Các Vấn Đề Pháp Lý Về Tàu Biển Và Thuyền Bộ Tàu Biển

0
4158
Các Vấn Đề Pháp Lý Về Tàu Biển Và Thuyền Bộ Tàu Biển
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các Vấn Đề Pháp Lý Về Tàu Biển Và Thuyền Bộ Tàu Biển

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Các vấn đề pháp luật về thuyền bộ


Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Các Vấn Đề Pháp Lý Về Tàu Biển Và Thuyền Bộ Tàu Biển

Quảng Cáo

Câu 1: Khái niệm tàu biển trong Luật hàng hải?

  • Theo quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển 1972: Tàu thuyền bao gồm loại phương tiện vận tải trên mặt nước, kể cả các loại tàu thuyền không có lượng chiếm nước, tàu đệm khí có cánh – WIG craft và thủy phi cơ được sử dụng hoặc có thể sử dụng được giống như 1 phương tiện giao thông trên mặt nước.
  • Theo Luật biển VN 2012: Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.
  • Theo Bộ luật hàng hải VN 2005: Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển.
  • Theo Bộ luật hàng hải VN 2015: Tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển. Tàu biển quy định trong bộ luật này không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa,tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.

Câu 2: Định nghĩa tàu biển theo Bộ Luật Hàng hải 2015 của Việt Nam? So sánh với Bộ luật Hàng hải 2005 có điểm gì mới?

  • Theo Bộ luật hàng hải VN 2015: Tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển. Tàu biển quy định trong bộ luật này không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa,tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.
  • Phạm vi áp dụng thu hẹp lại, tàu biển theo BLHHVN 2005 không bao gồm phương tiện thủy nội địa,tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.

Câu 3: Phân loại tàu biển và quản lý nhà nước về các loại tàu biển đó?

  • Phân loại:
  • Trong các Công ước quốc tế và luật hàng hải của các nước, tàu biển thường được chia làm 2 nhóm:
  • Tàu buôn: là các tàu biển chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý, thăm dò – khai thác – chế biến tài nguyên biển, lai dắt cứu hộ trên biển, trục vớt tài sản chìm đắm và thực hiện các mục đích kinh tế khác.
  • Tàu công vụ Nhà nước: là tàu biển chuyên dùng để thực hiện các hoạt động bảo đảm hàng hải, khí tượng – thủy văn, thông tin – liên lạc, thanh tra, hải quan, phòng dịch, chữa cháy, hoa tiêu, huấn luyện, bảo vệ môi trường hoặc tìm kiếm cứu nạn trên biển. Những tàu này thường thuộc sở hữu của nhà nước, hoạt động với mục đích công ích và do kinh phí nhà nước cấp.
  • Theo IMO, công ước quốc tế về dung tích tàu biển, phân loại theo tổng dung tích của tàu:
  • Aframax là tàu chở dầu cỡ trung bình có tổng trọng tải từ 80.000 đến 119.999.
  • Capesize: những tàu chở hàng lớn, rất lớn với sức chở hơn 150.000 DWT, phân loại theo VLCC, ULCC, VLOC và có thể tới 400.000 DWT. Dùng để vận chuyển than đá, dầu thô, quặng sắt, chỉ phù hợp hoạt động ở 1 số cảng nước sâu.
  • Chinamax: những tàu rất lớn có trọng tải từ 380.000 – 400.000 DWT.
  • Handymax là tàu chở hàng cỡ nhỏ với kích thước < 60.000 DWT.
  • Supermax có sức chở từ 50.000 đến 60.000 DWT.
  • Handysize là tàu nhỏ với sức chở dao động từ 15.000 đến 35.000 DWT.
  • Malaccamax: là những tàu lớn nhất có thể đi qua luồng Malacca với mớn nước tối đa 25m.
  • Panamax và new panamax trọng tải trung bình 65.000 DWT.
  • Qatarmax là tàu chở khí ga hóa lỏng, Seawaymax, Suezmax : 120.000 đến 200.000 DWT.
  • VLCC là tàu chở hàng thô rất lớn 180.000 đến 320.000 DWT.
  • ULCC là tàu vận tải lớn nhất thế giới trên 320.000 DWT.
  • Theo mục đích hoạt động:
  • Tàu biển thương mại: là các tàu hoạt động vì mục đích kinh tế như tàu Container, tàu hàng rời, tàu bách hóa, tàu chở ô tô…
  • Tàu biển phi thương mại: chuyên dùng để phục vụ cho mục đích công cộng như thực hiện các hoạt động bảo đảm hàng hải, khí tượng – thủy văn, thông tin – liên lạc, thanh tra, hải quan…
  • Quản lý nhà nước:
  • Tàu quân sự, tàu ngầm… thuộc sự quản lý của Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng.
  • Tàu cảnh sát biển thuộc sự quản lý của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng.
  • Tàu cá, tàu kiểm ngư thuộc quản lý của Cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Tàu cứu hộ thuộc các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực 1,2,3,4, Bộ giao thông vận tải.

Câu 4: Quốc tịch tàu biển? Quyền và nghĩa vụ của tàu biển theo luật quốc tịch tàu biển?

  • Theo quan điểm của luật hàng hải quốc tế thì mỗi tàu biển phải có 1 quốc tịch, phải tuân theo luật lệ nước đó về tổ chức nội bộ hoạt động của tàu. Tàu mang quốc tịch nước nào thì đc phép mang cờ nước đó để hoạt động.
  • Điều bắt buộc tàu phải có 1 quốc tịch nhất định và mang 1 cờ tương ứng là 1 biện pháp quan trọng để đảm bảo chế độ pháp lý trên biển cả.
  • Tất cả các nước trên thế giới kể cả có biển hay không có biểnđều có quyền thành lập đội tàu mang quốc tịch nước mình, các đội tàu này có quyền bình đẳng như nhau.
  • Theo quy định thì 1 tàu chỉ đc mang 1 quốc tịch. Nếu 1 tàu nào đó trong cùng 1 lúc lại sử dụng 2 quốc tịch tùy theo sự thuận lợi của mình thì sẽ không đc công nhận bất cứ quốc tịch nào trong đó và xem như không có quốc tịch, có thể bị bắt giữ.
  • Quyền lợi:

Câu  5: Đăng ký tàu biển là gì? Các hình thức đăng ký tàu biển theo BLHHVN 2015?

  • Đăng ký tàu biển là việc ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia VN và cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển VN theo quy định của BLHHVN 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Đây là 1 trong những thủ tục quan trọng nhất đối với tàu biển vì nó sẽ là giấy khai sinh của tàu cũng như là bằng chứng về quốc tịch của tàu biển. Đồng thời đây là bước bảo đảm sự kiểm tra Nhà nước đối với trang thiết bị liên quan đến an toàn hàng hải.

Để được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia thì trước hết tàu biển phải đăng ký kỹ thuật tại cơ quan đăng kiểm tàu biển VN hoặc các cơ quan đăng kiểm nước ngoài đc đăng kiểm VN ủy quyền. Việc đăng ký này đc thực hiện sau khi kiểm tra tình trạng kỹ thuật và an toàn của tàu sau đó cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật cần thiết có giá trị pháp lý quốc tế. Đây là thủ tục nhằm mục đích đảm bảo cho tàu biển đc đóng và khai thác thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật về an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm biển theo quy định của pháp luật VN và các ĐƯQT có liên quan.

  • Các hình thức đăng ký tàu biển:
  • Đăng ký tàu biển không thời hạn
  • Đăng ký tàu biển có thời hạn
  • Đăng ký thay đổi
  • Đăng ký tàu biển tạm thời
  • Đăng ký tàu biển đang đóng
  • Đăng ký tàu biển loại nhỏ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here