triển kinh tế.

 

Hiện nay ở rất nhiều nước trên thế giới việc thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân, trong khi đó ở Việt Nam khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt còn chiếm tỷ lệ rất hạn chế. Thanh toán không dùng tiền mặt chưa được người dân chấp nhận rộng rãi, thậm chí nhiều người còn chưa nhìn thấy tờ séc, tấm thẻ tín dụng bao giờ. Có thể nói một chúng ta chưa phát huy được tính ưu việt của thanh toán không dùng tiền mặt và như vậy chúng ta chưa tận dụng hết các điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của nền kinh tế.

 

Hiện nay khi mà thanh toán bằng tiền mặt đang là phổ biến thì việc tìm ra giải pháp cho sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt là rất cần thiết tuy rằng điều đó không đơn giản. Nó đòi hỏi phải có sự quan tâm, nghiên cứu một cách đầy đủ, phải có cái nhìn sâu hơn, rộng hơn. Với mong muốn các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ ngày càng được chấp nhận rộng rãi em đã chọn đề tài : “Một số giải pháp phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam”.

 

Nội dung chính của đề tài bao gồm :

 

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT.

 

 

 

THỰC TRẠNG VỀ CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

 

 

 

 

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VỀ CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

 

1

 

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

  • Giới hạn Đề tài :Với mong muốn thanh toán không dùng tiền mặt sẽ phát triển và được chấp nhận rộng rãi, nhất là các cá nhân, ở đề án này em chỉ tập trung vào hai hình thức thanh toán là Séc và Thẻ Thanh Toán – hai hình thức tiện dụng nhất và các cá nhân nên sử dụng nhất.

 

  • Đối tượng của Đề án : Chủ yếu của đề án là các cá nhân, người tiêu dùng trong các hoạt động thanh toán.

 

  • Phương pháp nghiên cứu :

Đây là đề tài rộng, phức tạp và được nhiều ngưòi quan tâm, vì vậy với kiến thức còn hạn chế trong phạm vi đề tài này em mới chỉ dừng lại ở việc tổng hợp lại một số lý thuyết đã có, tham khảo các tài liệu, tạp chí, so sánh với thực trạng của Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra một số nhận xét ban đầu và các giải pháp cho vấn đề này.

Do khả năng phân tích đánh giá thực tế và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, đề tài rộng, thời gian nghiên cứu không nhiều cho nên những vấn đề đưa ra, các nhận xét đánh giá và kiến nghị chắc chắn không tránh khỏi sai sót, lệch lạc. Em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để đề án của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, 10/2004.

2

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT.

1.1 lưu thông tiền tệ.

1.1.1 Khái niệm và vai trò của lưu thông tiền tệ.

  • Lưu thông tiền tệ là sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế để thực hiện các quan hệ thương mại, hàng hoá, phân phối thu nhập, hình thành nguồn vốn và phúc lợi xã hội.

Có thể nói, sự lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế đóng vai trò như hệ thống mạch máu trong một cơ thể sống, nếu hệ thống mạch máu này hoạt động tốt thì cơ thể sẽ khoẻ mạnh và phát triển, ngược lại nếu hệ thống mạch máu này hoạt động trục trặc, hoặc hơn thế nữa là bị tắc nghẽn thì cơ thể sẽ ốm yếu và sẽ không thể phát triển bình thường.

1.1.2 Các hình thức lưu thông tiền tệ.

1.1.2.1     Lưu thông bằng tiền mặt:

+khái niện: Đó là sự vận động của tiền mặt trong nền kinh tế phục vụ cho các quan hệ thương mại với quy mô nhỏ và trong nội bộ dân cư là chính.

Đây là hình thức trong đó tiền tệ và hàng hoá đồng thời vận động với nhau.

  • Ưu điểm : Đây là hình thức đơn giản, chu chuyển nhanh, không gây ách tắc trong chu chuyển và nó có hiệu quả kinh tế cao đối với người tham gia lưu thông.
  • Nhược điểm :
  • Tốn kém về mặt chi phí lưu thông tiền tệ như : in ấn, bảo quản, tổ chức lưu thông…

3

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

– Gây ra những hiện tượng tiêu cực xã hội : Trộm cắp, rửa tiền, trốn

thuế…

– Nạn tiền giả.

1.1.2.2 Lưu thông không dùng tiền mặt:

  • khái niệm: Đây là hình thức lưu thông trong đó tiền tệ và hàng hoá vận động tưông đối độc lập với nhau, đáp ứng cho nhu cầu thanh toán với quy mô lớn, thông thường là các doanh nghiệp.
  • Nhược điểm :
  • Phải có trình độ nhất định mới tham gia được.
  • Mọi thanh toán phải thông qua ngân hàng.
  • Trang bị cơ sở vật chất ban đầu khá tốn kém.

-Vấn đề bảo mật.

  • Ưu điểm :
  • Khắc phục được một phần chi phí lưu thông.
  • Tăng cường khẳ năng kiểm soát của nhà nước, của ngân hàng.
  • Tạo ra sự văn minh lịch sự trong thanh toán

1.2 Sự cần thiết phải phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

1.2.1 Nguồn gốc của thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong xã hội loài người, nếu còn sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá, thì sự tồn tại của mối quan hệ Tiền – Hàng là một tất yếu khách quan. Đó là mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau.

Theo tiến trình lịch sử hình thành tiền tệ, đồng tiền đã có những bước phát triển từ thấp đến cao. Trong nền kinh tế tự nhiên khép kín, do nhu cầu còn rất

4

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

đơn giản con người tự sản xuất được những gì mình cần và do đó họ không có nhu cầu trao đổi. Khi xã hội phát triển và mở rộng hơn, họ thấy rằng mình không thể tự sản xuất mọi thứ mà mình cần do nhiều lý do, lúc này nhu cầu trao đổi xuất hiện và vấn đề là trao đổi như thế nào. Vấn đề trùng lắp nhu cầu xuất hiện. Nhưng không phải lúc nào và ở đâu cũng có sự trùng lắp nhu cầu. Muốn trao đổi được hàng hoá người ta nghĩ tới một hàng hoá mà nhiều người cùng cần, đó là vật đứng ra làm vật ngang giá chung – hình thức đầu tiên của tiền tệ. Lúc đầu vật ngang giá chung rất đơn giản, nó có thể là vỏ sò vỏ hến hay con bò, miếng đồng…Do yêu cầu thuận tiện trong trao đổi người ta thấy rằng cần phải có vật ngang giá chung thế nào đó dễ vận chuyển, dễ chia nhỏ, không hao mòn và có thể tích trữ dùng cho sau này. Con người đã chọn vàng.

Sản suất hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá đưa vào lưu thông càng nhiều, đòi hỏi phải có thêm lượng tiền đưa vào thêm đáp ứng nhu cầu của hàng hoá đưa vào lưu thông. Hơn nữa người ta thấy rằng trong mua bán chịu, tờ giấy ghi nợ cũng có giá trị như tiền vậy. Tiền giấy ra đời và nó đã giúp cho việc trao đổi hàng hoá diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều.

Nhưng sản xuất không ngừng phát triển, khối lượng tiền đưa vào lưu thông ngay một lớn, đặc biệt là khi có lạm phát. Tiền giấy bộc lộ những hạn chế nhất định như : Chi phí in ấn, bảo quản, tiền giả, kiểm đếm…Hơn nữa trong nền kinh tế phát triển như ngày nay khối lượng tiền trong một giao dịch là rất lớn, nếu thanh toán bằng tiền mặt thì rõ ràng là bất tiện. Như vậy đòi hỏi phải có phương thức thanh toán mới ưu việt hơn khắc phục được những hạn chế trên, phù hợp với một giai đoạn phát triển kinh tế mới.Thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện như một tất yếu, thể hiện bước phát triển và hoàn thiện

  • đỉnh cao của lịch sử phát triển của tiền tệ.

1.2.2 Sự cần thiết phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

5

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

Thanh toán là cầu nối giữa sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng. Đồng thời nó cũng là khâu mở đầu và là khâu kết thúc của quá trình tái sản xuất xã hội. Tổ chức tốt công tác thanh toán nói chung sẽ tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách trôi chảy nhịp nhàng. Ngược lại việc thanh toán bị trục trặc, ách tắc thì quá trình sản xuất kinh daonh sẽ lâm vào trì trệ.

Hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới đã phát triển sang một giai đoạn mới, lúc này ngân hàng phải phát huy đầy đủ các chức năng của mình đó là trung tâm thanh toán trong nền kinh tế.

  • đây ta hiểu thanh toán không dùng tiền mặt là sự vận động của tiền tệ với chức năng là phưong tiện thanh toán giữa các tổ chức cá nhân trong xã hội bằng cách trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản này sang tài khoản khác hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.

Đối với nền kinh tế thị trường thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò rất lớn.

  • Đối với nền kinh tế nói chung :
  • Thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ phục vụ cho các hoạt động của các tổ chức, cá nhân mà nó còn góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân.
  • Thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển hàng hoá , vật tư, tăng nhanh tốc độ lưu chuyển vốn trong nền kinh tế.
  • Đối với ngân hàng :
  • Thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho ngân hàng tập chung được các nguồn vốn trong dân cư.

6

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

  • Giúp cho ngân hàng có được khoản thu từ phí cung cấp dịch vụ thanh toán ổn định và an toàn.
  • Tạo điều kiện cho Ngân hàng nhà nước kiểm soát và điều tiết lượng tiền đi vào lưu thông, từ đó có các chính sách phù hợp tác động vào nền kinh tế.

-Với vai trò là các trung gian tài chính việc thanh toán qua ngân hàng giúp cho việc thu thập các nguồn thông tin về doanh nghiệp và sự chuyển dịch vốn trong nền kinh tế. Tạo điều kiện cho việc thẩm định các dự án đầu tư được tố hơn.

  • Đối với xã hội :

– Tạo môi trường thanh toán văn minh, lịch sự, thuận tiện và nhanh chóng.

  • Giúp người dân có thói quen thanh toán qua ngân hàng và sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
  • Hạn chế nạn tiền giả, rửa tiền, thành lập các quỹ đen…

1.3  Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo quyết định 22/NH 21/01/1994 do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng trong hệ thống ngân hàng bao gồm : Séc, Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu, Thư tín dụng, Ngân phiếu thanh toán, Thẻ thanh toán.

Quyết định 22/QĐ-NH1 ngày 21/12/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là văn bản hướng dẫn đầy đủ nhất về TTKDTM. Tuy nhiên, bản thân nội dung văn bản này cũn nhiều bất cập. Điều 7 Quyết định đưa ra các hỡnh thức TTKDTM: sộc, ủy nhiệm chi – chuyển tiền, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, ngân phiếu thanh toán, thẻ thanh toán. Một số chuyên gia cho rằng ngân phiếu thanh toán không phải là TTKDTM mà chẳng qua là một loại tiền mệnh giá lớn. Cũn nếu coi ủy nhiệm chi – chuyển tiền là một thể thức TTKDTM thỡ

7

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

là sai về khỏi niệm, vỡ ủy nhiệm chi là một thể thức thanh toỏn, nhưng chuyển

tiền lại là phương thức thanh toán…

Gần đây nhất theo quyết định số 235/2002/QĐ-NHNN ngày 27/03/2002 của thống đốc NHNN về việc chấm dứt việc phát hành trái phiếu thanh toán. Theo đó kể từ ngày 1/4/2002 NHNN sẽ không phát hành ngân phiếu thanh toán nữa. Vậy nên với nội dung chính của đề tài là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay tại Việt Nam nên em xin không đề cập đến hình thức thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán, Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi.

1.3.1 Thanh toán bằng Séc.

Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng của ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình mở tại ngân hàng để trả cho người cầm Séc hoặc cho người được chỉ định trên tờ Séc ( tổ chức kinh tế hay cá nhân ).

Séc là một mệnh lệnh, chứ không phải là một yêu cầu, do đó khi nhận được Séc Ngân hàng chấp nhận vô điều kiện, trừ trường hợp tài khoản của người phát hành không đủ hoặc không có tiền trả.

Cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt của nước ta quy định về xử phạt những tờ Séc phát hành quá số dư tiền gửi hoặc tiền lưu ký như sau :

+ Người phát hành Séc phải chịu phạt bằng 30% số tiền phát hành quá số

dư.

  • Người phát hành Séc phỉa chịu phạt về chậm trả ( kể từ ngày tờ Séc quay về ngân hàng phục vụ người phát hành Séc đến ngày có đủ tiền thanh toán).

Ngoài ra nếu người chủ tài khoản vi phạm phát hành Séc đến tờ thứ hai, Ngân hàng nhà nước trung ương sẽ thông báo đến tất cả các ngân hàng, khách hàng phát hành Séc quá số dư sẽ bị đình chỉ việc sử dụng loại Séc đó, thời gian

8

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

đình chỉ tối thiểu là 3 tháng. Trường hợp việc vi phạm nguyên tắc phát hành Séc dẫn tới hậu quả nghiêm trọng thì Người phát hành Séc sẽ bị truy tố theo quy định của pháp luật.

Các loại Séc bao gồm :

– Séc chuyển khoản.

Séc chuyển khoản – Séc thông thường là loại Séc được sử dụng rộng rãi, nó có giá trị thanh toán như tiền tệ, do đó trên tờ séc phải có đầy đủ những yếu tố bắt buộc theo luật định. Thông thường séc được in sẵn, người phát hành chỉ việc điền vào chỗ quy định bằng loại mực không phai.

Viẹc ghi trên tờ séc phải bảo đảm tính hợp lệ, hợp pháp đối với việc sử dụng Séc. Séc chuyển khoản cũng như các loại séc khác chỉ có hiệu lực trong phạm vi thời hạn nhất định. Bởi vậy trong thời hạn hiệu lực của tờ Séc ngân hàng phải thanh toán ngay khi người thụ hưởng Séc nộp Séc vào ngân hàng. Cơ chế sử dụng Séc chuyển khoản hiện nay quy định : Thời hạn hiệu lực của Séc là 10 ngày và séc chuyển khoản chỉ được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản ở một chi nhánh ngân hàng hoặc khác chi nhánh ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ và giao nhận chứng từ trực tiếp hàng ngày.

– Séc bảo chi và Séc định mức.

Séc bảo chi và Séc định mức là loại Séc xác nhận được ngân hàng bảo đảm khả năng thanh toán và chống lại việc phát hành khống.

– Séc chuyển tiền.

Séc chuyển tiền hay Séc chuyển tiền cầm tay là một loại chuyển tiền được sử dụng theo yêu cầu của khách hàng. Việc chuyển tiền mặt giữa các tỉnh thành phố qua ngân hàng được các ngân hàng thực hiện bằng phương thức chuyển tiền nhanh bằng điện đến địa chỉ người lĩnh tiền, hoặc cấp séc chuyển tiền cho khách hàng.

9

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

– Séc cá nhân.

Séc cá nhân được áp dụng đối với khách hàng có tài khoản tiền gửi đứng tên cá nhân tại ngân hàng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ và các khoản thanh toán khác.

Hiện nay theo quy định của ngân hàng Séc cá nhân có số tiền trên 5 triệu phải làm thủ tục bảo chi Séc, người thụ hưởng phải yêu cầu người phát Séc xuất trình CMND để kiểm tra và chỉ nhận Séc do đích thân người có tên trên và sau tờ Séc và phải ký tên tại chỗ.

Thời hạn hiệu lực của Séc cá nhân là 10 ngày và chỉ được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản ở một chi nhánh ngân hàng hoặc khác chi nhánh ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ và giao nhận chứng từ trực tiếp hàng ngày.

1.3.2 Thanh toán bằng hình thức thẻ thanh toán.

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại vì nó gắn với kỹ thuật tin học ứng dụng trong ngân hàng. Thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng của mình ( các doanh nghiệp, cá nhân ) để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, thanh toán nợ và lĩnh tiền mặt. Ở một số nước các hãng, các công ty lớn cũng phát hành thẻ thanh toán để thu tiền bán hàng của hãng mình.

Thẻ thanh toán bao gồm thẻ từ và thẻ điện tử. Thẻ từ là loại thẻ dùng kỹ thuật băng từ để ghi và đọc thông tin trên thẻ. Thẻ điện tử là loại thẻ có gắn bộ nhớ vi điện tử trên thẻ, ghi và đọc thông tin qua bộ nhớ vi điện tử.

Có 3 loại thẻ thanh toán được áp dụng :

–  Thẻ thanh toán không phải ký quỹ.

10

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

Người sử dụng thẻ không phải lưu ký tiền vào tài khoản để đảm bảo thanh toán. Căn cứ để thanh toán là số dư tài khoản tiền gửi của người chủ sở hữu thẻ mở tại ngân hàng với hạn mức tối đa do ngân hàng quy định. Hạn mức được ghi vào bộ nhớ của thẻ nếu là thẻ điện tử, vào giải băng từ nếu là thẻ điện tử.

  • nước ta quy định thẻ thanh toán không phải ký quỹ là loại thẻ A. nó được áp dụng cho những khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán tốt và thường xuyên, có tín nhiệm với ngân hàng.
  • Thẻ thanh toán phải ký quỹ trước tại ngân hàng .

Người sử dụng thẻ phải lưu ký một số tiền nhất định vào tài khoản để đảm bảo thanh toán. Số tiền ký quỹ là hạn mức của thẻ và được ghi vào bộ nhớ của thẻ.

Loại thẻ này được quy định là loại thẻ B, nó được áp dụng với mọi loại khách hàng.

– Thẻ tín dụng.

Thẻ tín dụng là loại thẻ không phải ký quỹ và được quy định là loại thẻ C. Nó được áp dụng đối với những khách hàng được vay vốn ngân hàng. Mức tiền cho vay là hạn mức tín dụng và được ghi vào bộ nhớ của thẻ.

11

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG

TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.

2.1 Những quy định mang tính nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt .

Thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ trung gian của ngân hàng, nghiệp vụ này có liên quan chặt chẽ đến quan hệ trao đổi hàng hoá và dịch vụ của tất cả các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế. Để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt diễn ra thuận lợi, an toàn, bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia, cần phải thống nhất công tác tổ chức và có những quy định cụ thể. Ngân hàng nhà nước đã có quy định như sau :

2.1.1 Quy định chung.

Các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đoàn thể, cá nhân được quyền lựa chọn ngân hàng để mở tài khoảngiao dịch và thực hiện thanh toán.

Việc mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, kho bạc nhà nước thì thực hiện qua tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam. Trường hợp ghi bằng ngoại tệ phải thực hiệntheo quy chế quản lý ngoại hối của chính phủ Việt Nam ban hành.

2.1.2 Quy định đối với ngân hàng.

Thực hiện uỷ thác thanh toán của chủ tài khoản, bảo đảm chính xác, an toàn, thuận tiện. Các ngân hàng và kho bạc có trách nhiệm chi trả bằng tiền mặthoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản.

12

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

Kiểm tra khả năng thanh toán của chủ tài khoản trước khi thực hiện thanh toán và được uỷ quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản không đủ tiền, đồng 1thời không chịu trách nhiệm về những nội dung liên đới của bên khách hàng.

Nừu thiếu sót trong quá trình thanh toán, gây thiệt hại cho khách hàng thì ngân hàng và kho bạc phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và tuỳ theo mức độ thiệt hại mà có thể bị xử lý theo pháp luật.

Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng ngân hàng được thu phí theo quy định của thống đốc Ngân hàng nhà nước.

2.1.3 Quy định đối với khách hàng.

Để đảm bảo thực hiện thanh toán đầy đủ kịp thời, các chủ tài khoản phải có đủ tiền trên tài khoản, mọi trường hợp thanh toán quá số dư là phạm pháp và phải xử lý theo quy định của pháp luật.

Chủ tài các chứng từ hàng.

khoản phải lập chứng từ theo mẫu in sẵn do ngân hàng ấn hành và phải đầy đủ các yếu tố quy định về mẫu, chữ ký dăng ký tại ngân

2.2  Thực trạng về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Đã có một thời, việc kiểm soát tiền mặt tồn quỹ được thực hiện ráo riết, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt (qua ngân hàng) tăng cao, thanh toán bằng tiền mặt giảm mạnh. Nhưng biện pháp hành chính đó không phù hợp với cơ chế thị trường. Đến nay, nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 30% tổng doanh số thanh toán trong nền kinh tế. Nhiều nghìn tỷ đồng tiền mặt đang rải rác trong từng cá nhân, gia đình, quỹ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để thanh toán trực tiếp khi mua hàng, kể cả mua bất động sản trị giá hàng tỷ đồng. Sử dụng tiền mặt phổ biến trong thanh toán vừa gây nhiều lãng phí, vừa là kẽ hở lớn

13

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

cho nạn tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế luồn lách, lẩn trốn sự kiểm soát của Nhà nước và xã hội.

Đến nay dân số Việt Nam có 80 triệu người, trong đó 80% là nông nghiệp có thu nhập thấp, 20% còn lại phân bổ thu nhập không đều. Bình quân thu nhập 400 USD/ 1 người/ 1 năm (là nước có thu nhập thấp so với thế giới) hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm Ngân hàng Trung Ương và 64 chi nhánh trong cả nước. Hệ thống các ngân hàng Thương mại và tổ chức tín dụng đa dạng (80 đơn vị); bao gồm: 5 ngân hàng Thương mại Quốc doanh, 24 NHCP đô thị; 12 NHCP nông thôn; 4 ngân hàng liên doanh, 34 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 quý tín dụng nhân dân trung ương và 90 quý tín dụng nhân dân cơ sở và 13 tổ chức tài chính phi ngân hàng. Về giải pháp công nghệ mới có 0,8 ngân hàng đã có hệ thống kế toán tập trung tài khoản, 12 ngân hàng đã có máy ATM, 20 ngân hàng đã phát hành thẻ thanh toán, 42 ngân hàng đã tham gia hệ thống thanh toán quốc tế, 3 ngân hàng đang triển khai ứng dụng dịch vụ Internet banking. Với hệ thống rộng lớn này là các điều kiện rất cơ bản, có nhiều cơ hội sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động ngân hàng

Trong thời kỳ tập trung bao cấp, Nhà nước ta cũng rất quan tâm đề ra những chủ trương lớn về việc sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơ chế mệnh lệnh hành chính quan liêu cùng với hệ thống ngân hàng một cấp, việc mở rộng thanh toán chuyển khoản chỉ phát huy hiệu lực trong bộ phận kinh tế nhà nước. Lợi ích chính đáng và hợp pháp của chủ thể thanh toán không được tôn trọng đúng mức chính là lý do làm cho những chủ trương nói trên trở nên kém thực thi, thậm chí còn bị biến dạng trở thành phương tiện thể hiện quyền lực nhằm mục đích gây sách nhiễu, phiền hà. Trước năm 1985, thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 80%, nhưng trong cuộc lạm phát phi mã 1985 – 1988, thanh toán

14

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

không dùng tiền mặt sút giảm ghê gớm vì tiền mặt khan hiếm đến mức các ngân hàng quốc doanh khi đó, với thế độc quyền, đã khất chi tiền mặt. Một cái séc chuyển khoản nộp vào ngân hàng phải 15 ngày sau mới tính ra bằng tiền mặt được.

Thực tế trên đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay, nhất là khi nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường. Mọi việc lại trở nên “quá đà” khi xã hội không chấp nhận rộng rãi các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Hệ thống thanh toán thông qua định chế tài chính – ngân hàng mặc dù có bước phát triển vượt bậc so với trước đây, nhưng nhìn chung còn bất cập trong xu thế hội nhập quốc tế, chưa đi vào cuộc sống, thậm chí còn rất xa lạ với đại đa số dân cư.

Thực trạng xã hội nước ta vẫn là “một quốc gia sử dụng quá nhiều tiền mặt” như nhận xét của nhiều khách nước ngoài. Thực trạng đó theo Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng : “…làm cho việc điều hoà lưu thông tiền tệ và quản lý kho quỹ rất khó khăn, phân tán, tốn kém, ảnh hưởng rất lớn đến việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và cấu trúc lại hệ thống…”.

2.2.1 Thanh toán bằng Séc.

Ngày 9/5/1996, chính phủ đã ban hành nghị định 30 về phát hành và sử dụng Séc. Ngày 27/12/1996 Ngân hàng nhà nước đã ban hành thông tư 07 hướng dẫn việc thi hành nghị định trên của chính phủ. Những văn bản pháp quy về phát hành và sử dụng Séc có hiệu lực hơn 5 năm nay. Nhưng, Séc vẫn chưa đi vào cuộc sống. Như vậy, những văn bản pháp quy trên, nhất là thông tư 07 của Ngân hàng nhà nước có những điểm chưa phù hợp, nên Séc chưa đi vào cuộc sống. Ta có thể thấy rõ điều này qua các con số thống kê về thanh toán không dùng tiền mặt tại TP. Hồ Chí Minh.

15

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

TP.HCM là một thành phố lớn có tốc độ phát triển và thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước. Nhưng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng phát triển rất “ì ạch”.Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi được ưa chuộng nhất trong khâu thanh toán do thủ tục đơn giản, hiện đang chiếm vị trí tuyệt đối trong khâu thanh toán giữa các thể nhân và pháp nhân khác nhau trong nền kinh tế. Tính hết 6 tháng đầu năm nay, thể thức này chiếm tỷ trọng 90,97% tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Trong khi đó, tỷ trọng thanh toán bằng séc qua ngân hàng còn rất khiêm tốn, tỷ trọng này chỉ là 0,31% trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại Tp.HCM tính đến 6 tháng đầu năm nay. Còn uỷ nhiệm thu, tỷ trọng thanh toán cũng rất thấp, chỉ bằng 2,07% tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Vậy vì sao các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt ở một đô thị lớn như Tp.HCM lại phát triển chậm và lệch lạc như vậy?… dẫu rằng không phải chúng không thấy được tác dụng tích cực của nó.

Đây là một ví dụ, dẫn chứng thực tế :

Vừa qua, các doanh nghiệp (DN) lắp ráp xe gắn máy hai bánh đó mua linh kiện của cỏc DN sản xuất trong nước, thực hiện nội địa hoá, với số tiền hơn tỷ đồng, thanh toán một lần bằng tiền mặt để trốn thuế. Xảy ra hiện tượng này một phần là do dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng (NH) chưa phát triển, Chính phủ chưa ban hành cơ chế; phạm vi và số tiền tối đa được thanh toán bằng tiền mặt.

  • Mặc dù có nhiều công cụ thanh toán hiện đại xuất hiện, nhưng séc vẫn là một công cụ thanh toán phổ biến trên thế giới. Phần lớn ở các nước đều có Luật séc riêng, hoặc séc sẽ được quy định trong luật Thương Mại, hoặc nếu không sẽ sử dụng ngay Luật Thống nhất về séc, nên khi sử dụng séc tính pháp lý rất cao, quyền lợi của người sử dụng séc được đảm bảo. Còn ở Việt Nam chưa có luật Séc, trong Luật Thương mại cũng không quy định mà mới chỉ

16

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

được ban hành dưới dạng Nghị định của Chính phủ. Song thực tế Nghị định này và Thông tư hướng dẫn của NHNN để thực hiện Nghị định về séc còn nhiều điểm chưa phù hợp, do vậy tính khả thi không cao, tính pháp lý chưa đảm bảo vững chắc, quyền lợi và nghĩa vụ của những người tham gia sử dụng séc không rõ ràng.

NGUYÊN NHÂN.

  • Một là, vấn đề mở tài khoản :

Trong thông tư của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định 30 về phát hành và sử dụng séc chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và văn bản pháp quy của Ngân hàng nhà nước. Trong thông tư 07 dùng ngôn từ “tài khoản thanh toán” trong khi đó hệ thông kế toán của ngân hàng thương mại do Ngân hàng nhà nước ban hành chỉ có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. Trên thế giới, doanh nghiệp, cá nhân cùng một lúc mở hai tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và chỉ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn mới có quyền rút tiền mặt hoặc thanh toán không dùng tiền mặt.

  • Hai là, Hình thức tờ Séc do Ngân hàng nhà nước thiết kế không phù hợp với thực tế.

Theo mẫu Séc kèm theo thông tư 07 của Ngân hàng nhà nước, người phát hành Séc ngoài việc ghi họ tên người thụ hưởng còn phải gi số ngày cấp và nơi cấp CMND ; số hiệu tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và địa chỉ người thụ hưởng. Điều này thực tế rất khó thực hiện. Ngườiphát hành Séc và người thị hươngr cùng thành phố, phải gặp nhau mới thực hiện được nội dung tờ Séc này yêu cầu.

Nội dung trên là không cần thiết mà nên dành cho chi nhánh ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước tiếp nhận tờ Séc. Khi đó người thụ hưởng Séc phải xuất trình Séc cùng chứng minh thư.

17

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

Trên tờ Séc đòi hỏi hai chữ ký : Kế toán trưởng và chủ tài khoản. Điều này gây phiền phức cho bên phát hành Séc. Các chuyên gia cho rằng trên tờ Séc chỉ cần một chữ ký của chủ tài khoản hoặc người dược chủ tài khoản uỷ quyền.

– Ba là, phạm vi thanh toán của Séc qúa hẹp.

Như trong phần lý luận chung ta đã thấy thanh toán bằng séc có phạm vi khá hẹp, không cho thanh toán ngoài hệ thống, ngoài địa bàn thành phố nên bị hạn chế. Thủ tục luân chuyển séc cũng chậm vì còn yêu cầu ghi nợ trước, ghi nợ sau. Trường hợp 2 đơn vị mua bán có tài khoản tại 2 nơi khác nhau, phải mất thời gian chuyển cho ngân hàng bên mua để ghi nợ trước rồi ngân hàng bên bán mới được ghi có sau vào tài khoản đơn vị bán. Việc này áp dụng với cả séc bảo chi gây không ít phiền hà cho khách vì phải lưu ký tiền trên tài khoản mà không rút ngắn được thời gian luân chuyển chứng từ.1

– Với các dịch vụ thanh toán, việc sử dụng các công cụ thanh toán ban hành theo Nghị định 91/CP, Quy định 22-NH và Thông tư 08 của Ngân hàng Nhà nước về kinh doanh thương mại hiện nay không còn phù hợp với thực tế. Các hình thức thanh toán như séc định mức, thư tín dụng hoàn toàn không được sử dụng, séc chuyển tiền chỉ được sử dụng rất ít.

– Một số thủ tục còn rườm rà như trong chế độ quy định khi mua séc, chủ tài khoản phải lập giấy đề nghị bán séc, đồng thời uỷ nhiệm chi trích tài khoản tiền gửi để mua séc, hay loại chứng từ cho cùng một nội dung. Một số trường hợp như người thụ hưởng séc nộp séc vào ngân hàng quá thời hạn thanh toán, đơn vị thu hộ chuyển séc chậm cho đơn vị thanh toán… phải đến UBND xã, phường nơi cư trú hoặc đóng trụ sở để xin xác nhận lý do bất khả kháng. Quy định này khiến cho công chúng cân nhắc việc lựa chọn sử dụng séc vì các cơ

1 Theo thời báo ngân hàng ngày 11/1/2002

18

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

quan chức năng nói trên chưa chắc đã am tường về séc để dễ dàng xác nhận trên chứng từ. Do đó, cần xác định rõ thế nào là yếu tố “bất khả kháng” để các cơ quan chức năng có thể dễ dàng xác nhận.

Với tài khoản cá nhân, chỉ được uỷ quyền từng lần phát hành séc hoặc uỷ quyền trong một thời gian nhất định, mỗi lần uỷ quyền phải ra UBND huyện, quận xác nhận. Đối với pháp nhân, chủ tài khoản là người toàn quyền chịu trách nhiệm về sử dụng tài khoản của mình. Mỗi khi uỷ quyền tạm thời cho người khác, chủ tài khoản cũng phải ra UBND quận huyện xác nhận là điều vô lý. Đối với thời hạn hiệu lực, nếu chỉ cho phép có 15 ngày thì quá ngắn so với thông lệ ở các nước khác 6 tháng hay 1 năm. Do hiện nay, séc được phép chuyển nhượng nên nếu kéo dài thời hạn hiệu lực của tờ séc sẽ làm cho người thụ hưởng séc an tâm hơn, không phải lo đi minh chứng yếu tố bất khả kháng tại các cơ quan chức năng. Theo các chuyên gia, không cần ghi địa chỉ người phát hành séc vì họ đã có tài khoản tín dụng, và địa chỉ của họ đã lưu trong hồ sơ mở tài khoản. Cũng không cần ghi số chứng minh nhân dân của người thụ hưởng trên tờ séc vì một khi séc đã cho phép chuyển nhượng thì người thực sự trình séc lãnh tiền ở ngân hàng có thể không phải là người thụ hưởng có tên ghi trên séc, còn với séc vô danh thì người nào trình séc người đó lĩnh tiền.

2.2.2 Thẻ thanh toán.

Thanh toỏn bằng thẻ, dự cũn khỏ khiờm tốn nhưng được coi là khả quan và có chiều hướng phát triển vỡ đang hấp dẫn cá nhân sử dụng. Sau thời kỳ hoàng kim những năm đầu thập kỷ 90, tỡnh hỡnh sử dụng thẻ tớn dụng tại Việt Nam đó chững hẳn lại, và chỉ gần đây mới sôi động lên với sự tham gia của nhiều ngân hàng phát hành và thanh toán.

19

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

Ta có thể thấy thực trạng của hoạt động thanh toán thẻ qua sự phát triển và một số vấn đề của hình thức thanh toán này ở các ngân hàng lớn tại Việt Nam.

2.2.2.1 Cỏc ngõn hàng trong cuộc đua ATM .

Theo ông Nguyễn Thanh Toại, phó tổng giám đốc Ngân hàng Á châu (ACB): Rồi đây, trong cuộc đua sử dụng thẻ rút tiền tự động, các ngân hàng VN sẽ đi vào vết xe đổ như từng xảy ra tại Singapore: một siêu thị có tới hàng chục máy rút tiền.

Automated Teller Machine (ATM) là hỡnh thức đang được nhiều ngân hàng thương mại phát triển, chủ yếu tại các thành phố lớn, nhằm giảm tải nhu cầu giao dịch bằng tiền mặt. Máy này cho phép chủ tài khoản có thể rút, chuyển tiền, xem số dư tài khoản…

Hiện nay, Ngân hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng công thương, ACB, Vietcombank… đang ráo riết thương thảo các hợp đồng thuê chỗ đặt máy ATM. Sẽ lắp thêm 100 máy ở một số tỉnh, thành trong cả nước. Và hiện đang có 400 máy ATM khăp cả nước.

Giải bài toán đầu tư phát triển dịch vụ thẻ thanh toán không phải dễ, cần có thời gian cho nhân viên làm quen với công việc mới cũng như để khách hàng chấp nhận sử dụng tiện ích mới. Vietcombank bắt đầu phát hành thẻ này từ năm 1993, nhưng đến tháng 12/1999 phải cho ngừng hoạt động vỡ khụng hiệu quả.

Chi phí để mua máy (30.000 USD/máy) không tốn bằng chi phí vận hành hệ thống máy. Mỗi năm, ACB đó phải chi bạc tỷ cho trung tõm thẻ hoạt động, trong khi phải mất đến 5 năm, trung tâm này mới làm ra lói.

Ngân hàng Nhà nước TP HCM vừa khuyến nghị các ngân hàng thương mại nên cân nhắc khi đầu tư và phát triển hệ thống ATM sao cho hiệu quả. Do

20

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

thiếu phối hợp trong khâu phát hành thẻ nên thẻ của ngân hàng nào chỉ có thể rút được tiền từ máy của ngân hàng đó.

Do vậy, nếu muốn tạo thuận lợi cho người rút tiền thỡ cựng một nơi công cộng, phải trang bị nhiều loại máy của từng ngân hàng khác nhau, rất lóng phớ. Trờn thực tế, hầu hết cỏc mỏy rỳt tiền hiện chỉ được lắp đặt tại ngay trụ sở ngân hàng, chưa có tại nơi công cộng, do vậy ít người sử dụng.

2.2.2.2     Chưa thể ngăn chặn nạn dùng thẻ tín dụng giả.

Thanh toán bằng thẻ tín dụng mới xuất hiện ở Việt Nam, nhưng đă xảy ra nhiều vụ sử dụng thẻ giả để mua hàng hóa, ăn chơi, thậm chí “móc trộm” của ngân hàng cả trăm nghń USD. Tuy nhiên, việc điều tra, tấn công loại tội phạm này mới dừng lại ở phần ngọn

Trung tâm an toàn thẻ của tổ chức Master Card khu vực Châu á đánh giá cao công tác chống loại tội phạm này ở Việt Nam. Tuy nhiên, mọi việc điều tra, thu giữ, giám định thẻ giả được thực hiện lâu nay mới chỉ là phần ngọn, cṇ phần gốc là những tổ chức đường dây làm thẻ giả th́rất mờ mịt.

Cơ quan Điều tra (Bộ Công an), cho biết, sử dụng thẻ tín dụng giả để lừa đảo xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Là thị trường mới áp dụng thẻ thanh toán không dùng tiền mặt, Việt Nam đang trở thành “điểm hẹn” của bọn tội phạm tiêu thụ thẻ giả, mà chủ yếu là người nước ngoài.

2.2.2.3 Hệ thống ATM có được khai thác hiệu quả?.

Hiện nay, hệ thống ATM đó bắt đầu được triển khai khá rộng rói tại cỏc ngõn hàng Việt Nam. Cú nhiều nguồn tin cho rằng việc đầu tư vào các hệ thống ATM là không có hiệu quả, bởi vỡ chi phớ vận hành hàng năm cho một máy ATM có thể lên tới 300 triệu đồng, trong khi đó số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này thỡ lại quỏ ớt.

21

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

Hiện nay cú rất nhiều ý kiến cho rằng, cỏc ngõn hàng nờn cõn nhắc khi đầu tư và phát triển hệ thống ATM

Khi cỏc ngõn hàng cú một khoản chi phớ, thay vỡ mua hoặc xõy thờm một trụ sở hay mở thờm một chi nhỏnh họ sẽ đầu tư trang bị máy ATM. Hệ thống ATM sẽ giúp cho xó hội được văn minh hơn và tăng các giao dịch không sử dụng tiền mặt. Việc đầu tư thêm thiết bị mới sẽ giúp các ngân hàng có phương tiện để kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc đầu tư vào hệ thống ATM để có lợi nhuận ngay thỡ đến nay trên thế giới vẫn chưa có ngân hàng nào thực hiện được, bởi vỡ để tính chi phí và doanh thu riêng cho một dịch vụ là rất khó. Một cá nhân sử dụng dịch vụ ATM có thể thực hiện nhiều giao dịch có liên quan khác như: kiểm tra các thông số về thẻ tín dụng, gửi nhận tiền và các dịch vụ khác… Do vậy việc đánh giá hiệu quả của dịch vụ này ngay khi đầu tư là rất khó.

Cú một tỡnh trạng hiện nay là thẻ của ngõn hàng nào thỡ chỉ cú thể rỳt tiền từ mỏy ATM do ngõn hàng đó trang bị, điều này đó gõy ra rất nhiều bất lợi cho người sử dụng và lóng phớ. Cần phải làm gỡ để giải quyết được vấn đề này? Các ngân hàng có nên liên minh về hệ thống ATM?

Đây là vấn đề sử dụng một hay nhiều thẻ. Nếu như không có một chuẩn công nghệ chung thỡ sẽ cú tỡnh trạng hàng trăm hệ thống dịch vụ sẽ tương ứng với hàng trăm loại thẻ khác nhau. Do vậy ở đây cần phải có vai trũ của Chớnh phủ trong việc tạo ra một cơ sở pháp lý để các ngân hàng hoạt động thống nhất với nhau trên một nền tảng công nghệ chung. Nền tảng công nghệ chung ở đây có nghĩa là mỗi ngân hàng có thể có một kiến trúc khác nhau nhưng sẽ có một chuẩn công nghệ quốc gia để các ngân hàng có thể giao tiếp được với nhau và các dịch vụ của ngõn hàng cú thể cung cấp cho khỏch hàng theo nhiều kờnh khỏc nhau. Và khi cú vai trũ của Chớnh phủ, thỡ chỉ cần cú một thẻ mà cỏc ngõn hàng vẫn thể cạnh tranh một cỏch bỡnh đẳng.

22

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

Cũn việc liờn minh giữa cỏc ngõn hàng về hệ thống ATM thỡ đây là vấn đề tự các ngân hàng nhận thấy là có cần thiết hay không? Về bản chất ATM chỉ là một trong 16 kênh dịch vụ của ngành tài chính ngân hàng.

Xu hướng phát triển các dịch vụ từ hệ thống ATM?

Hệ thống ATM không đơn giản là dịch vụ rút tiền tự động, mà hệ thống ATM cũn cho phộp ngõn hàng triển khai cỏc dịch vụ như tra cứu số dư tài khoản, tra cứu thông tin về tỷ giá, lói suất của ngõn hàng, chuyển khoản, thanh toỏn cỏc loại hoỏ đơn như tiền điện thoại, điện, nước, trả lương cho cán bộ công nhân viên. Thậm chí, hệ thống ATM có thể phát hành được các ấn phẩm như tem, vé xem phim…

Hơn thế nữa, hệ thống ATM không chỉ dùng cho các giao dịch của ngân hàng, mà nó cũn liờn quan đến ngành thuế, hải quan, bảo hiểm và các ngành kinh tế khác. Trong tương lai, khi xó hội ngày càng phỏt triển thỡ khối lượng giao dịch tiền mặt sẽ ngày càng thấp đi, và xu hướng giao dịch bằng một thẻ sẽ là tất yếu. Trong xó hội hiện đại đó, một thẻ có thể dùng cho mọi giao dịch liên quan như: chứng minh thư, bảo hiểm, y tế, ngân hàng, các hệ thống siêu thị…

Và người dùng sử dụng dịch vụ nào sẽ trả tiền cho dịch vụ đó. Tại khu vực châu Á, Hồng Kông và Malaysia là hai ví dụ điển hỡnh trong việc xõy dựng một lộ trỡnh hướng tới mọi giao dịch thông qua một thẻ duy nhất.

Nếu ai đó từng sống hay đi qua các nước kinh tế phát triển, sẽ thấy các giao dịch thanh toán của người dân thông qua dùng thẻ thanh toán hay thẻ tín dụng là rất phổ biến, thậm chí có nước giá trị thanh toán đó lên đến trên 90% tổng giá trị thanh toán tiêu dùng. Vậy tại sao thanh toán bằng thẻ vẫn chưa thành hỡnh ở nước ta như ở các nước phát triển, thiết nghĩ cú 3 yếu tố:

  • Thứ nhất, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin của họ rất đầy đủ. Bởi vậy, hầu như tất cả các cửa hàng, thậm chí ở trong trường học họ đều có máy

23

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

thanh toán tiền trực tuyến. Điều này Việt Nam chưa hội đủ điều kiện. Mặt khác luật pháp của Việt Nam chưa có quy định nào bắt buộc các cơ sở kinh doanh phải có máy thanh toán (quy định này có thể nằm trong Luật Doanh nghiệp chứ không cần phải quy định trong Luật các Tổ chức Tín dụng hay Luật Ngân hàng Nhà nước).

  • Thứ hai, nhỡn về vấn đề thu nhập ở các nước kinh tế phát triển, người dân có thu nhập đều và cao, do đó số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán là khoản tiền ổn định và khá lớn, số tiền này được gọi là khoản vốn vóng lai trong hoạt động ngân hàng. Do ngân hàng có thể sử dụng một phần số tiền đó để kinh doanh, nên khi người sử dụng tài khoản thanh toán thỡ chỉ phải trả một khoản phớ rất nhỏ hoặc thậm chớ bằng khụng. Núi dựng tiền mặt “rẻ hơn” tiền thẻ là hoàn toàn đúng với Việt Nam. Trên thực tế các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ khó có thể đưa ra giá thành rẻ hơn.
  • Thứ ba, về thói quen người tiêu dùng và trỡnh độ nhận thức, một phần do người dân và một phần do cả Ngân hàng Nhà nước cũn chưa quan tâm đến việc khuyến khích người dân dùng thẻ thanh toán. Thực sự ngạc nhiên, tại sao Ngân hàng Công thương lại lắp đặt hai máy rút tiền tự động trong Sở Giao dịch của Ngân hàng Nhà nước. Trong khi muốn để người dân tiếp cận việc thanh toán thẻ, cần có sự tiện lợi rút và gửi tiền qua các máy ATM. Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước chủ yếu lại là nơi giao dịch của các doanh nghiệp ngân hàng và một bộ phận nhỏ là cán bộ của Ngân hàng Nhà nước. Nếu số tiền đầu tư cho hai máy ATM trên được lấy từ quỹ hiện đại hóa ngân hàng do World Bank tài trợ thỡ quả là phớ, khụng hiệu quả về mặt kinh tế và chưa phục vụ cho việc phát triển thanh toán thẻ ở Việt Nam.

Thiết nghĩ, trên góc độ phát triển kinh tế, Ngân hàng Nhà nước nên quan tâm và đưa chiến lược phát triển thanh toán thẻ vào trong những chiến lược phát triển và củng cố hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam hiện nay.

24

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng xét về tổng thể, thanh toán thẻ sẽ giảm chi phí cho nền kinh tế về in tiền, hủy tiền hiện nay, hạn chế tiền giả, tăng tính minh bạch trong nền kinh tế, kích thích tiêu dùng và đồng thời giúp cho việc chống tham nhũng ở nước ta. Theo nghiên cứu về kinh tế của nhiều nước, họ đều kết luận rằng người sử dụng thẻ tiêu dùng cao hơn dùng tiền mặt. Trong khi Chính phủ Việt Nam đang cần kích cầu nền kinh tế, thiết nghĩ đây có thể sẽ là đũn bẩy quan trọng.

2.3      ĐÁNG GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

2.3.1 MẶT TÍCH CỰC

+Thị trường thẻ tín dụng “nóng” trở lại .

Trong những năm đổi mới hệ thống các công cụ chủ yếu của Việt Nam bao gồm: séc; uỷ nhiệm chi; uỷ nhiệm thu; thư tín dụng; thanh toán điện tử – thẻ thanh toán, các công cụ thanh toán này được thực hiện trên các hệ thống thanh toán: Thanh toán điện tử liên ngân hàng: thanh toán bù trừ (trên địa bàn tỉnh, thành phố) thanh toán chuyển tiền điện tử liên ngân hàng; thanh toán nội bộ các ngân hàng và thanh toán quốc tế. Đến nay các phương tiện thanh toán này phát huy tác dụng phục vụ nền kinh tế đang chuyển đổi và phát triển (theo bảng thống kê).

BẢNG CÔNG CỤ THANH TOÁN 2002 – 2003

            Đơn vị: Tỷ đồng  
                   
  STT Các công cụ TT Số món Số tiền Số món Số tiền Số món %   Số tiền %
      (2002) (2002) (2003) (2003)      
                   
  1 Séc 252.135 35.609 323.821 74.946 Tăng 28%   Tăng
                  110%
                   
    Trong đó: Séc bảo chi 54.509 5.010 38.310 4.638 Giảm   Giảm 7%
                   
                  25
                 

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

            30%  
               
2 Uỷ N/ chi:c/ tiền 9.918.307 3.768.006 12.752.256 4.320.663 Tăng Giảm
            29% 15%
               
3 Uỷ nhiệm thu 440.968 88.780 343.579 43.912 Giảm Giảm
            22% 52%
               
4 Thẻ 340.142 156.603 1.157.593 21.694 Tăng Giảm
            240% 86%
               
5 P/ tiện TT khác 7.121.952 2.580.261 9.063.847 3.752.114 Tăng 27% Tăng 45%
               

PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN 2002 – 2003

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Các công Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền
  cụ TT (2002) (2002) (2003) (2003) % %
               
1 TT nội bộ 12.526.386 3.955.786 16.671.557 5.332.503 Tăng Tăng
            33% 35%
               
2 TT 4.248.196 1.511.073 4.858.500 1.446.797 Tăng Giảm
  bù trừ         14% 4%
               
3 TT qua 714.896 832.139 981.169 1.121.863 Tăng Tăng
  TK NHNN         37% 35%
               

Thanh toán điện tử liên Ngân hàng chính thức hoạt động từ tháng 5/2002. Đến nay đã qua hơn 2 năm hoạt động. Bình quân 9.000 – 10.000 món/ ngày. Chỉ tính riêng từ 1/1/2004 đến 31/7/2004 toàn hệ thống có 1.538.395 món giao dịch, với doanh số là 930.958 tỷ đồng. Luồng giá trị thấp mới thì điểm ở Hà Nội từ 3/11/2003 (TP. HCM triển khai từ 28/7/2004), đã có 27.193 món giao dịch với doanh số 1.139 tỷ. Hệ thống thẻ điện tử và máy rút tiền tự

26

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

động (ATM) có bước phát triển nhanh: 400 máy đã được lắp đặt, 356.250 thẻ đã được phát hành, trong đó, 256.250 thẻ trong nước và 100.000 thẻ quốc tế. Intêrnt Banking, E – Banking, Tel – Banking…đang được các Ngân hàng nghiên cứu, từng bước ứng dụng. Do môi trường pháp lý và nhiều yếu tố khách quan tác động chưa thuận lợi, vì vậy việc ứng dụng còn hạn chế, bước đầu chỉ dành cho các doanh nghiệp truyền thống của Ngân hàng.

Hệ thống Thanh toán điện tử liên Ngân hàng trong những năm tới sẽ có mức tăng trưởng bình quân cao. Hàng năm có thể đạt mức tăng trưởng là 35% đối với số lượng giao dịch (số món), doanh số tăng 24%/ năm. Như vậy, sau 3 năm có thể đạt mức tăng trưởng 200% về số lượng giao dịch và sau 4 năm tăng 200% về doanh số. Tương ứng, bình quân theo ngày sẽ đạt 20 đến 25 ngàn giao dịch và doanh số là 10 đến 15 ngàn tỷ đồng. Lượng giao dịch trong nền kinh tế có thể đạt tới con số 15 triệu món/ ngày. Thẻ thanh toán có thể đạt 13 đến 15 triệu thẻ, doanh số trên hệ thống này là 21 đến 25 ngàn tỷ đồng. Số lượng máy ATM có thể lên đến 1.500 đến 2.000 chiếc.

+Là nước đi sau:

Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, nhờ đó có thể tránh được một số rủi ro nhất định.

  • Người tiêu dùng Việt Nam

Rất nhanh trong việc thích nghi và ứng dụng các dịch vụ mới. Ví dụ : Dịch vụ điện thoại thẻ, điện thoại di động, dịch vụ Internet trong một thời gian ngắn đã phát triển rất nhanh chóng trong khi nhu cầu thực sự không đến mức như vậy. Như vậy không có lý do gì mà không thể phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt – một hình thức thanh toán rất tích cực và văn minh. Đó là xu hướng chung của thế giới.

2.3.2 MẶT HẠN CHẾ

27

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

Thời gian không còn sớm đối với yêu cầu phải đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghệ ngân hàng đối với các ngân hàng trong nớc. Trong lộ trình hội nhập, những hàng rào bảo hộ dần đợc gỡ bỏ, các ngân hàng trong nớc sẽ phải đối mặt với những cạnh tranh của ngân hàng nớc ngoài mạnh hơn nhiều lần, đặc biệt khi mà chỉ còn vài năm nữa, những rào cản trong lĩnh vực ngân hàng phải đợc dỡ bỏ theo Hiệp định Thơng mại Việt – Mỹ. Hiện tại, nhiều ngân hàng đang chạy đua phát triển đa dạng dịch vụ của mình.

Qua thực trạng và các nguyên nhân trên ta có thể đưa ra nhận xét sơ bộ ban đầu như sau:

+ Thiếu cơ sở pháp lý cho thanh toỏn khụng dựng tiền mặt.

Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng là hai văn bản pháp lý cao nhất quy định về hoạt động thanh toán không dựng tiền mặt (TTKDTM). Tuy nhiên, việc áp dụng thể thức thanh toán này vẫn dựa trên những văn bản dưới luật ra đời cách đó 2-4 năm và đang gây nhiều khó khăn cho hoạt động tài chính.

  • Dùng tiền mặt phổ biến hơn thanh toán qua ngân hàng.

Những khó khăn mà các ngân hàng đến nay vẫn đề cập là sự chậm chạp trong việc cải tiến các hình thức thanh toán qua ngân hàng, việc thay đổi tập quán thanh toán tiền mặt trong rất nhiều giao dịch. Đề cập riêng ở lĩnh vực thẻ thanh toán – một phơng tiện thanh toán tiên tiến và phổ biến trên thế giới, thế nhưng đến nay cũng chỉ mới có ba ngân hàng trong nớc là có phát hành thẻ tín dụng quốc tế với số lợng chỉ vài chục ngàn thẻ. Đối với giao dịch của cá nhân trong nước, chỉ mới có 20 ngân hàng đã phát hành thẻ thanh toán. Như vay cũng chưa đủ để hình thức mới này trở nên phổ biến – thanh toán không dùng tiền mặt.

28

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

  • Thu nhập bình quân chưa cao

Thu nhập của dân cư nói chung còn thấp, nhu cầu thiết yếu dân cư còn mua ở chợ “ tự do” là chủ yếu; thêm vào dó la thói quen sự dụng tiền mặt đơn giạn thuận tiện bao đời nay không dễ một sớm , một chiều thay đổi được; đòng thời muốn sự dụng phương tiện thanh toán hiện đại lại cũng cần co sợ hiểu biết nhất định

  • Cơ sở hạ tầng công nghệ thanh toán

Đang trong giai đoạn hình thành với việc vận dụng các kỹ thuật , qui trình công nghệ thông tin, thanh toán hiện đại, một vấn đề phức tập rất cần có sự phối hợp trên nhiều phương tiện : vốn, phương tiện thanh toán va kỹ thuật thanh toán mới tiên tiến, lượng thời gian cần thiết trình độ tổ chức vận hành thực hiện. V. v.

Đồng thời các khu công nghiệp, siêu thị tập trung chưa phát triển , dang trong giai đoạn qui hoạch , nên chư có điều kiện thu hút tiêu dùng cua dân cư, nên chưa được sụ dụng các công nghệ hiện đại tương thích.

+Các ngân hàng vẫn thiếu sự hợp tác với nhau.

Mặc dù có những nỗ lực cải tiến công nghệ, đa dạng các dịch vụ ngân hàng, nhưng theo nhiều ý kiến chuyên viên, việc tự mỗi ngân hàng vận động mà không có sự hợp tác đã làm giảm đi hiệu quả đầu tư, đơn cử như trong lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ. Mới đây nhất là việc cùng lúc nhiều ngân hàng cùng tự trang bị máy rút tiền tự động ATM chỉ để sử dụng cho thẻ của riêng ngân hàng mình. Theo Trung tâm thẻ ACB, chi phí đầu tư trang bị và vận hành máy ATM không nhỏ. Trung bình giá mỗi máy ATM khoảng 30.000 USD, nhưng đáng kể hơn còn chi phí tốn kém thường xuyên trong các hoạt động phục vụ khách hàng từ máy này. Trong khi đó, mỗi máy lại chỉ phục vụ

29

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

cho việc rút tiền của một loại thẻ thay vì cần đợc sử dụng chung cho các loại thẻ của các ngân hàng khác nhau.

Tuy đi sau nhưng chúng ta đang đi theo vết xe đổ của một số nước trong khu vực : Sảy ra tình trạng trong một cửa có hàng chục loại máy ATM của các ngân hàng khác nhau.

Tại sao chúng ta không thống nhất sử dụng một chuẩn công nghệ chung, như thế vừa tiết kiệm, vừa thuận lợi cho khách hàng, lại vừa dễ quản lý ?

30

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

Chương 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG

DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.

3.1 Một số đinh hướng phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại việt nam.

  • Hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ – ngân hàng. Ứng dụng phổ biến công nghệ thông tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cho vay, cung ứng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng thuận lợi và thông thoáng đến mọi doanh nghiệp và dân cư, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất, kinh doanh và đời sống, chú trọng khu vực nông nghiệp, nông thôn.
  • Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ – ngân hàng.
  • Cùng với việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức, đào tạo cán bộ, xây dựng hoàn chỉnh cơ chế chính sách, hệ thống thanh tra, kiểm soát… Ngành Ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến lĩnh vực đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng nhanh sự tiến bộ của Khoa học Công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động Ngân hàng.
  • Ứng dụng các thiết bị hiện đại cho hoạt động Ngân hàng.

Trong cơ chế thị trường, để phục vụ cho nền kinh tế, tăng cường sức cạnh

tranh lành mạnh của từng Ngân hàng: Mở rộng, đa dạng các loại hình dịch vụ và hoạt động Ngân hàng của một Ngân hàng hiện đại, nhất thiết phải đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, xây dựng một hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại. Việc xác định điểm xuất phát, lựa chọn giải pháp và hướng đi là bài toán khó, cho dù chúng ta có lợi thế của “người đi sau”, thông qua những kinh nghiệm của “người đi trước”. Tuy nhiên, vấn đề này

31

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

phải được nghiên cứu thận trọng, tỷ mỷ, khoa học trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam để quyết định một hướng đi, một giải pháp khoa học. Chúng ta không thể theo giải pháp “đóng” của các nước đã đi trước khi mà xu thế của thế giới là toàn cầu hóa, đa dạng hóa. Giải pháp “mở” sẽ tạo ra chúng ta nhiều cơ hội thuận lợi trong đầu tư những thiết bị mạnh nhất, phù hợp với khả năng tài chính và kỹ thuật.

  • Nhân lực cho công nghệ. Đây là yếu tố rất quan trọng, quyết định mọi sự thành công.

Khi đổi mới từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, không chỉ trang bị thêm cho đội ngũ cán bộ Ngân hàng kiến thức quản lý mới, nghiệp vụ mới, mà còn phải trang bị thêm những kiến thức công nghệ hiện đại, thay đổi cách nghĩ, cách làm, kỹ năng mới. Trong chiến lược cán bộ thì đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ Ngân hàng hiện có mang ý nghĩa quan trọng; bởi lẽ, đây là đội ngũ nòng cốt, có bề dày công tác, nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ. Đồng thời, tăng cường chất lượng lực lượng cán bộ trẻ được đào tạo chính quy tại các trường đại học trong nước, ngoài nước để vận hành, quản lý Ngân hàng hiện đại trong tương lai. Khi đó, không chỉ đơn thuần trong mối quan hệ điều hành giữa Người với Người trước đây, nó được thay thế bằng mối quan hệ giữa Người với Máy tính. Sự điều hành, tác nghiệp của mỗi cán bộ Ngân hàng trên cơ sở những thông tin chính xác do máy tính thu nhận, phân tích và cung cấp. Vì vậy, đòi hỏi từ thực tiễn phải chuẩn bị một lực lượng khoa học công nghệ cho hiện tại và tương lai.

  • Sử dụng các công cụ Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.

3.2 Giải pháp.

32

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

Qua việc phân tích thực trạng, thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển nêu trên, để có thể mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, phát huy đầy đủ thế mạnh và vai trò của nó trong nền kinh tế thiết nghĩ cần phải thực hiện một số giải pháp sau :

  • thứ nhất, xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp quy có hiệu lực cao để tạo môi trường và hành lang pháp lý vững chắc cho các hoạt động thanh toán.

Cần hoàn thiện Luật Séc. Hiện nay Séc vẫn là công cụ thanh toán rất phổ biến ngay cả khi có các công cụ thanh toán mới xuất hiện như thẻ thanh toán. Do vậy cần hoàn thiện luật Séc, có vậy thì mới điều chỉnh được các quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan. Cả khách hàng và ngân hàng sẽ thực sự yên tâm hơn khi sử dụng Séc.

+ Thứ hai, thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

Đầu tư trang thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ ngân hàng để thực hiện nhanh chóng, an toàn và chính xác là chủ trương lớn mà nghành ngân hàng đã đề ra từ nhiều năm nay.

  • Ngân hàng nhà nước phải có kế hoạch, biện pháp tiếp nhận và sử dụng hợp lý các nguồn tài trợ của nước ngoài, đặc biệt là của WorldBank.
  • Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại phải phối hợp với nhauđể nghiên cứu xây dựng quy trình chuyển tiền thanh toán điện tử đồng bộ, thống nhất dựa trên một số nguyên tắc chung nhất. Tránh tình trạng tự phát gây sự lãng phí lớn và thiếu đồng bộ.
  • Thứ ba, là tiếp tục triển khai, khuyến khích tổ chức cá nhân mở tài khoản và thanh toán tại ngân hàng.
  • Ngân hàng phải cung cấp các thông tin về hoạt động của ngân hàng, các tiện ích của các dịch vụ mà ngân hàng cung ứng bằng cách tuyên truyền,

33

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

quảng cáo bằng nhiều hình thức khác nhau. Đây phải là việc làm thường xuyên tích cực chứ không phải qua loa đại khái, hình thức. Nói cách khác các ngân hàng phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

  • Trong giai đoạn đầu, để khuyến khích sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt, chúng ta có thể chú trọng phát triển theo chiều rộng để người dân thấy được ưu điểm của nó. Các ngân hàng nên thu phí dịch vụ thấp, thậm chí chịu lỗ trong giai đoạn đầu, thể hiện sự “nhìn xa trông rộng của mình”.
  • Thứ tư, la nâng cao năng lực trình độ của cán bộ làm công tác thanh toán, tiếp xúc khách hàng.
  • Trong hoạt động ngân hàng nói chung và lĩnh vực thanh toán nói riêng, yếu tố tổ chức và con người là quyết định. Do vậy người làm công tác thanh toán phải có đầy đủ năng lực, chuyên môn. Ngoài ra còn phải nắm vững luật pháp và chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, của nghành.
  • Tất cả những yếu tố như cơ sở vật chất, con người…dưới con mắt khách hàng đó là hình ảnh của ngân hàng. Vì vậy cần hết sức lưu ý. Chúng ta phải xây dựng hệ thống ngân hàng hiện đại nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh. Đại bộ phận dân cư còn có mức thu nhập thấp, họ rất ngại đến ngân hàng và tiếp xúc với nhân viên ngân hàng. Hình ảnh một nhân viên tiếp xúc khách hàng với vẻ mặt khó đăm đăm, hành chính là rất khó chịu với khách hàng. Đây cũng là yếu tố khiến cho cách hoạt động của ngân hàng chưa được xã hội hoá.

Vì vậy phải đào tạo đội ngũ nhân viên ngân hàng cỏi mở, phải xây dựng hình ảnh ngân hàng luôn là bạn tốt của Doanh nghiệp, của người dân. Không những cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng mà còn có khả năng tư vấn, hỗ trợ khách hàng.

-Vấn đề an toàn, bảo mật :

34

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

Hiện nay rất nhiêu người còn e dè chưa giám sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt vì vấn đề an toàn và bảo mật thông tin. Nhà nước nên coi các hành vi trộm cắp các thông tin về tài khoản, mã số …là hành

  • vi phạm pháp luật và có khung hình phạt thích đáng. Đồng thời các ngân hàng phải phối hợp tìm giải pháp bảo mật thông tin cho khách hàng. Phải để khách hàng thấy rằng gửi tiền vào ngân hàng là an toàn và kinh tế hơn là cất trong két sắt. Điều còn có lợi cho ngân hàng trong việc huy động vốn phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
  • Các cơ quan nhà nước nên đi đầu trong lĩnh vực này. Chẳng hạn thay vì dùng thủ quỹ trả lương cho nhân viên như hiện nay chúng ta chuyển lương vào tài khoản của nhân viên mở tại ngân hàng, tạo thói quen và nhân rộng các hoạt động thanh toán qua ngân hàng .
  • Về phía ngân hàng, phải làm tốt thanh toán liên hàng nói riêng và sự hợp tác giữa các ngân hàng nói chung.

Trên đây là một số giải pháp chung, cơ bản để có thể phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay.

  • Thứ năm, có chính sách vĩ mô về quản lý bằng tiền mặt, trước mắt là các tổ chức , doanh nghiệp nhà nước.

3.3 KIẾN NGHỊ

  • Ngân hàng Nhà nước:
  • Nên khuyến khích các ngân hàng thương mại trích một phần vốn điều lệ đang được Chính phủ xem xét tăng cho ngân hàng thương mại quốc doanh để đầu tư vào mạng lưới thanh toán thẻ.
  • Không nên chỉ để cho ngân hàng thương mại quốc doanh độc quyền kinh doanh hoạt động thanh toán thẻ. Theo kinh nghiệm điển hỡnh của Nhật

35

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

Bản, Cụng ty Dịch vụ Tiết kiệm của Tổng cụng ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thanh toán thẻ ở Việt Nam.

+ Tổng công ty Bưu chính Viễn thông:

Cần đầu tư xây dựng và giảm chi phí thuê bao đường truyền thanh toán trực tuyến cho các cửa hàng.

+ Chớnh phủ:

Nên có quy định bắt buộc các cơ sở bán hàng, dịch vụ có số vốn lớn, như các siêu thị, phải trang bị thiết bị thanh toán thẻ. Xét trên khía cạnh tài chính chống thất thu thuế, đây có thể là giải pháp rất hiệu quả.

+ Bộ tài chớnh:

Nên miễn khoản thuế thu nhập từ hoạt động kinh doanh thanh toán cho các ngân hàng thương mại.

3.4 Kết luận.

Phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là rất cần thiết đối với Việt Nam hiện nay.

  • Đối với nền kinh tế nó làm tăng tốc độ chu chuyển vốn; huy động tốt hơn các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức cá nhân; hình thành môi trường thanh toán minh bạch, thuận tiện và văn minh; góp phần chống lại các tệ nạn xã hội;

Và nó đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện hiện nay khi mà cả nước đang như một công trường xây dựng, nhu cầu về vốn là rất lớn. Chúng ta vẫn phải vay vốn nước ngoài, điều kiện thì khó khăn, phải trả lãi cao, chịu sự can thiệp về chính trị… trong khi hàng tỷ đôla đang vẫn nằm nhàn rỗi trong tay dân cư trong nước. Nếu huy động được thì đó là nguồn vốn hiệu quả nhất, hiệu quả về

36

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

nhiều mặt. Chúng ta có thể làm được điều này bằng cách khuyến khích người dân mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng.

  • Đối với tổ chức cá nhân đó là sự tiện lợi, nhanh chóng; an toàn; thể hiện trình độ dân trí cao.
  • Đối với ngân hàng : Nhiều nghìn tỷ đồng tiền mặt đang rải rác trong từng cá nhân, gia đình, quỹ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để thanh toán trực tiếp khi mua hàng, kể cả mua bất động sản trị giá hàng tỷ đồng sẽ được huy động phục vụ nhu cầu về vốn cho nền kinh tế đồng thời là nguồn thu phí dịch vụ quan trọng cho ngân hàng .
  • Đối với quản lý xã hội : Sử dụng tiền mặt phổ biến trong thanh toán vừa gây nhiều lãng phí, vừa là kẽ hở lớn cho nạn tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế luồn lách, lẩn trốn sự kiểm soát của Nhà nước và xã hội.

Tác dụng của thanh toán không dùng tiền mặt là rất tích cực, chúng ta đã biết, nhưng để thanh toán không dùng tiền mặt đi vào cuộc sống thì thật không đơn giản, nó là cả một qua trình. Nó phải được cả xã hội quan tâm ủng hộ.

Là một sinh viên kinh tế, em thực sự mong muốn thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam sẽ phát triển cả về chất và về lượng phục vụ tốt nhất cho phát triển Kinh tế –Xã hội.

37

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính (Frederic S. Mishkin)
  1. Lý thuyết Tài chính- tiền tệ (Đại học tài chính-kế toán)
  1. Giáo trình Kinh tế-chính trị Mác-Lê nin (Đại học kinh tế quốc dân)
  1. Bài giảng Lý thuyết tài chính- tiền tệ (Ts. Đặng Ngọc Đức và Ts. Trần Thu Hà- Giảng viên trường ĐH KTQD – HN )
  1. Tạp chí Ngân Hàng, Thời báo Ngân hàng
  1. Tạp chí Thị trường tài chính-tiền tệ
  1. Tạp chí tài chính.
  1. Báo điện tử : vnexpress, vneconomy, Nhân dân, Lao động, Sài Gòn Giải Phóng.

38


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here