Bình giảng khổ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

0
664
Thơ Hàn Mặc Tử là thơ trữ tình hướng nội
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Bình giảng khổ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 11 hiện có của Hỗ Trợ Ôn Tập: Văn mẫu hay nhất lớp 11

Ngoài ra các bạn có thể xem các tài liệu lớp 11 tại đây: Tài Liệu Lớp 11

Bài liên quan: Bình luận ý kiến: bài Đây thôn Vĩ Dạ chỉ thể hiện tình yêu đối với một người con gái xứ Huế

Đề bài: Anh (chị) hãy bình giảng khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
Sao anh không về chơi Thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Dàn ý mẫu

I. MỞ BÀI
Làm thơ từ tuổi mười sáu và chín năm “kết duyên” vói Thơ mới, Hàn Mặc Tử đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người yêu thơ Việt Nam. Hồn thơ Hàn Mặc Tử đa dạng phong phú vừa mang nỗi quặn đau với những hình ảnh thường “vẩn đục” vừa mang đến những hình ảnh trong trẻo hiền hòa đến lạ thường.
Ta gặp ở “Đây thôn Vĩ Dạ” một tình cảm yêu thương đằm thắm, bâng khuâng và nỗi khao khát hướng đến hơi ấm tình người hướng đến “ngôi vườn” cuộc đời qua bức tranh thiên nhiên xứ Huế bình yên, thơ mộng.

II. THÂN BÀI
1. Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời bài thơ và địa danh Vĩ Dạ.
2. Bình giảng
– Câu thơ mở đầu là một lời mời mọc, cũng có thể là lời trách móc nhẹ nhàng, duyên dáng, thân tình (cũng có người cho đây là lời của nhà thơ thờ tự vấn lòng mình). Ngôn ngữ chọn lọc mà như ngẫu nhiên phóng bút. “Sao anh không về” là nên một duyên cớ để gợi nhớ hình ảnh thân quen xứ Huế mà một thời Hàn đã học nơi đâu. Có lẽ nhà thơ tự trách mình tự nhủ lòng mình sao dễ lãng quên một nơi mà mình từng gắn bó, một phong cảnh thiên nhiên nên thơ của Huế được điển hình qua thôn Vĩ.
– Thôn Vĩ tràn ngập nắng ban mai “Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên; Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Thôn Vĩ có những hàng cau thẳng tắp và nắng ban mai tràn ngập không gian. Vườn tược nơi đây xanh màu ngọc, càng lung linh hơn dưới nắng mai khi lá cành còn đọng sương đêm trước.
Lời thơ thật hồn nhiên với câu hỏi tu từ “vườn ai mướt quá” như tiếng reo vui trẻ thơ. Từ “mướt” thật ấn tượng được so sánh với sắc xanh “như ngọc” mang ý nghĩa tượng trưng cho một làng quê yên bình, trù phú.
– Câu thơ cuối của khổ thơ hiện lên hình ảnh lá trúc thanh tú, mảnh mai và khuôn mặt chữ điền hồn hậu (theo quan niệm thẩm mĩ truyền thống) của ai đó trong nắng mai càng thêm gần gũi. Hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng, có phần hư ảo.
– Hình ảnh con người bất ngờ xuất hiện trên cái nền thiên nhiên tươi sáng thơ mộng khiến bức tranh cuộc sống thêm nồng ấm qua giọng thơ êm dịu gợi trong lòng người đọc một cảm giác bình yên khi đứng trước bức tranh thơ độc đáo ấy.

Quảng Cáo

III. KẾT BÀI
– Ngôn ngữ điêu luyện, bút pháp vừa lãng mạn vừa tượng trưng, hình ảnh hiền hòa, đã tạo nên một bức tranh thơ thật đáng yêu về quê hương xứ sở.
– Bên cạnh những nhà thơ Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Chế Lan Viền, Huy Cận… Hàn Mặc Tử đã góp cho “Thơ mới” một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp giàu tính nhân văn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here