Bài tập lớn Suy giảm tài nguyên rừng ở Hà Tĩnh

0
3313
Bài tập lớn Suy giảm tài nguyên rừng ở Hà Tĩnh
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Bài tập lớn Suy giảm tài nguyên rừng ở Hà Tĩnh

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan:Bài tập lớn Kĩ thuật chế tạo 1 Phương pháp luyện kim bột


Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Bài tập lớn Suy giảm tài nguyên rừng ở Hà Tĩnh

Quảng Cáo

LỜI NÓI ĐẦU

&œ

Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế – xã hội mà còn gĩư chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí. Nhưng ngày nay, nguồn tài nguyên quý giá đó đang dần bị suy thoái. Những năm qua, nạn phá rừng, mất rừng ngày càng nghiêm trọng, hàng ngàn diện tích ha rừng càng bị thu hẹp lại. Mất rừng và suy thoái rừng gây nên hiện tượng sa mạc hoá và làm nghèo đất tại nhiều địa phương trong đó có Hà Tĩnh. Tình trạng đó đã tạo ra hàng loạt các tác động tiêu cực và thách thức sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường như gây lũ lụt, hạn hán gây khó khăn trong việc cung ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng khiến tình trạng nghèo đói và thất nghiệp ở nhiều khu vực càng đáng lo ngại hơn, đặc biệt suy thoái rừng làm phá vỡ các hệ sinh thái quan trọng.

Đề tài: SUY GIẢM TÀI NGUYÊN RỪNG Ở HÀ TĨNH

A. PHẦN MỞ ĐẦU

  1. Lí do chọn đề tài
  • Tài nguyên rừng là một tài nguyên quan trọng đối với môi trường hệ sinh thái.
  • Diện tích rừng ở Hà Tĩnh hiện đang suy giảm cả về số lượng và chất lượng.
  1. Giới hạn đề tài
  • Về nội dung: Tìm hiểu về thực trạng suy giảm tài nguyên rừng ở Hà Tĩnh nguyên nhân cùng các giải pháp khắc phục.
  • Về không gian: Các địa phương có rừng tập trung trên địa bàn Hà Tĩnh.
  • Về thời gian: Tìm hiểu về tài nguyên rừng ở Hà Tĩnh từ trước đến tháng 6 năm 2013.
  1. Mục đích nghiên cứu

Thực trạng suy giảm tài nguyên rừng tại Hà Tĩnh, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

  1. Quan điểm nghiên cứu
  • Quan điểm lãnh thổ: Dựa theo sự phân hóa rừng tại Hà Tĩnh, phạm vi nghiên cứu chủ yếu ở các vùng có rừng tập trung như: huyện Hương Sơn, huyện Vũ Quang, huyện Hương Khê, thị xã Hồng Lĩnh…
  • Quan điểm sinh thái môi trường: Áp dụng để xây dựng các mô hình trồng rừng, cách thức quản lí rừng bền vững nhằm phát triển thuận lợi / hiệu quả cao về kinh tế và môi trường ở giai đoạn hiện tại và trong tương lai đồng thời loại bỏ các thành phần sinh học phát triển không thuận lợi hoặc không đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường như mong muốn.
  • Quan điểm phát triển bền vững: Tôn trọng quy luật phát triển tự nhiên với ba nội dung là: bền vững về sinh thái ( không làm ảnh hưởng đến môi trường ), bền vững về kinh tế ( hiệu quả kinh tế cao và lâu dài ), bền vững về xã hội ( được cộng đồng xã hội chấp nhận ).
  1. Phương pháp nghiên cứu

Phựơng pháp bản đồ:

  • Sử dụng bản đồ địa hình của Hà Tĩnh để tìm hiểu các đặc điểm về độ cao, độ dốc, sự phân bố các dãy núi.
  • Sử dụng bản đồ địa lý tự nhiên của tỉnh Hà Tĩnh để tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm về tự nhiên…
  • Sử dụng bản đồ hành chính của tỉnh Hà Tĩnh để biết sự phân bố dân cư, vị trí các cộng đồng dân cư có rừng.
  • Vận dụng bản đồ vào việc nghiên cứu trực tiếp các điều kiện địa lý tự nhiên và hoàn cảnh kinh tế – xã hội tại các cộng đồng dân cư có rừng để làm cơ sở xây dựng các mô hình quản lý rừng bền vững.

Phương pháp thu thập thông tin, thống kê số liệu, xử lý tài liệu:

  • Thu thập các thông tin, các báo cáo chuyên đề, các bảng số liệu vể tài nguyên rừng ở các cơ quan, ban nghành liên quan.
  • Phương pháp thu thập thông tin thực hiện với mục đích thu thập các nguồn thông tin có liên quan đến TN rừng ( chủ yếu tại Hà Tĩnh ).
  • Vận dụng phương pháp vào tìm kiếm các thông tin còn thiếu hay chưa đồng bộ trong các tài liệu đã thu thập được ( về tài nguyên rừng tại Hà Tĩnh… ), thực trạng phát triển kinh tế xã hội và nét đặc trưng của cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn có rừng dẫn đến tình trạng chặt phá rừng.

Phương pháp nghiên cứu thực địa:

  • Kiểm tra trên thực tế những thông tin đã thu thập được qua nghiên cứu tài liệu trong phòng.
  • Nghiên cứu trực tiếp các đặc điểm của TN rừng tại Hà Tĩnh nhằm nêu lên thực trạng về tài nguyên rừng nơi đây và đặc điểm của các cộng đồng dân cư xung quanh khu vực có rừng.

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG Ở HÀ TĨNH

  1. Các khái niệm liên quan
    • Rừng là gì?
  • Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển (Morozov 1930).Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý.
  • Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài (M.E. Tcachenco 1952).
  • Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
    • Tài nguyên rừng gồm những gì?
    • Nguồn gỗ quý, củi đốt…
    • Điều hòa khí hậu, tạo nguồn Oxi cung cấp cho trái đất.
    • Điều hòa nước.
    • Là nơi cư trú của động- thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm.
    • Suy giảm tài nguyên rừng là gì?
  • Suy giảm tài nguyên rừng là hiện tượng suy giảm,do con người gây ra làm giảm trữ lượng lâm sản tại các vùng rừng trong một thời gian nhất định.
  1. Nêu khái quát về tài nguyên rừng
  2. Thực trang tài nguyên rừng ở Việt Nam

– Việt Nam là một nước nhiệt đới nằm ở vùng Đông Nam Á, có tổng diện tích lãnh thổ khoảng 331.700 km2, kéo dài từ 9- 23 độ vĩ  bắc, trong đó diện tích rừng và đất rừng là 20 triệu héc ta, chiếm khoảng 20% diện tích toàn quốc (Tổng cục thống kê năm 1994).

  • Trước đây, rừng chiếm diện tích khoảng 60 triệu km2.
  • Năm 1973 còn 37,37 triệu km2.
  • Hiện nay diện tích rừng ngày càng giảm, chỉ còn khoảng 29 triệu km2.

+ Ở Việt Nam:

  • Vào năm 1943 có khoảng 14 triệu ha, tỉ lệ che phủ 43% diện tích.
  • Năm 1976 còn 11 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn 34%.
  • Năm 1985 còn 9.3 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn 30%.
  • Năm 1995 còn 8 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn 28%.
    • Ngày nay chỉ còn khoảng 7.8 triệu ha và chiếm 23,6% diện tích, tức là tới mức báo động cân bằng 3%.

 b1. Khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Hà Tĩnh

 

– Vị trí:

  • Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°50’ vĩ Bắc và từ 103°48’ đến 108°00’ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp hai tỉnh Borikhamxay và Khammuane của Lào, phía đông giáp biển Đông.

– Địa hình:

  • Hà Tĩnh cách thủ đô Hà Nội 340 km về phía nam, ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông. Phía tây tỉnh là những dãy núi cao 1.500 m, đỉnh Rào Cọ 235 m, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp; tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển; sau cùng là những bãi cát ven biển cùng với nhiều vũng, vịnh, tiêu biểu là cảng biển nước sâu Vũng Áng và bãi biển Thiên Cầm.

– Khí hậu:

  • Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc, nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có bốn mùa rõ rệt:
  • Mùa mưa: Mưa trung bình hằng năm từ 2500 ly đến 2650 ly. Hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54% tổng lượng mưa cả năm. Vào thời gian này hàng năm Hà Tĩnh thường hứng chịu những cơn bão từ biển Đông gây nên lũ lụt.
  • Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn.

b2. Khái quát về tài nguyên rừng Hà Tĩnh

  • Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa, hiện có trên 18000 ha trong đó có trên 7000 ha có khả năng khai thác, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có trữ lượng rừng giàu của cả nước (trữ lượng rừng trồng đạt 2.545.680 m3, trữ lượng rừng tự nhiên đạt 23.494.420 m3).
  • Thảm thực vật rừng Hà Tĩnh rất đa dạng, có trên 86 họ và 500 loài cây gỗ. Trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu… và nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác.
  • Đặc biệt có Vườn Quốc gia Vũ Quang (ở huyện Vũ Quang và Hương Khê) có khoảng 300 loại thực vật và nhiều loại động vật quý hiếm. Đã phát hiện được 2 loại thú quý hiếm là Sao La và Mang Lớn. Rừng Vũ Quang có địa hình núi cao hiểm trở, tách biệt với xung quanh, khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho các loại động, thực vật phát triển. Đây là khu rừng nguyên sinh quý hiếm còn có ở Việt Nam là một trong những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, khoa học và cảnh quan.
  • Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cũng là một địa điểm có giá trị cao, theo số liệu điều tra, tại đây có hơn 414 loài thực vật, 170 loài thú, 280 loài chim, trong đó có 19 loài chim được ghi vào sách đỏ Việt Nam.

Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú, có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. Tập trung phần lớn ở khu vực các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu… (Theo  Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hà Tĩnh ). 

  1. Vai trò của tài nguyên rừng

+ Rừng là hệ sinh thái đa dạng và giàu có nhất trên cạn, đặc biệt là rừng ẩm nhiệt đới.

  • Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dung cho xã hội, trước hết là gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
  • Cung cấp động vật, thực vật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư.
  • Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dụng cơ bản.
  • Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người.
  • Cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm… phục vụ nhu cầu đời sống xã hội…

+ Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái:

  • Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi thái hóa đất, chống bồi đắp song ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện.
  • Phòng hộ ven biển, chắn song, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn…bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển…
  • Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.
  • Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ nước, cố định phù sa, hạn chế lũ lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất…
  • Bảo vệ các khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch…
    • Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nơi dự trự sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.

+ Vai trò xã hội:

Là nguồn thu nhập chính của các đồng bào dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bố dan cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội…

+ Vai trò của rừng trong cuộc sống:

  • Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) dưỡng khí để phục vụ hô hấp cho con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976).
  • Rừng là thảm thực vật của những thân cây gỗ trên bề mặt Trái Đất,giữ vai trì to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ củi, điều hòa khí hậu, tạo ra Oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm.
  • Một ha rừng hằng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 – 500 kg, 16 tấn Oxy ( rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 – 10 tấn).
  • Mỗi người một năm cần 4.000 kg Oxy, tương ứng với lượng Oxy do 1.000 – 3.000 m2 cây xanh tạo ra trong một năm.
  1. Thực trạng và cách thức quản lý tài nguyên rừng nơi đây
  • Tổng diện tích đất lâm nghiệp 364.655,5 ha, trong đó:
  • Đất có rừng: 302.567,9 ha, gồm: rừng tự nhiên: 209.887,5 ha, rừng trồng: 92.680,4 ha.
  • Đất chưa có rừng: 62.087,6 ha.

Trữ lượng rừng:

  • Tổng trữ lượng rừng toàn tỉnh là 26.040.100 m3 gỗ và 32.443 ngàn cây tre, nứa, trong đó: rừng tự nhiên: 23.494.420 m3 gỗ và 31.857 ngàn cây tre, nứa; rừng trồng: 2.545.680 m3 gỗ .

Hiện trạng quy hoạch 3 loại rừng:

  • Rừng đặc dụng: 74.597,9 ha; rừng phòng hộ: 118.310,2 ha; rừng sản xuất: 171.747,4 ha.

4.1. Rừng phòng hộ

4.1.a. Rừng phòng hộ đầu nguồn

Diện tích rừng trồng phòng hộ đầu nguồn từ 1999 đến 2004

  • Tổng diện tích rừng trồng phòng hộ trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1999 đến 2004 là 11.493,6ha thì có 11.375ha thành rừng và 118,6ha (1,03%) không thành rừng do bị chuyển đổi mục đích sử dụng, trâu bò phá hoại, bị sạt lở đất và tỷ lệ sống thấp.
  • Như vậy có tới 98,07% diện tích rừng trồng thành rừng và mỗi năm trồng mới được 1485-2500 ha rừng trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.

Cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ đầu nguồn từ 1999 đến 2004

  • Trong tổng 11.375ha rừng trồng phòng hộ ở tỉnh Hà Tĩnh từ 1999 đến 2004 thì các loài cây trồng phòng hộ chính chiếm 10.637,8ha và cây phù trợ là 737,2ha. Trong đó diện tích rừng thông nhựa chiếm phần lớn (84,8%), keo lai, keo lá tràm chiếm 6,5%; dó trầm, phi lao, tre điền trúc, tạp giao, luồng và các loài cây bản địa lá rộng như cồng, giẻ, lim xanh, re chỉ chiếm 8,7%.

4.1.b. Những cánh rừng ngập mặn

Do sự tác động của nhiều nguyên nhân, diện tích rừng ngập mặn Hà Tĩnh ngày càng bị thu hẹp (hiện chỉ còn khoảng 500 ha). Nguy cơ về sự biến mất của lá phổi xanh, của những bức tường chắn sóng đang ngày càng hiện hữu. 

  • Từ năm 1994 đến nay, được sự hỗ trợ của Nhật Bản, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh đã trồng mới và trồng dặm gần 1.000 ha rừng ngập mặn. Theo thời gian, những bức tường xanh vững chắc này đã thực sự trở thành lá chắn bảo vệ đê kè và sự bình yên cho người dân trước giông tố biển khơi. Thế nhưng giờ đây, do sự tác động của nhiều nguyên nhân nên diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp (hiện chỉ còn khoảng 500 ha). Nguy cơ về sự biến mất của lá phổi xanh, của những bức tường chắn sóng đang ngày càng hiện hữu.

Thực trạng buồn

  • Để góp phần giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương và những tổn thất do thiên tai bão lụt gây ra cho cộng đồng dân cư ven sông biển, từ năm 1994 Hà Tĩnh đã trở thành 1 trong 10 tỉnh thành của cả nước được sự tài trợ của Hội chữ thập đỏ Nhật Bản và Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế triển khai dự án trồng rừng ngập mặn.
  • Rừng ngập mặn chính là những bức tường xanh vững chắc bảo vệ đê kè và sự bình yên cho người dân trước giông tố biển khơi
  • Ông Lê Tập – Phó chủ tịch Hội chữ thập đỏ cho biết: “ Từ năm 1994- 2002, toàn tỉnh trồng được khoảng 551 ha, và đến nay tính cả diện tích trồng mới và trồng dặm hội chữ thập đỏ các cấp đã trồng được gần 1.000 ha bao gồm rừng ngập mặn và rừng phòng hộ. Gần 20 năm trôi qua, rừng ngập mặn ở một số địa phương trên địa bàn đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân vùng hưởng lợi. Ngoài tác dụng phòng ngừa thảm họa, điều hòa không khí, những cánh rừng này còn tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho hàng chục ngàn hộ gia đình ở những vùng có rừng từ việc bảo vệ, chăm sóc, thu lượm thủy hải sản…. Thế nhưng, hiện tại rừng ngập mặn đang đứng trước nguy cơ chết hàng loạt và diện tích chỉ còn một nửa”.
  • Như để minh chứng cho lời nói của mình, ông Lê Tập cho chúng tôi xem bản báo cáo chi tiết do đoàn cán bộ trung ương vừa triển khai đo đạc lại diện tích rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh. Nhìn theo báo cáo bằng hình ảnh, màu xanh của những cánh rừng ngập mặn tại các vùng lần lượt bị thu nhỏ hoặc biến mất hoàn toàn trên bản đồ. Cụ thể ở một số xã được triển khai trồng từ gian đoạn 1994-2004: như Thạch Bằng- Lộc Hà diện tích đầu vào 61 ha, hiện chỉ còn 4,3ha; Thạch Kênh – Thạch Hà diện tích đầu vào 38 ha, hiện tại không còn ha nào; Xuân Giang- Nghi Xuân có diện tích đầu vào 38ha nay còn 10,8ha; Cẩm Lĩnh- Cẩm Xuyên đầu vào 69 ha hiện tại 0 ha; Cẩm Nhượng diện tích đầu vào 35 ha nay còn 5,5ha, Cẩm Lộc 141 ha nay còn 10,6 ha…
  • Vẫn biết rằng việc đo bằng máy mọi số liệu đều chỉ là ước lượng nhưng trước diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp, người dân ở những vùng hưởng lợi không khỏi băn khoăn. Ông Nguyễn Trung Hoa – người đã từng bảo vệ rừng ngập mặn ở xã Thạch Long cho hay: “ Từ khi có rừng ngập mặn, lại có đê ngăn mặn người dân vùng ven sông nước như chúng tôi đã không còn phải lo lắng nhiều mỗi khi nghe tin đài báo bão, bởi đã có sự che chở của rừng. Nhưng thời gian gần đây, không hiểu vì sao cây chết hàng loạt, diện tích ngày càng bị thu hẹp. Cứ như thế này thì khoảng 10 năm nữa chắc là rừng ngập mặn ở Thạch Long sẽ bị xóa sổ”.

Công tác bảo vệ rừng vẫn bị bỏ ngỏ

  • Cùng với một số địa phương khác, những năm trước đây rừng ngập mặn ở Thạch Long đã trở thành niềm tự hào không chỉ của người dân hưởng lợi mà còn là niềm vui của những người thực hiện dự án khi những cánh rừng bát ngát đã thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn. Thế nhưng niềm vui ấy chẳng tồn tại được lâu khi nạn chặt phá rừng để làm chất đốt của người dân ngoài địa phương vừa được dẹp bỏ thì người dân lại phải đối mặt với nỗi lo cây chết hàng loạt. Và không chỉ riêng ở Thạch Long mà thực trạng này xảy ra ở hầu khắp các địa phương có diện tích rừng ngập mặn.
  • Ông Trần Văn Tình – Chủ tịch Hội chữ thập đỏ huyện Cẩm Xuyên cho biết: “ Theo như kinh nghiệm của chúng tôi thì nguyên nhân dẫn đến cây chết hàng loạt một phần là do sâu bọ, hàu, hà ăn gốc; do thổ nhưỡng không phù hợp với loại cây trồng. Cụ thể với diện tích rừng phòng hộ, chúng tôi tham mưu trồng keo thì nhà tài trợ lại cho giống phi lao, ở vùng ngập mặn chúng tôi tham mưu trồng đước thì lại được chỉ định trồng trang ( ở Cẩm Lĩnh)… Và ngoài ra ý thức của người dân khi thả rông trâu bò trên vùng trồng rừng ngập mặn, khi để rác rưởi ngập tràn các khoảnh rừng ở Cẩm Lộc, Cẩm Nhượng, Cẩm Hà…cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của rừng”.
  • Ông Nguyễn Trung Hoa – người đã từng làm công tác bảo vệ rừng ngập mặn ở Thạch Long tâm sự: “Trước đây cũng đã có đoàn cán bộ về với địa phương để nghiên cứu việc cây chết hàng loạt trên địa bàn. Họ đã lấy các mẫu đất, nước, sâu bọ… để nghiên cứu. Người dân chúng tôi rất hy vọng vào một biện pháp nào đó để ngăn chặn các loại sâu bệnh tàn phá rừng nhưng sự chờ đợi cũng chỉ là vô vọng khi đoàn cán bộ ấy một đi không trở lại, khi việc phục hồi những cánh rừng ngập mặn chẳng có biện pháp nào khác ngoài trồng dặm mà kinh phí thì không có, việc tìm kiếm giống cũng hết sức khó khăn”.Ngoài nguyên nhân về sâu bọ, hàu, hà, do thời tiết rét đậm rét hại kéo dài như những năm trước… thì theo người dân ở địa phương hiện tượng rừng ngập mặn ở một số xã thuộc huyện Lộc Hà và Thạch Hà chết còn bởi nguyên nhân ngọt hóa sông Nghèn. Thông thường, việc chữa bệnh cho cây sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu xác định được nguyên nhân, nhưng với những cánh rừng ngập mặn việc khắc phục tình hình vẫn đang là câu hỏi không lời đáp.
  • Thực tế, sau khi dự án rừng ngập mặn kết thúc ở một số địa phương, công tác bảo vệ rừng càng gặp khó khăn hơn khi không biết phải bàn giao cho ai. Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Duy Rộng – Chủ tịch Hội chữ thập đỏ huyện Lộc Hà không dấu nổi băn khoăn: “Trách nhiệm của Hội là chỉ vận động bà con trồng rừng, còn vấn đề bảo vệ rừng tôi thiết nghĩ đó là trách nhiệm của phòng nông nghiệp, chi cục kiểm lâm, của toàn xã hội. Nhưng thực tế những ngành chức năng đó chưa có động thái gì, chúng tôi và chính quyền các địa phương vẫn đang phân vân vì không biết giao việc quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn cho ai”.
  • Và trong lúc các ngành chức năng các cấp ủy chính quyền vẫn chưa có động thái nào thì rừng ngập mặn vẫn đang từng ngày, từng giờ chết dần chết mòn. Còn những người dân vùng ven sông nước lại đối mặt với nỗi lo mất rừng ngập mặn đồng nghĩa với việc xói lở đê điều, là cuộc sống của họ phải đối mặt với sóng gió, triều cường mỗi khi mùa mưa bão đến.

4.1.2. Hà Tĩnh phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ

  • UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 2225/QĐ-UBNDphê duyệt Dự án “Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ tỉnh Hà Tĩnh”.
  • Dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh làm chủ đầu tư, thực hiện trong thời gian từ năm 2012 đến 2021 trên địa bàn 14 xã thuộc các huyện Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Can Lộc và Hương Sơn.
  • Tổng số vốn đầu tư của dự án là gần 197 tỷ đồng; trong đó, vốn ODA do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICCA) là 162 tỷ 460 triệu đồng và 34 tỷ 539 triệu đồng vốn đối ứng.
  • Dự án sẽ đầu tư bảo vệ, phát triển và cải thiện 6.289 ha diện tích rừng phòng hộ; trong đó có 4.010 ha diện tích rừng bảo vệ, trồng mới 1.339 ha và trồng nâng cấp rừng hiện có 940 ha; đầu tư cho hạ tầng nông thôn và hạ tầng lâm sinh như đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, nhà trạm bảo vệ rừng, các trang thiết bị và các công trình phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
  • Mục tiêu tổng thể của dự án là quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn; thực hiện các biện pháp kỹ thuật phát triển rừng trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế từ rừng, đất lâm nghiệp và lao động trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng, độ che phủ của rừng; từng bước ổn định lâm phận, tăng cường khả năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, phục hồi và bảo tồn sinh học, phát triển hạ tầng vùng dự án, ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Bên cạnh đó, dự án còn tham gia giải quyết việc làm, cải thiện sinh kế và tăng thu nhập cho người lao động nghề rừng, góp phần xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn các xã hưởng lợi; nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng; tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trên địa bàn trong quản lý bảo vệ rừng, kiểm soát cháy rừng và góp phần bảo vệ an ninh trật tự cho vùng dự án.

4.2 Rừng đặc dụng

Rừng đặc dụng là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

Ở Hà Tĩnh có 2 khu rừng đặc dụng là Vườn quốc gia Vũ Quang rộng 52.882 ha và khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ rộng 21.759 ha.

4.2.1 Vườn quốc gia Vũ Quang

Nỗ lực bảo vệ Vườn Quốc gia Vũ Quang
Vườn Quốc gia Vũ Quang (VQG) (trước đây là Khu Bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang) thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh có tổng diện tích hơn 56.000 ha với đặc trưng 3 loại rừng gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất .Đây là một trong những vùng có đa dạng sinh học cao nằm ở vị trí quan trọng trong dãy Trường Sơn, xen giữa VQG Pù Mát ở phía Bắ́c và VQG Phong Nha – Kẻ Bàng ở phía Nam. Đây chính là nơi hai loài thú lớn được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới là Sao la, còn gọi là dê rừng dài (1992) và Mang lớn (năm 1993).Với chức năng nhiệm vụ chính là bảo tồn mẫu chuẩn về hệ sinh thái rừng Bắc Trường Sơn, bảo tồn sự đa dạng sinh học đặc trưng của vùng rừng tự nhiên phía Tây Nam khu IV, thuộc dãy Trường Sơn, tiếp giáp với biên giới Việt Nam – Lào, VQG Vũ Quang còn góp phần duy trì cân bằng sinh thái và gia tăng độ che phủ rừng, bảo đảm an ninh môi trường và sự phát triển bền vững về tự nhiên kinh tế của các tỉnh thuộc khu IV. Ngoài ra, đơn vị còn giúp phát huy các giá trị của hệ sinh thái rừng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và du lịch sinh thái.

 

Tiềm năng đa dạng sinh học

Theo kết quả điều tra của các chuyên gia trong nước và quốc tế, Vườn Quốc gia Vũ Quang có tới 76% diện tích rừng tự nhiên với 5 kiểu chính được phân chia theo các đai cao khác nhau: Rừng kín thường xanh trên đất thấp phân bố ở độ cao 100-300m; rừng thường xanh trên núi thấp phân bố trong khoảng độ cao từ 300- 1000m; rừng thường xanh trung bình ở độ cao từ 1.000 -1.400 m gồm chủ yếu các loài cây lá rộng; rừng thường xanh trên núi cao phân bố ở độ cao 1.400 – 1.900 m gồm các loài cây lá kim, nhưng chiếm phần lớn là các loài họ Côm, họ Dẻ, Long não, Mộc lan. Đặc biệt ở đây còn có loài Du sam; rừng phân bố trên độ cao lớn hơn 1.900 m chủ yếu là rừng lùn với các loài Đỗ quyên, Long não, Côm, Dẻ. Cùng với những loài cây này, VQG Vũ Quang còn là nơi sinh trưởng của nhiều cây gỗ qúy khác như: cẩm lai, lát hoa, lim, dổi, trầm hương… và nhiều cây dược liệu qúy.

Hệ động vật ở đây rất phong phú, theo thống kê có tới 94 loài thú thuộc 26 họ, 315 loài chim, 65 loài bò sát, 26 loài lưỡng cư và 88 loài cá; trong đó có 26 loài thú, hơn 10 loài chim, 16 loài bò sát qúy hiếm cần được bảo vệ. Ngoài ra, Vườn Quốc gia Vũ Quang còn có 36 loài phụ thú đặc hữu của khu rừng Trường Sơn Bắc như: Voọc vá chân nâu, voọc Hà Tĩnh, vượn má vàng…

Bởi tính đa dạng sinh học cao và với việc phát hiện hai loài thú mới là Sao la và Mang lớn, VQG Vũ Quang đã trở thành một địa chỉ du lịch sinh thái đầy tiềm năng. Tại đây, du khách có thể thực hiện những chuyến du lịch mạo hiểm, khám phá những bí ẩn bất ngờ của rừng; hay tham gia tour du lịch thể thao đến thác Vũ Môn theo huyền thoại cá chép hóa rồng…

Vũ Quang không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên mà còn là khu di tích lịch sử ghi dấu những sự kiện lịch sử oai hùng của cuộc khởi nghĩa Cần Vương chống Pháp của Phan Đình Phùng cuối thế kỷ 19. Hơn một thế kỷ đã trôi qua, nhưng Vườn quốc gia Vũ Quang vẫn còn dấu tích của những người anh hùng lưu lại với thời gian như chờ đợi du khách khám phá và tìm hiểu…

  Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học

Giám đốc VQG  Đào Huy Phiên cho biết: VQG nằm trên địa bàn 8 xã với 7.588 hộ dân (hơn 30.000 nhân khẩu). Đặc biệt, có hai xã nằm trong vùng lõi của VQG là Hương Điền và Hương Quang. Những người dân đã sinh sống tại đây từ những năm 60 của thế kỷ trước, và đến năm 1993 Nhà nước mới đóng cửa rừng chuyển thành Khu bảo tồn. Chính vì tình trạng dân có trước, quy hoạch sau nên đến nay vẫn còn hơn 700 hộ dân đang nằm ngay trong khu vực vùng lõi của vườn. Về nguyên lý là phải di chuyển toàn bộ người dân ra khỏi khu vực của vườn, tuy nhiên, đến nay, việc này vẫn chưa thực hiện được. Dân sống xen kẽ trong vườn nên tập quán bám rừng theo đó đã được hình thành.

Thêm vào đó, cư dân ở vùng đệm và các xã lân cận với VQG cũng có đời sống rất khó khăn, thiếu việc làm, thu nhập không ổn định, dân số tăng nhanh. Trong khi đó, giá trị lâm sản ngày càng tăng cao, nhu cầu về gỗ và các sản phẩm về rừng cũng tăng, nhận thức của người dân về pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý động vật hoang dã  còn hạn chế, do vậy một số người dân đã bất chấp pháp luật để thực hiện hành vi khai thác trộm tài nguyên rừng, săn bắt động vật hoang dã.

Trong vòng 10 năm trên địa bàn VQG quản lý đã xảy ra 8 vụ các đối tượng chống người thi hành công vụ, gây thương tích cho cán bộ viên chức, lực lượng kiểm lâm VQG. Một số vụ hết sức nghiêm trọng, điển hình như: Vụ ở Trạm Kiểm lâm Hòa Hải, nhân viên kiểm lâm bị các đối tượng lâm tặc hành hung gây thương tích nghiêm trọng, hoặc vụ việc ở đội kiểm lâm cơ động trong khi truy đuổi xe chở gỗ lậu từ VQG xuôi về Đường 5, hai nhân viên kiểm lâm đã bị tai nạn khiến một người tử vong tại chỗ, một người bị thương nghiêm trọng … Hành vi vi phạm của các đối tượng ngày càng tinh vi xảo quyệt, bất chấp mọi thủ đoạn để luồn lách chống đối các cơ quan chức năng thực thi pháp luật.

Công tác bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia cũng gặp nhiều khó khăn từ việc bị chia cắt sinh cảnh. VQG Vũ Quang hiện nay có hai công trình là đập thủy lợi Ngàn Trười – Cẩm Trang, đập Đá hàn đang xây dựng dẫn đến một số hệ sinh thái thay đổi, chia cắt làm ảnh hưởng đến sự tồn vong và phát triển bền vững của các quần thể động thực vật.

Thêm vào đó, các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn về biên chế, trang thiết bị và những điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác thực thi pháp luật. Ông Đào Huy Phiên cho biết: Hiện nay, mỗi nhân viên kiểm lâm của VQG chịu trách nhiệm quản lý hơn 1.000 ha rừng, nhất là  ở những vùng sâu, vùng xa thì khó có thể bảo đảm việc bảo vệ rừng tận gốc và bảo vệ ĐVHD một cách chặt chẽ. Nguồn lực và năng lực của đội ngũ thực thi về bảo vệ động vật hoang dã còn hạn chế.

Theo ông Đào Huy Phiên, trong những năm gần đây, VQG Vũ Quang tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại đây như tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng chống săn bắt các loài ĐVHD bao gồm: Tuần tra tận gốc, phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai hoạt động phòng chống khai thác, săn bắt, buôn bán ĐVHD… Ngoài ra, Phòng nghiên cứu khoa học của VQG Vũ Quang đã phối hợp với các tổ chức, các Viện nghiên cứu nhằm triển khai một số hoạt động điều tra, khảo sát các loài như: Ong, Nhện, Dơi, Vượn…, lập ô tiêu chuẩn theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.

Cùng với đó là việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng – bảo tồn đa dạng sinh học như: Tuyên truyền phổ biến pháp luật đến các thôn xóm cho người dân; tổ chức hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh các trường thuộc vùng đệm và các khu dân cư lân cận.  Hiện nay, một số dự án đã được thực hiện tại đây như: Dự án đầu tư phát triển VQG Vũ Quang với các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, giao khoán bảo vệ rừng; dự án đánh giá nhu cầu bảo tồn và xây dựng phương án bảo tồn các loài nguy cấp ở VQG Vũ Quang và các xã phụ cận với các hoạt động nâng cao năng lực cán bộ Vườn, điều tra khảo sát xây dựng phương án bảo tồn loài nguy cấp và hướng đến hoạt động ảo tồn liên biên giới.

Tuy vậy, còn nhiều hoạt động của Vườn cần có sự hỗ trợ từ phía  Nhà nước và các Tổ chức xã hội nhằm bảo vệ nguyên trạng VQG Vũ Quang như thực hiện các hoạt động điều tra giám sát các loài động thực vật qúy hiếm gồm các loài thú móng guốc như Sao la, Mang lớn, Bò tót…; các loài linh trưởng như vượn đen má trắng, vượn Siki, Voọc chà vá chân nâu…, khảo sát đàn voi Châu Á ở VQG và đề xuất phương án bảo tồn.

Ông Đào Huy Phiên cũng cho rằng, các hoạt động phát triển cộng đồng cũng rất cần thiết cho công tác bảo vệ VQG Vũ Quang. Việc này sẽ giúp phát triển cộng đồng sinh thái, triển khai các hoạt động quản lý, chia sẽ lợi ích, dịch vụ môi trường rừng; hỗ trợ triển khai các mô hình phát triển kinh tế hộ…Ngoài ra, Vườn cũng đang xây dựng kế hoạch liên kết với các tổ chức quốc tế và phía Khu Bảo tồn Nakai Nam Theun (nước CHDCND Lào ) nhằm trao đổi thông tin, thực hiện tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học liên biên giới và phát triển, mở rộng vùng phụ cận.

 

4.2.2 Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ

Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ là một khu bảo tồn tại tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Khu bảo tồn này nằm trên địa bàn 3 huyện 3 huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Hương Khê (tất cả đều thuộc tỉnh Hà Tĩnh) Khu bảo tồn này có tổng diện tích tự nhiên 35.159 ha, trong đó khu bảo tồn 24.801 ha, rừng phòng hộ 10.358 ha. Khu vực này có các loài thực vật quý như: táu,gõ, chò chỉ, kim giao, sến, lát hoa. Các loại động vật quý hiếm như: trĩ sao, gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi hồng tía, ngan cánh trắng, vượn, gấu, hổ, tê tê, sóc bay. Ở đây có gà lôi lam mào đen, 100 loài bò sát và lưỡng cư. Các loài thú lớn hiếm hoi do tình trạng săn bắt bừa bãi. Các hoạt động của con người ở khu vực này như chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã đe dọa đến đa dạng sinh học ở khu bảo tồn.

Ðến nay, ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ đã phát hiện được 364 loài động vật có xương sống thuộc 99 họ. Trong 47 loài thú ở đây có 18 loài (chiếm 21%) được ghi vào sách đỏ Việt Nam và thế giới. Một số loài, trong đó đặc biệt là Voi Elephans maximus, Bò tót Bos gaurus và Hổ Panthera tigris có thể đã bị tuyệt chủng hoặc số lượng quần thể của chúng đã bị suy giảm đáng kể do săn bắn. Vượn má hung Hylobates gabriellae và nhiều loài có giá trị bảo tồn, nhưng số lượng hiếm do hiện tượng săn bắn bừa bãi. Đây cũng là nơi tìm thấy quần thể của 5 loài chim có vùng phân bố hẹp, đó là Gà lôi mào đen, Gà lôi Hà Tĩnh, Trĩ sao Rheinanlia ocellata, Khướu mỏ dài Jabonilleia danjoui và Chích chạch má xám Macronous kelleyi. Rừng Kẻ Gỗ còn là xứ sở của các loại mộc lan, phong lan đẹp và quý như: Quế hương, tai tượng, tai trâu, đuôi chồn, nghinh xuân, phượng vĩ…

Tiềm năng Hồ Kẻ Gỗ được khởi công xây dựng vào ngày 26/3/1976 và hoàn thành vào ngày 26/3/1979. Nó là công trình đại thủy nông với trữ lượng 350 triệu m3 nước, tưới cho gần 17.000ha lúa, mùa, vùng đất thuộc huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thị xã Hà Tĩnh và phía Bắc huyện Kỳ Anh. Hồ Kẻ Gỗ còn là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào cho các vùng dân cư với chiều dài hơn 30km. Hồ len lỏi giữa các triền núi, như chiếc gương khổng lồ soi bóng những dãy núi, những rừng cây ngút ngàn.

Tuy nhiên không tránh khỏi cơn lốc khai thác, của nhiều người dân cạnh khu Bảo tồn thiên nhiên, hay của bọn lâm tặc, bọn săn bắn động vật hoang dã. Làm sao Kẻ Gỗ giữ được sự hào phóng của thiên nhiên với những cánh rừng nguyên sinh xanh ngắt. Vào những ngày hè nóng nực khi nhiệt độ tại trung tâm thị xã Hà Tĩnh lên tới 37 – 38 độ C, nhiệt độ bình thường xấp xỉ 30 – 32 độ C.Giữa dòng nước chảy xiết vẫn có những loài cây sinh trưởng và toả bóng mát. Mặt hồ còn được điểm trang bởi nhiều ốc đảo nhỏ, mỗi ốc đảo là một thế giới riêng huyền bí.

Từ lâu, Kẻ Gỗ đã được đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu. Hiện nay, ngành du lịch Hà Tĩnh cũng đang xúc tiến lập các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống các dịch vụ để sớm xây dựng nơi đây thành một khu du lịch sinh thái tổng hợp với nhiều loại hình giải trí như: Ðua thuyền, lướt ván, leo núi câu cá; cùng các khu thể thao như: tennis, cầu lông bóng chuyền; xây dựng vườn thú, vườn chim, vườn cây cảnh. Tin rằng một ngày không xa, khi khu du lịch sinh thái Kẻ Gỗ được xây dựng, có hệ thống giao thông thuận lợi và các loại hình du lịch hấp dẫn, tương xứng với tiềm năng để là điểm hẹn lý tưởng của du khách gần xa.

4.3 Rừng sản xuất

Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ,lâm sản,đặc sản.

Ổn định quy mô rừng sản xuất

  • Hà Tĩnh đang xem xét, điều chỉnh quy mô diện tích rừng sản xuất hợp lý cho các đơn vị như. Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh 11.632 ha, Ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Sâu 9.600 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ 5.402 ha …. Tổ chức đấu giá để cho các thành phần kinh tế thuê, nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất.
  • Ðẩy mạnh việc giao đất, khoán rừng cho các thành phần kinh tế nhằm phát huy lợi thế về đất đai và lao động của tỉnh. Từng bước nghiên cứu áp dụng hình thức cho thuê rừng, đấu giá quyền sử dụng đất, rừng, thuê cảnh quan rừng để sản xuất kinh doanh lâm sản và kinh doanh dịch vụ du lịch. Từng bước tiến tới định giá rừng để giao vốn cho các doanh nghiệp quản lý, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn.
  • Tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại của ngành lâm nghiệp do lịch sử để lại, trong đó đặc biệt là các tranh chấp về đất đai, chế độ hưởng lợi, các chồng chéo trong giao đất lâm nghiệp.
  • Đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện đang do UBND các xã quản lý cần khẩn trương xây dựng phương án giao rừng cho các hộ gia đình, trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện hoàn thành trước năm 2010. Việc giao đất cho hộ gia đình cần có quy định cụ thể nhằm lựa chọn đối tượng có khả năng đầu tư phát triển sản xuất, tránh tình trạng giao manh mún tràn lan hoặc lợi dụng việc giao đất để đầu cơ trục lợi cá nhân, đồng thời quan tâm đảm bảo cho các hộ gia đình sống chủ yếu bằng nghề rừng có đất để sản xuất.
  • Hàng năm tổ chức đánh giá tình hình sử dụng đất lâm nghiệp, đặc biệt đối với diện tích được quy hoạch cho sản xuất, nếu sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích hoặc sử dụng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì thu hồi để giao cho đối tượng khác sử dụng.
  • Hoàn thiện hồ sơ giao đất, giao rừng như làm rõ diện tích, trạng thái, giá trị từng loại rừng khi giao, khoán để làm căn cứ xác định quyền lợi, nghĩa vụ của người nhận đất, khoán rừng.
  • Ưu tiên đầu tư nguồn ngân sách cho các chương trình dự án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ khi dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Sớm xây dựng quỹ bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn để hỗ trợ vào nguồn đầu tư của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm. Khi chưa hình thành quỹ bảo vệ phát triển rừng thì sử dụng nguồn thu từ thuế tài nguyên, tiền bán lâm sản tịch thu…để đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
  • Chủ động kêu gọi các dự án liên doanh, liên kết đầu tư trồng rừng gắn với chế biến lâm sản, các dự án CDM (dự án trồng, bảo vệ rừng sạch); kêu gọi và huy động nguồn lực từ nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng vì mục đích kinh tế- xã hội và môi trường sinh thái.
  • Quan tâm đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ lâm nghiệp cấp huyện, cấp xã. Đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ khoa học chuyên ngành.
  • Tăng cường công tác khuyến lâm, xây dựng mô hình trình diễn về Lâm nghiệp trên các lĩnh vực sản xuất cây giống, trồng rừng và bảo vệ rừng …

Khai thác

  • Khai thác gỗ rừng tự nhiên toàn kỳ 5.810 ha, bình quân mỗi năm 447 ha, sản lượng 116.895 m3, bình quân mỗi năm khoảng 8 ngàn m3; từng bước giảm khai thác rừng tự nhiên.
  • Khai thác rừng trồng tập trung toàn kỳ là 83.417 ha, sản lượng 4.902.331 m3, bình quân 6.417 ha/năm, sản lượng 377.102 m3/năm.
  • Khai thác rừng trồng phân tán khoảng 2 triệu cây/năm, tương đương 1.300 ha, sản lượng 65.000 m3.
  • Khai thác Lâm sản ngoài gỗ: song, mây 49.000 tấn, bình quân 3.769 tấn/năm; nhựa thông 22.000 tấn, bình quân 1.692 tấn/năm; mủ cao su 72.000 tấn, bình quân 5.538 tấn/năm; tre nứa 10 triệu cây/năm.
  • Ưu tiên sử dụng gỗ và các lâm sản từ gỗ khai thác được cho các cơ sở chế biến trong tỉnh.

Chế biến lâm sản

  • Bình quân mỗi năm khoảng 8 ngàn m3 gỗ rừng tự nhiên và 442.102 m3 gỗ rừng trồng. Định hướng quy hoạch các nhà máy chế biến như­ sau:
  • Chế biến gỗ dăm (keo, bạch đàn, phi lao): ngoài các nhà máy băm dăm xuất khẩu hiện có, không đầu tư xây dựng thêm nhà máy băm dăm ở địa bàn Hà Tĩnh.
  • Chế biến đồ mộc xuất khẩu: đầu tư mở rộng các nhà máy hiện có.
  • Bố trí đầu tư nhà máy sản xuất ván sàn gỗ cao cấp MDF tại khu công nghiệp Vũng Áng công suất 50.000m3/năm; nhà máy ván ép, ván ghép thanh tại Hương Sơn, công suất 7.000m3/năm; nhà máy ván ép, ván ghép thanh tại Kỳ Anh, công suất 7.000m3/năm; nhà máy chế biến đồ gỗ nội thất, đồ gỗ văn phòng từ nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu rừng trồng tại khu công nghiệp Vũng Áng công suất 10.000m3/năm; nhà máy ván ép, ván ghép thanh tại Nghi Xuân, công suất 7.000m3/năm.
  1. Nguyên nhân dẫn đến mất rừng.
    • Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
    • Khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép
    • Cháy rừng
    • Sức ép dân số
    • Nghèo đói
    • Hậu qủa của cuộc chiến tranh để lại
    • Hiệu lực pháp luật và chính sách
    • Phòng trừ sinh vật hại rừng

Đi vào tìm hiểu 8 nguyên nhân trên chúng ta có thể nhìn nhận được suy thoái rừng ở Hà Tĩnh  đang là vấn đề đáng lo ngại.

 

5.1. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất:

  • Chuyển đổi mục đích sử dụng đất chính là sự mở rộng đất nông nghiệp, đất sản xuất, là mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng cách lấn sâu vào đất rừng, là nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái tài nguyên rừng, suy thoái đa dạng sinh học. Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm là hậu quả làm suy thoái rừng. Do chưa hiểu hết giá trị nhiều mặt của hệ sinh thái rừng ngập mặn, hoặc do những lợi ích kinh tế trước mắt, đặc biệt là nguồn lợi từ tôm nuôi xuất khẩu nên rừng ngập mặn Hà Tĩnh đã bị suy thoái nghiêm trọng. Hậu quả của việc phá rừng ngập mặn lấy đất nuôi tôm một cách bừa bãi như hiện nay là huỷ hoại môi trường, làm suy giảm mức sống của nhiều người dân nghèo ven biển, ảnh hưởng xấu đến chủ trương xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững của Chính phủ.Các cơ quan quản lý ở Trung ương và địa phương chưa đánh giá đúng vai trò to lớn của hệ sinh thái rừng ngập mặn; buông lỏng quản lý trong việc sử dụng tài nguyên vùng ven biển có rừng ngập mặn; không kiên quyết xử lý việc phá rừng để nuôi tôm. Nhiều địa phương (xã Phù Lưu, xã Thạch Châu – huyện Lộc Hà; xã Tùng Lộc, xã Tiến Lộc, thị trấn Nghèn – huyện Can Lộc… ) chỉ chú trọng đến lợi ích trước mắt là nuôi tôm để phát triển kinh tế mà chưa tính đến hậu quả lâu dài do thiên tai và suy giảm tài nguyên khi không còn rừng, nên rừng bị tàn phá khắp nơi. Phần lớn các dự án nuôi tôm không thực hiện việc đánh giá tác động môi trường mà hình như các cơ quan hữu quan cũng không lưu ý nhắc nhở thực hiện luật pháp. Sở lâm nghiệp cũng chưa quan tâm đến việc tuyên truyền giáo dục về lợi ích lâu dài của rừng ngập mặn nên việc đấu tranh để bảo vệ rừng của cộng đồng còn yếu.
  • Dự án “Trồng rừng ngập mặn – Giảm thiểu rủi ro thảm họa”do Hội chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được triển khai từ năm 1994 đến nay để trồng rừng ngập mặn. Trong đó, Hà Tĩnh là 1 trong 10 địa phương của cả nước triển khai một phần dự án này.
  •  
  • (Ảnh minh họa: ThienNhien.Net)
  • Từ đó đến nay, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trồng được khoảng 1.000 ha rừng ngập mặn. Tuy nhiên, theo ông Lê Tập, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh đang ngày càng bị thu hẹp, hiện toàn tỉnh chỉ còn khoảng 500 ha. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do con người tàn phá, cộng với tình trạng cây bị sâu bọ, hàu, hà ăn gốc. Ngoài ra, do thổ nhưỡng Hà Tĩnh không phù hợp với một số loại cây trồng. Ở một số xã thuộc huyện Lộc Hà và Thạch Hà, số diện tích rừng ngập mặn bị chết còn do nguyên nhân ngọt hóa sông Nghèn.
  • Ông Lê Tập, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Chúng tôi đang cùng với Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản, trong giai đoạn 2011- 2015 thành lập các đội quản lý bảo vệ rừng, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ chủ chốt các cấp xã, vùng dự án ven sông, ven biển, nơi trọng điểm thiên tai. Hiện chúng tôi cần có nguồn vốn tài trợ để chi cho dân bảo vệ rừng để những cánh rừng khỏi bị tàn phá, tiếp tục đưa những hoạt động trồng rừng ngập mặn vào những nơi có thể trồng được và được nhà nước, địa phương đưa vào danh mục bảo vệ và phục hồi những cánh rừng ngập mặn”.
  • Vì mất nguồn sinh sống, một số người có thể biết là sai nhưng vẫn phải làm để nuôi gia đình, đó là dùng lưới mắt nhỏ, đăng bắt hết tôm tép hoặc dùng chất nổ, xung điện để huỷ diệt nguồn lợi.
  • Ngoài khai phá rừng để làm đầm tôm người dân còn phá rừng để trồng cao su ( huyện Đức Thọ, núi Trùng Bát – huyện Hương Khê ). Mặt khác, do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành thuỷ sản và lâm nghiệp nên không những mất rừng, mà sự cân bằng sinh thái suy giảm và cuộc sống của cộng đồng ven biển bị xáo trộn. Có thể khẳng định, việc nuôi tôm và trồng cao su không có quy hoạch là mối đe doạ lớn nhất đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn và làm giảm diện tích rừng.

5.2. Khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép:

  • Khai thác nguồn lâm sản đang là tình trạng đáng lo ngại hiện nay đối với tài nguyên rừng Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng. Đây là

nguyên nhân quan trọng trực tiếp dẫn đến rừng bị suy thoái một cách nghiêm trọng làm cho sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên, sự phong phú về các loài sinh vật, độ che phủ và chất lượng rừng bị giảm sút gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật và cây trồng trên toàn cầu. Khai thác rừng là hành động do chính con người tạo ra là phần lớn, vì rất nhiều mục đích khác nhau mà con người đã sử dụng dưới nhiều hình thức để tác động và tàn phá tài nguyên rừng. Với các mục đích khác nhau cho nên hoạt động khai thác nguồn lâm sản ở đây được chia thành 3 hoạt động: khai thác gỗ, khai thác củi, khai thác lâm sản ngoài gỗ.

Khai thác gỗ: Ngày nay, khi giá gỗ tăng cao, con người đãkhông ngừng tiến hành khai thác các loài nhóm gỗ trên theo các mục đích củamình.

  • Họ khai phá để phục vụ cho các công trình xây dựng như làm giàn giáo, cốppha. Đối với loài gỗ bền chắc thì họ khai thác để xây dựng nhà ở, làm đồ gia dụng ( bàn, ghế, tủ, giường, cánh cửa… ), đối với loài gỗ quý hiếm thì họ khai thác nhằm để bán và xuất khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xa xỉ của con người. Việc khai thác các loài gỗ quý hiếm để phục vụ mục đích kinh doanh xuất khẩu hiện nay đang là một nguồn lợi tức đáng kể cho một tỉnh có trữ lượng tương đối nhiều gỗ quý như Hà Tĩnh ( ví dụ :vụ án 400 cây trong diện tích 50ha rừng pơ-mu đặc dụng tại hai tiểu khu 198 và 204 của Vườn quốc gia Vũ Quang bị lâm tặc đốn hạ, trong khoảng thời gian từ tháng 10-2012 đến tháng 2-2013 trên địa bàn xã Hương Quang, huyện Vũ Quang và xã Hòa Hải, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Với tốc độ đáng lo ngại nạn khai thác rừng chủ yếu diễn ra ở các khu rừng nhiệt đới đang dần đưa đến nguy cơ mất rừng. Như rừng ở vườn quốc Vũ Quang ( rộng 52.882 ha ), khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ ( rộng 21.759 ha ), là khu thuộc rừng đặc dụng lớn nhất tỉnh hiện nay cũng đang bị khai phá nghiêm trọng cũng với tốc độ khai phá này thì chỉ trong vài mươi năm nữa thì khu rừng sẽ bị huỷ diệt hoàn toàn.

Khai thác củi : Đối với các loại gỗ ngoài giá trị xây dựng công trình, xây dựng nhà ở, phục vụ kinh doanh xuất khẩu thì những loại thực vật kém giá trị khác lại được con người khai thác với mục đích là làm củi đốt. Nhiều huyện ở vùng miền núi và nông thôn chiếm một phần dân số đông so với toàn tỉnh như: huyện Vũ Quang, huyện Cẩm Xuyên, huyện Can Lộc…, đã theo thói quen trong sinh hoạt họ chỉ dùng củi để làm nguyên liệu đốt và dùng với lượng củi khá cao. Những hộ gia đình nghèo không có đất sản xuất, vốn đầu tư đã vào rừng khai thác củi bán đều có thêm thu nhập. Với dân số của tỉnh là 1.300.800 người (năm 2005) hiện nay, thì nhu cầu về lượng củi đốt như hiện nay cũng tăng theo. Đây là vấn đề đáng lo ngại cho việc tàn phá rừng tiếp tục tiếp diễn.

Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Ngoài khai thác gỗ quý hiếm và khai thác củi thì khai thác lâm sản ngoài gỗ cũng là một sự tàn phá đến tài nguyên rừng.

  • Đây có thể xem là nguyên nhân tác động làm suy kiệt tài nguyên rừng nhanh nhất. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm các loài động vật quý, động vật hoang dã… và các loại thực vật mà cho các sản phẩm ngoài gỗ như: song, mây, tre, nứa, lá các loại cây thuốc, dầu… Tất cả các loài trên có thể được sử dụng trong gia đình, bán và xuất khẩu cho nên tình trạng khai thác, buôn bán trái phép, xuất khẩu các loài động vật thực vật đang được diễn ra mạnh mẽ. Giá trị xuất khẩu cao của các loài nói trên cùng với sự kém hiểu biết, hám lợi nhuận đã thúc đẩy con người tìm cách săn bắt chúng ở khắp mọi nơi. Cùng xuất phát từ sự nghèo đói mà người dân đổ xô vào rừng khai thác các nguồn lâm sản ngoài gỗ. Chỉ vì khai thác quá mức để bán ra các tỉnh và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất đũa, chiếu và làn giàn giáo cho các công trình xây dựng mà dẫn đến suy thoái các rừng luồng nghiêm trọng. Và đang còn rất nhiều hoạt động khai thác các loài động vật thực vật khác theo từng mục đích riêng ảnh hưởng tới môi trường. Các hoạt động khai phá trái phép này kéo dài âm ỉ, liên tục, tốc độ của sự phục hồi rừng không kịp với tốc độ phá rứng cho nên rừng đang bị suy thoái. Cần có các biện pháp tích cực để ngăn chặn và làm giảm các hoạt động trái phép này.

5.3. Cháy rừng

  • Cháy rừng cũng là một nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tài nguyên rừng một cách rất nhanh gây ảnh hưởng tới các hoạt động sống của sinh vật trên một diện tích rộng lớn và gây ra hậu quả xấu như xói mòn, lũ lụt, hạn hán đến cuộc sống con người. Ngày nay cháy rừng cũng do nhiều nguyên nhân gây ra, chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân như: hiện tượng elnino gây ra, do các hoạt động khai thác của con người như đốt lửa tìm mật ong, tìm mật gấu hay đốt hương tìm mộ liệt sĩ trong chiến tranh, do hoạt động đốt nưong làm rẫy của người dân tộc miền núi… những nguyên nhân này đều có thể khiến rừng bị cháy. Và hầu hết các diện tích rừng bị cháy đều nằm trong những vùng nhạy cảm như rừng đầu nguồn (huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang ), đất dốc (núi Hồng Lĩnh thuộc huyên Can Lộc, huyện Lộc Hà và thị xã Hồng Lĩnh ), vùng sinh thái đất ngập nước, rừng tràm, vùng rừng dễ gây lũ quét, xói lở, đất dễ bị khô hạn và thoái hoá. Cháy rừng sẽ nhanh chóng lan ra trên một diện tích rộng lớn và rất khó dập tắt cho nên thiệt hại cũng rất nghiêm trọng. Sự phục hồi và tái tạo lại rừng trong điều kiện này là rất chậm vì thế mà tài nguyên rừng đang cạn kiệt dần đi.

5.4. Sức ép dân số

  • Tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái môi trường. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu trong sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Sự gia tăng về mật độ dân đã dẫn đến nạn phá rừng và sự suy thoái nghiêm trọng về các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Khi chưa có sự xuất hiện của con người, rừng che phủ hầu hết đất đai của các lục địa, trong lịch sử phát triển của loài người vào thời kì đồ đá cũ, con người sống hoàn toàn phụ thuộc vào rừng bằng các hoạt động săn bắt và hái lượm, các hoạt động này không gây thiệt hại gì cho rừng. Đến khi con người bắt đầu biết chăn nuôi và trồng trọt thì con người có những hoạt động tác hại đến rừng, mặc dù các tác động này có phần nào hạn chế sự phát triển của rừng nhưng cũng chưa đáng kể lắm. Từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên trở về sau thì rừng mới thực sự bị con người tấn công khai phá. Sự tấn công khai phá rừng ngày càng được thấy rõ nét hơn, khi dân số đông dần lên, nông nghiệp ngày càng mở rộng đồng thời nghề luyện kim xuất hiện. Con người đốt rừng để trồng tỉa, lấy gỗ để làm nhiên liệu, đồ gỗ làm thuyền làm bè… Cứ như thế rừng bị thu hẹp dần. Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp, đời sống của con người dần được nâng lên, nhu cầu trong đời sống của họ cũng dần tăng cùng theo đó. Và dần dần, dân cư ngày càng tập trung ở các đô thị để dễ dàng trao đổi buôn bán… thoã mãn nhu cầu của họ, gây nên tình trạng mất cân đối giữa dân cư ở nông thôn và thành thị. Người dân ồ ạt ra thành thị kiếm sống dẫn đến tình trạng đô thị hoá, đòi hoỉ nền kinh tế ở khu vực này phải phát triển tương đồng để đáp ứng đầy đủ việc làm cho người dân. Và khi nhu cầu con người trong tất cả các lĩnh vực tăng cao, nhu cầu việc làm cũng tăng thì các nhà máy, xí nghiệp, các công ty, cơ sở chế biến… bắt đầu được hình thành. Nhưng diện tích đất thành thị chỉ chiếm một phần rất nhỏ cho nên tất cả các hoạt động tiêu dùng và sản xuất, khai thác chế biến không thể diễn ra ở đây, chẳng hạn như xây dựng nhà máy xi măng, nhà máy gạch, các nhà máy chế biến nguyên liệu mía, sắn… thì không thể xây dựng trong địa bàn thành thị vì lí do đảm bảo đầu vào nguyên liệu dễ dàng, đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm ở thành thị thì buộc họ phải chuyển đến một nơi cách xa thành thị, cách xa nơi sinh sống, chuyển đến một địa bàn nào đó để xây dựng cở sở sản xuất cho mình. Và dần họ lấn chiếm vào rừng, nơi có diện tích khá rộng và tiến hành khai thác tàn phá rừng để xây dựng các nhà máy xí nghiệp. Và tại các vùng nông thôn thì dân số tăng thì buộc người dân phải mở rộng diện tích đất canh tác để sản xuất đủ lương thực đảm bảo cho cuộc sống. Điều tất nhiên là người dân không thể mở rộng diện tích đất sản xuất xuống các vùng đô thị, diện tích đất đồng bằng chiếm phần rất ít thì buộc họ phải tiến sâu vào rừng, bất đầu chặt phá rừng để lấy đất tiến hành sản xuất. Ban đầu chỉ khai thác một phần diện tích nhỏ và sau một thời gian dài, ngoài nhu cầu mở rộng đất canh tác mà nhu cầu về nhà ở của con người cũng tăng lên. Do nền kinh tế phat triển, giá cả đất tại các đô thị rất cao nhưng người dân họ không đủ khả năng để mua nhà tại các vùng đồng bằng và đương nhiên họ sẽ chuyển lên địa bàn mà nơi họ có khả năng mua nhà ở và rừng được xem là địa bàn sinh sống tiềm năng. Khi dân số tăng nhanh không những nhu cầu về việc làm, nhà ở tăng mà bên cạnh đó nhu cầu giả trí ăn uống du lịch… của con người cũng tăng nhiều hơn khi đời sống người dân được nâng lên họ muốn được ăn những thứ ngon, những thứ lạ, dùng những sản phẩm độc đào từ thên nhiên, muốn có nguồn vật liệu xây dựng như sản phẩm từ gỗ quý hiếm như: giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), gụ (Sindora siamensis), sao đen (Hopea odaratu). Có cầu ắt sẽ có cung và con người lại tiếp tục vào rừng tìm kiềm các loài động thực vật quý hiếm để săn bắt, khai thác với mục đích bán cái trên thị trường cần để có thêm thu nhập. Tài nguyên rừng thì có hạn mà nhu cầu con người thì ngày càng tăng và chỉ trong một thời gian ngắn các loài động vật, thực vật quý hiếm đã bị khai thác cạn kiệt, thậm chí có nguy cở bị tiêu diệt làm cho số lượng và chủng loài sinh vật ngày càng giảm đi. Vậy có thể nói sức ép dân số cũng tác động mãnh mẽ đến sự suy thoái tài nguyên rừng, con người cần có sự khai thác hợp lý có kế hoạch để hạn chế tình trạng kahi thác rừng bừa bài làm giảm tài nguyên rừng một cách đáng kể.

5.5. Nghèo đói

  • Suy thoái môi trường có nhiều nguyên nhân trong đó một phần là do sự đói nghèo tác động nên. Đói nghèo luôn đi đôi với sự khan hiếm tài nguyên sản xuất đã dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức làm tăng sự khan hiếm và suy thoái. Với khoảng 70% dân cư sống ở nông thôn, Hà Tĩnh là một tỉnh đang phát triển dựa vào nông nghiệp phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Đất nông nghiệp ở nhiều nơi thiếu nghiêm trọng và nhiều người phải sống dựa vào rừng, đời sống rất thấp khoảng 50% gia đình thuộc vào diện đói nghèo. Vì thiếu ruộng, thiếu vốn đầu tư những người nghèo đói thường phải đến sinh sống tạo những nơi có điều kiện không thuận lợi mà cần ít vốn đầu tư phải bóc lột đất và tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống làm cho các loại tài nguyên nay dần bị suy thoái nhanh chóng. Nhưng cũng phải chứng tỏ một điều là: nghèo đói không đồng nghĩa với việc được tàn phá rừng như hoạt động khai thác gỗ, củi, đặc sản rừng… để đem đi bán. Nhưng vì nghèo, không có đất sản xuất, không có vốn đầu tư, buộc họ phải tàn phá để nuôi sống bản thân và gia đình họ, có thể số củi, gỗ mà họ khai thác được chỉ bán ra với giá là 50.000 đồng nhưng số tiền đó lại nuôi được gia đình họ trong một tuần, nếu thu nhập một người/ ngày mà thấp hơn 15.000 thì được xét là hộ nghèo thì những hộ gia đình đó lại có cuộc sống khó khăn hơn. Các hoạt động khai phá của họ cũng một phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho những người giàu có, phục vụ mục đích kinh doanh cho những con người có tiền bạc. Tuy hoạt động ấy mang tính nhỏ lẻ, manh múm, không ồ ạt nhưng lại được lặp đi lặp lại trong một thời gian khá dài nên rất khó quản lý và gây nên tình trạng cạn kiệt dần của tài nguyên rừng. Khi rừng ngày càng giảm về số lượng cây trồng, vật nuôi hay diện tích rưùng bị thu hẹp đã dẫn đến hiện tượng hạn hán lũ lụt, khả năng ngăn chặn xói mòn đất là rất kém. Cho nên mỗi lần thiên tai ập đến lại chính những người nghèo tiếp tục gánh chịu tổn thất nặng nề hơn do phải sống gần rừng. Vốn dĩ họ đã nghèo nay lại càng nghèo hơn, sự nghèo đói luôn xây quanh cuộc sống của họ, dường như họ khó có thể thoát ra được cuộc sống tiếp tục phá rừng lấy gỗ,củi, đặc sản rừng bán để có thu nhập. Vì mục đích là có thu nhập nuôi sống gia đình mình mà các hộ dân nghèo đói đang dần dần làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vậy cần có các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho hộ nghèo đói như các chương trình phát triển ngành nghệ phụ… để giảm bớt hiện tượng khai thác rừng.

5.6. Hậu quả của cuộc chiến tranh hoá học để lại:

  • Cuộc chiến tranh hoá học chính là những cuộc chiến tranh bằng chất độc da cam/đioxin mà quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng và rải lên đất nước Việt Nam trong các cuộc chiến tranh và Hà Tĩnh cũng phải hứng chịu hậu quả nặng nề đó. Với số lượng rất lớn chất độc hoá học đã rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong một quãng thời gian dài với nồng đọ cao, chúng ngấm và dần phân huỷ trong đất, không những đã làm chết cây cối mà còn gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài và làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên. Những hậu quả tức thời và lâu dài của chất độc hoá học đối với tài nguyên và môi trường rừng là rất rõ ràng. Trong quá trình bị tác động, hàng trăm loài cây đã bị trút lá, đáng quan tâm nhất là những cây gỗ lớn thuộc tầng nhô và tầng ưu thế sinh thái thuộc họ dầu ( Dipterocarpaceae), họ đậu ( Fabaceae). Nhiều loài cây gỗ quý hiếm như giáng hương ( Pterocarpus macrocarpus), gụ ( Sindora siamensis), sao đen ( Hopea odorata)… và một số cây họ dầu thuộc tầng cao trong rừng đã bị chết dẫn đến khan hiếm nguồn hạt giống của một số loài cây quý. Tán rừng bị phá vỡ, môi trường rừng bị thay đổi nhanh chóng, những loài cây của rừng thứ sinh như tre, nứa, các loài cây gỗ ưa ánh sáng mọc nhanh, kém giá trị kinh tế thì chúng xuất hiện và lấn át cây gỗ bản địa. Nhiều khu rừng đã bị phá huỷ nặng nề do quy mô phá hoại rộng lớn và lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong nhiều năm, kèm theo với các tác động khác của bom đạn… Hậu quả là cây rừng bị chết đi, các loài cây cỏ dại như cỏ Mỹ ( Pennisetum polystachyon), cỏ tranh (Imperate cylindrica), lau lách xâm lấn và đến nay rừng vẫn chưa được phục hồi. Ngoài ra, chất độc hoá học rải lên rừng còn gây thiệt hại nhiều cho các loại tài nguyên khác ngoài gỗ chưa được tính đến như dầu nhựa, cây thuốc, song mây và các loài động vật rừng. Và hậu quả của cuộc chiến tranh hoá học của Mỹ rải xuống còn dẫn đến nhiều thiệt hại khác về môi trường và tính đa dnạg sinh học làm cho quá trình trút lá ồ ạt đã dẫn đến hiện tượng ứ đọng dinh dưỡng và có 10-15 triệ hố bom chiếm khoảng 1% diện tích rừng Nam Việt Nam làm cho lớp đất mặt bị đảo lộn và thúc đẩy quá trình rửa trôi đất. Hậu quả trên cản trở trực tiếp đến diễn thế phục hồi rừng và tác động xấu đến rừng phòng hộ đầu nguồn. Tuy những năm gần đây, cây rừng cũng đã được chăm sóc, được đầu tư phát triển thêm nhưng chất lượng và số lượng vẫn không được cao. Qua phân tích trên chúng ta thấy rằng hậu quả mà cuộc chiến tranh hoá học để lại là giảm diện tích rừng, làm cho tài nguyên rừng Hà Tĩnh bị tổn thương rất nặng nề. Mặc dù, đã trải qua trên 30 năm nhưng vết thương đó vẫn chưa lành, diện tích rừng thì có nhiều biến đổi theo xu hướng suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chiến tranh hoá học của Mỹ đã để lại một hậu quả tàn khốc lên tài nguyên rừng Việt Nam cũng như tại Hà Tĩnh.
  • Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút nghiêm trọng về diện tích là do khai hoang trong chiến tranh, do tập quán sống, do cháy rừng, do sự khai phá bừa bãi lấy gỗ lấy đất canh tác…, nguồn tài nguyên động- thực vật đa dạng của rừng Hà Tĩnh cũng bị giảm sút nghiêm trọng là do sự săn bắt thú bừa bãi để lấy lông, da, thịt, sừng và các sản phẩm khác để làm thuốc, còn do việc buôn lậu thú quý hiếm ra nước ngoài… Trong 4 thập kỷ qua theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài chim đã bị tuyệt chủng và 120 loài thú đã bị diệt vong. Tất cả hậu quả trên đều do con người trực tiếp gây ra. Và qua phân tích ở trên chúng ta thấy cả 6 nguyên nhân đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, cùng tác động và chi phối lẫn nhau, đều tác động trực tiếp làm ảnh hưởng tài nguyên rừng, làm suy thoái tài nguyên rừng rất nhanh. Vấn đề đặt ra cho các ban ngành kiểm lâm cần có những chính sách tác động để bảo vệ tài nguyên rừng, có sự kiểm soát chặt chẽ với những hành động khai thác trộm bừa bãi các động thực vật quý hiếm. Cần tuyên truyền cho người dân biết tác hại của vấn đề tàn phá rừng để tăng ý thức bảo vệ cộng đồng làm cho rừng Hà Tĩnh ngày càng đa dạng hơn về chủng loại và số lượng..

5.7. Hiệu lực pháp luật và chính sách

  • Hiệu lực thi hành pháp luật trong cộng đồng và cán bộ địa phương còn hạn chế, hành lang pháp lý chưa đủ mạnh. Các vụ vượt quá thẩm quyền chuyển cấp trên thời gian xử còn kéo dài chưa có tác dụng giáo dục cho cộng đồng. Chính sách đãi ngộ, quan tâm của Nhà nước đối với lực lượng kiểm lâm chưa thỏa đáng. Kiểm lâm thường xuyên bị đe dọa bởi những đối tượng có hành vi khai thác trộm lâm sản. Họ chưa yên tâm với công tác. Hiện biên chế kiểm lâm còn thiếu nhiều (theo quy định với diện tích 115.545ha, biên chế cần là 231 người, nhưng tới năm 2008 mới chỉ có 72 người o Yok Don). Đây là một khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng Vườn quốc gia . Việc nâng cao năng lực kỹ năng về bảo tồn đa dạng sinh học và thực thi pháp luật cho kiểm lâm chưa ngang tầm nhiệm vụ.

5.8 Phòng trừ sinh vật hại rừng

  • Những năm qua, trên diện tích rừng cả nước chưa xảy ra dịch bệnh mất rừng với quy mô lớn nhưng ở tại Hà Tĩnh có xảy ra hiện tượng dịch sâu róm hại rừng trồng các loại cây thông, có năm diện tích rừng bị nhiễm dịch lên đến hàng chục thậm chí hàng trăm héc ta, đã ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất nhựa. Sở lâm nghiệp đã sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật phòng trừ như: phun thuốc sâu, biện pháp sinh học… Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật về phòng trừ sinh vật hại rừng còn rất hạn chế, chủ yếu mới thực hiện các giải pháp ứng phó khi dịch xảy ra, các biện pháp phòng sinh vật hại rừng chư được quan tâm đúng mức, do vậy sẽ rất lung túng nếu dịch xảy ra trên quy mô lớn. Theo quy hiện hành của pháp luật, công tác quản lý về phòng trừ sinh vật hại rừng được giao cho hệ thống cơ quan bảo vệ thực vật, Tuy nhiên các cơ quan này mới chỉ chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ cây trồng nông nghiệp, chưa có đầy đủ năng lực để thực hiện các biện pháp phòng trừ sinh vật hại rừng.
  1. Tác động của suy giảm tài nguyên rừng đến tự nhiên – môi trường sống.

6.1 Ảnh hưởng với môi trường tự nhiên:

  • Sự suy giảm tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào đối với tự nhiên và môi trường?
    • Đối với tự nhiên:
  • Đối với tài nguyên nước: mất rừng gây biến động thủy chế sông ngòi, giảm sự điều hòa của dòng chảy, dẫn đến lũ lụt khô hạn, làm tăng quá trình bốc hơi giảm lượng nước ngầm.
  • Đối với tài nguyên đất: Làm tăng qúa trình xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa mạnh mẽ làm tăng diện tích đất bị thoái hóa.
  • Đối với tài nguyên sinh vật: Mất rừng làm suy giảm tính đa dạng sinh học, số lượng loài động thực vật bị tuyệt chủng ngày càng tăng
    • Đối với môi trường:
  • Đối với môi trường không khí: Rừng bị chặt phá làm tăng lượng CO2, tăng nhiệt độ không khí, thủng tầng Ôzôn, ô nhiểm khí quyển.
  • Đối với sinh thái: nhiệt độ không khí tăng làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần thể của nhiều hệ sinh thái, ranh giới các hệ sinh thái có xu hướng chuyển dich lên cao hơn. Nhiệt độ tăng làm tăng khă năng cháy rừng.

6.2. Ảnh hưởng của suy giảm tài nguyên rừng đến môi trường sống.

  • Suy giảm tài nguyên rừng gây thiên tai ở nhiều nơi
  • Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và chịu tác động trực tiếp của ổ bão châu Á -Thái Bình Dương – một trong 5 ổ bão lớn của thế giới, Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai. Nước ta còn nằm trong số 10 nước hàng đầu về tần suất bị thiên tai trên thế giới, với những loại thiên tai phổ biến là bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán.
  • Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, 10 năm gần đây, bình quân mỗi năm, có khoảng 750 người chết và mất tích do thiên tai, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP. Theo các chuyên gia về môi trường, Việt Nam sẽ tiếp tục phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai trong tương lai với tần suất nhiều hơn, cường độ mạnh hơn do chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu – tác động của suy giảm tài nguyên rừng.
  • Ảnh hưởng của nạn phá rừng đối với lũ lụt đã và đang được tranh luận trên khắp thế giới. Các cuộc nghiên cứu và điều tra ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới đã chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá nhiều mưa xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi, và việc phá rừng có thể ảnh hưởng quan trọng đối với lũ lụt trong các lưu vực hạn hẹp như ở miền Trung. Cây cối có khả năng giữ nước cũng như giảm thiểu việc đất đai sạt lở. Lượng nước lũ ở một vùng có nhiều cây cối sẽ ít hơn lượng nước lũ từ một vùng trơ trọi. Vì thế nạn phá rừng có thể gia tăng mực nước ở các vùng hạ lưu.
    • Khi rừng bị suy thoái thì xảy ra nạn ô nhiễm môi sinh, nạn trái đất ấm dần lên, nạn đói kém, lụt lội, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại tài sản .v.v.
  • Người ta ước tính, nạn phá rừng khiến mỗi năm thế giới thiệt mất một số tiền lên tới 45 tỷ Mỹ Kim. Tuy số tiền vừa đề cập là một số tiền vô cùng lớn lao; thế nhưng những chính sách hay hành động có tính thiển cận, tạo ra vô vàn thiệt hại khác mà thiệt hại có’ tầm mức nghiêm trọng nhất lại là thiệt hại về tính đa dạng sinh tháị.Như ta đã biết rừng nhiệt đới giữ một vai trò đặc biệt trong việc bảo tồn tính đa dạng sinh tháị Đây là nơi ở của tới 70% chủng loại cây cối và muông thú của trái đất; đồng thời cũng là nơi chứa tới hơn 13 triệu chủng loại khác nhaụ Rừng nhiệt đới chứa tới 70% loại cây co ‘ống mạch, 30% tất cả các loài chim và 90% loài động vật không xương sống. Đăỳc biệt rừng nhiệt đới còn là nơi sinh sống của những loài động vật độc đáo nổi tiếng như các loài linh trưởng như đười ươi, vượn; các giống thuộc họ miêu, tức mèo như sư tử, cọp, beo, v.v. Riêng trong lĩnh vực chủng loại thảo mộc mà thôi, rừng nhiệt đới cũng cực kỳ đa dạng và mỗi mẫu rừng chứa tới hơn 200 chủng loại khác nhaụ Việc phá hoại rừng khiến hàng nghìn chủng loại cây cối và thú vật bị tuyệt chủng. Số lượng chính xác bị tuyệt chủng là bao nhiêu thì người ta quả không rõ; thế nhưng có người đoán mỗi năm khoảng 50.000 chủng loại khác nhau bị tuyệt chủng.
  • Tiên đoán là trong thế kỷ 21 này, cứ mỗi một thập niên, trái đất trái đất ấm dần lên độ 0,3 độ C. Lý do là vì số lượng carbon dioxide hiện diện trong bầu khí quyển gia tăng; và kể từ 150 năm qua, số này đã tăng tới 25%; và mặc dù chỉ chiếm có 1/20 của một phần trăm khí quyển địa cầu, carbon dioxide có khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ rất cao.
    • Mất rừng ngập mặn sẽ đẩy mạnh sự xâm nhập nước mặn vào đất liền, thúc đẩy quá trình xói lở, gây ô nhiễm đất và nguồn nước
  • Trong vòng 50 năm qua, Việt Nam đã mất đi hoặc suy giảm chất lượng hơn 80% diện tích rừng ngập mặn. Đặc biệt giai đoạn từ 1995 trở lại đây, rừng ngập mặn đã bị tàn phá với tốc độ nhanh khủng khiếp để phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tại nhiều địa phương, nuôi tôm đã từng được coi là một nghề siêu lợi nhuận, dẫn đến phong trào nơi nơi, nhà nhà đầu tư vào ngành này một cách tự phát, làm chết hoặc chủ động phá đi hàng trăm ngàn ha rừng ngập mặn, bất chấp những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và những biến cố, thảm họa tự nhiên có thể xảy ra. Phong trào này đồng thời kéo theo hàng loạt các vấn đề kinh tế xã hội phức tạp khác. Thực trạng này đã diễn ra ở nhiều tỉnh duyên hải, đặc biệt thấy rõ ở một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu… Điều đó, một mặt phản ánh sự thiếu hiểu biết và thái độ bất chấp của người dân, mặt khác cho thấy sự yếu kém trong vấn đề quản lý, quy hoạch của chính quyền địa phương đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương.
  • Sau hơn 10 năm thực hiện “công cuộc tàn phá rừng ngập mặn”, giờ đây không ai khác mà chính người dân địa phương ở những nơi này đang phải chứng kiến và gánh chịu hậu quả về sinh thái và kinh tế xã hội.
  • Việc phá rừng ngập mặn làm đìa tôm trước mắt có thể đem lại lợi nhuận hàng trăm tỉ đồng mỗi năm, nhưng hậu quả thì khôn lường. Một thực tế là ở những nơi rừng ngập mặn bị tàn phá, lượng mưa giảm rõ rệt, không khí nóng bức hơn, bầu không khí bị ô nhiễm do lượng khí CO2 tăng.
  • Phá rừng nuôi tôm đã trở thành chuyện phổ biến

EMôi trường đất: Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người.Hiện nay đất đang bị suy thoái do các hoạt động sống của con người đặc biệt là hoạt động khai thác rừng bừa bãi,đốt rừng làm nương rẫy,…Chính những hoạt động này đã làm mất thảm thực vật bảo vệ đất khỏi xói mòn,rửa trôi, ngoài ra suy giảm tài nguyên rừng còn làm giảm độ ẩm, độ phì của đất… làm tăng diện tích đất bị thoái hóa. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.

 

]Qua đây ta thấy suy giảm tài nguyên rừng là nguyên nhân gây suy thoái đất.

EMôi trường nước: Rừng không chỉ có khả năng hấp thụ CO2 mà rừng góp phần giữ ổn định nguồn cấp nước, giảm thiểu nguy cơ hạn hán cũng như lũ lụt. Rừng còn giúp cân bằng dòng chảy cố định cho các hệ sinh thái và các trung tâm đô thị.Bởi vậy,suy giảm rừng gây biến động thủy chế sông ngòi, giảm sự điều hòa của dòng chảy,làm tăng quá trình bốc hơi giảm lượng nước ngầm,dẫn đến lũ lụt khô hạn. Hiện nay,nước ta  đang diễn ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô đặc biệt là ở các tỉnh ở Tây Nguyên và lũ lụt trong suốt mùa mưa.

 

]Hiện tượng này một phần do suy giảm rừng và tác động của biến đổi khí hậu.

EMôi trường không khí: Rừng là ‘ lá phổi xanh”,có khả năng hấp thụ CO2 tạo khí O2 thông qua quá trình quang hợp.Rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ,độ ẩm không khí,thành phần khí quyển và có ý nghĩa điều hòa khí hậu.

  • Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt (đi lại bằng xe cơ giới,..) chúng ta thải ra môi trường không khí hàng tấn bụi,khí,sol khí…những khí thải này sẽ bay lơ lững và nếu như không có những hàng cây để chúng bám vào thì ô nhiễm không khí là không tránh được.

Mức độ ô nhiễm không khí ở nước ta do bụi là rất trầm trọng, vượt chỉ số tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, trong đó có những khu vực gấp từ 3 – 4.

  • Bên cạnh đó suy giảm rừng sẽ làm tăng lượng CO2 ,tăng nhiệt độ…hiệu ứng nhà kính tăng.Bởi vậy,không riêng gì nước ta mà toàn thế giới đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
  • Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trong thế kỷ XXI, những ảnh hưởng này còn trầm trọng và khốc liệt hơn nữa. Theo ủy ban liên chính phủ về BĐKH, nếu không có các biện pháp mạnh mẽ để giảm lượng khí thải toàn cầu thì đến 2100, nhiệt độ Trái đất có thể tăng đến 4,8°C so với năm 1990.

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP

 

  1. Đối với cộng đồng dân cư

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng.

  • Xây dựng các chương trình về thông tin – giáo dục – truyền thông, phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng của các chủ rừng, chính quyền các cấp, các ngành và toàn xã hội.
  • Đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa. Đưa kiến thức cơ bản về bảo vệ tài nguyên rừng vào chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học và trung học. In ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân phát cho các cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở những khu vực công cộng, trên giao lộ, cửa rừng…
  • Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã.

Đối với chủ rừng.

  • Chủ rừng phải chịu trách nhiệm bảo vệ rừng được Nhà nước giao, cho thuê theo quy định hiện hành của pháp luật. Những chủ rừng quản lý trên 500ha rừng phải có lực lượng bảo vệ rừng của mình.
  • Xây dựng các chương trình, đề án bảo vệ rừng trên diện tích được giao, được thuê đảm bảo bố trí các nguồn lực không để rừng bị xâm hại trái pháp luật.

Đối với các tổ chức xã hội.

Phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình tuyên truyền, vận động và giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng cho các thành viên; phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; tổ chức các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

  1. Đối với chính quyền địa phương

Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp.

  • Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng theo quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng. Tổ chức các lực lượng truy quét lâm tặc phá rừng tại địa phương. Ngăn chặn kịp thời các trường hợp khai thác, phá rừng và lấn chiếm đất rừng. Chỉ đạo xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và những người bao che, tiếp tay cho lâm tặc. Những địa phương để xảy ra tình trạng phá rừng trái phép thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và bị xử lý theo quy định.
  • Tổ chức khôi phục lại diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái quy định của pháp luật trong thời gian qua.
  • Tiến hành kiểm tra, cưỡng chế tất cả những người di dư tự do ra khỏi các vùng rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
  • Hoàn thành giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vào năm 2010.

 Hỗ trợ nâng cao đời sống người dân.

  • Đẩy mạnh việc giao rừng và đất lâm nghiệp, khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư sống chủ yếu bằng nghề lâm nghiệp, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc, đồng thời hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng.
  • Sớm hoàn thành chủ trương giải quyết đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình định canh định cư, quy hoạch và tổ chức thực hiện các dự án ổn định vùng kinh tế mới để người dân có thu nhập từ sản xuất, sớm ổn định cuộc sống, giảm bớt sự lệ thuộc vào thu nhập từ các hoạt động khai thác rừng trái pháp luật…
  • Rà soát ổn định diện tích canh tác nương rẫy theo phong tục tập quán của đồng bào ở một số khu vực, từng bước chuyển sang phương thức canh tác thâm canh, cung cấp giống cây trồng phù hợp với lập địa, có hiệu quả kinh tế cao và hướng dẫn kỹ thuật cho đồng bào.
  • Nghiên cứu chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho đồng bào tương đương với thu nhập từ canh tác quảng canh nương rẫy hiện nay (tương đương khoảng 1 đến 1,5 tấn thóc/hécta/năm) trong thời gian 3 đến 5 năm, cung cấp giống cây rừng và một số vật tư cần thiết khác cho đồng bào dân tộc tại chỗ để chuyển căn bản họ sang trồng rừng, đồng thời cho họ được hưởng 100% sản phẩm rừng.
  1. Đối với cơ quan quản lý

Quy hoạch, xác định lâm phận các loại rừng ổn định.

  • Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát, lập quy hoạch 3 loại rừng của địa phương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát quy hoạch rừng ngập mặn ven biển đảm bảo an toàn bảo vệ môi trường ven biển và phát triển nuôi trồng thủy sản hợp lý, tổng hợp quy hoạch ba loại rừng quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể ba loại rừng toàn quốc;
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát danh mục hệ thống rừng đặc dụng để ổn định đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2006. Trên cơ sở đó, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư cho các khu rừng đặc dụng theo Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
  • Xác định ranh giới ba loại rừng trên bản đồ và thực địa; hoàn thành việc đóng cọc mốc, cắm biển báo ranh giới rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn vào năm 2010.

Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật

  • Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thiết lập cơ chế, tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo ngành và liên ngành hợp lý để quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan rà soát, hệ thống hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ và phát triển rừng; sửa đổi, bổ xung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ rừng, chính quyền các cấp và người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược khung pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020, tạo hành lang pháp lý ổn định trong hoạt động lâm nghiệp.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng chính sách về bảo vệ rừng theo hướng đảm bảo lợi ích của những người làm nghề rừng, những người trực tiếp tham gia bảo vệ rừng, tạo động lực thu hút đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó, sớm sửa đổi chính sách về quyền hưởng lợi của chủ rừng theo Quyết định 187/TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính sách giao, cho thuê rừng, khoán bảo vệ rừng; chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng lâm nghiệp trước hết là nâng cao tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn thuộc chương trình 661 lên mức 15% – 20% tổng vốn chương trình; chính sách khuyến khích nhập khẩu gỗ nguyên liệu và trồng rừng nguyên liệu thay thế gỗ rừng tự nhiên.
  • Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục rà soát và sắp xếp các lâm trường quốc doanh; đồng thời triển khai ngay các phương án bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp thu hồi từ các lâm trường quốc doanh, không để tình trạng rừng trở thành vô chủ. Trao quyền tự chủ về kinh doanh và tài chính cho các nông, lâm trường quốc doanh sau khi sắp xếp lại.

Đối với lực lượng Công an.

  • Bộ Công an chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố hỗ trợ và phối hợp thường xuyên với lực lượng kiểm lâm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo một cơ chế thống nhất; tổ chức điều tra nắm chắc các đối tượng phá rừng, kinh doanh buôn bán lâm sản trái phép, đặc biệt phải triển khai các biện pháp kiên quyết trừng trị thích đáng; ngăn chặn triệt để tình trạng chống người thi hành công vụ; phối hợp với các lực lượng có liên quan truy quét bọn phá rừng và kiểm tra, kiểm soát lưu thông lâm sản. Rà soát và xử lý dứt điểm các vụ án hình sự tồn đọng trong lĩnh vực bảo vệ rừng.

Đối với lực lượng Quân đội.

  • Huy động các đơn vị quân đội ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng: Bộ Quốc phòng chỉ đạo các Quân khu, Quân đoàn, Bộ tư lệnh Biên phòng; Bộ chỉ huy quân sự và Bộ chỉ huy biên phòng các tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương xác định những khu vực rừng đang là điểm nóng về phá rừng, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ để tổ chức các đơn vị quân đội đóng quân, chốt giữ, xây dựng địa bàn quốc phòng an ninh gắn với bảo vệ rừng, bố trí lực lượng, phương tiện thường trực sẵn sàng tham gia các đợt truy quét chống chặt phá rừng.
  • Sau khi giải quyết căn bản ổn định tình hình phá rừng trái phép trong một thời gian, các đơn vị quân đội bàn giao việc bảo vệ rừng cho chính quyền địa phương để tiếp tục duy trì công tác bảo vệ rừng. Tuy nhiên, ở những khu vực có vị trí quan trọng về quốc phòng, thì có thể giao quản lý rừng lâu dài cho các đơn vị quân đội.
  • Huy động các đơn vị quân đội tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng ở những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao như: U Minh, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải có phương án để huy động lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn bố trí lực lượng thường trực, canh phòng và sẵn sàng chữa cháy rừng vào các tháng mùa khô cao điểm. Quân đội phải chủ động phương án tăng cường lực lượng, huấn luyện và diễn tập tại các khu vực này, phải coi chống lửa rừng như chống giặc để bảo vệ địa bàn quốc phòng.
  • Huy động lực lượng quân đội tham gia trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng: Bộ Quốc phòng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu chính sách thu hút các đơn vị quân đội tham gia trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng. Các đơn vị quân đội duy trì lực lượng bộ khung chỉ huy, lực lượng lao động chủ yếu sử dụng lực lượng nghĩa vụ quân sự. Sau khi rừng khép tán có thể bàn giao cho chính quyền để giao cho người dân quản lý bảo vệ, kinh doanh hoặc giao cho các đơn vị quân đội tiếp tục quản lý kinh doanh theo dự án và quy định của pháp luật.
  • Mở rộng diện tích rừng giao cho các đơn vị quân đội (nhất là các Đồn Biên phòng) tổ chức quản lý, bảo vệ; xây dựng các tuyến đường an ninh quốc phòng gắn với công tác bảo vệ rừng hai bên đường dọc tuyến biên giới; hải đảo và các khu vực rừng ở vùng sâu, vùng xa.

Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực của lực lượng kiểm lâm.

  • Đổi mới tổ chức lực lượng kiểm lâm theo Luật bảo vệ và phát triển rừng để kiểm lâm gắn với chính quyền, với dân, với rừng, thực hiện chức năng tham mưu cho chính quyền địa phương, tổ chức bảo vệ rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, bảo đảm chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Bố trí kiểm lâm địa bàn ở 100% các xã có rừng để tham mưu cho chính quyền cơ sở trong công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp, theo dõi chặt chẽ diễn biến rừng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn ngay từ đầu những vụ vi phạm. Từng bước tăng biên chế cho lực lượng kiểm lâm để bảo đảm định mức bình quân 1.000ha rừng có 1 kiểm lâm.
  • Tăng cường trang thiết bị cho kiểm lâm gồm các phương tiện hoạt động phù hợp với địa bàn rừng núi, hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng.
  • Ban hành một số chính sách về kinh phí cho hoạt động nghiệp vụ, tiền lương, chế độ thương binh, liệt sỹ, cơ chế sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để trấn áp lâm tặc. Ban hành tiêu chuẩn ngạch công chức kiểm lâm vào năm 2006.
  • Đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý bảo vệ rừng, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và chính trị cho các đối tượng. Xây dựng chiến lược đào tạo về bảo vệ rừng đến năm 2010. Tổ chức các chương trình trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý, bảo vệ rừng.

. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng.

  • Lắp đặt và khai thác có hiệu quả trạm thu ảnh viễn thám phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo cháy rừng và theo dõi diễn biến rừng.
  • Xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng (đường băng, chòi canh, hồ chứa nước, trạm bảo vệ, đường tuần tra…) ở các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, các vùng trọng điểm đã được xác định về phá rừng và cháy rừng.
  • Đầu tư xây dựng các Trung tâm huấn luyện, đào tạo chuyên ngành cho lực lượng bảo vệ rừng.
  • Trang bị phương tiện đáp ứng yêu cầu công tác hiện trường cho các Hạt Kiểm lâm trên toàn quốc, trước mắt tập trung đầu tư cho các Hạt Kiểm lâm ở những vùng trọng điểm.

Ứng dụng khoa học công nghệ

  • Ứng dụng công nghệ tin học, GIS, viễn thám vào công tác quản lý bảo vệ rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.
  • Thiết lập và sử dụng có hiệu quả mạng máy tính chuyên ngành; xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.
  • Xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình giám sát, điều tra đa dạng sinh học ở các khu rừng đặc dụng.
  • Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng.

Tài chính

  • Nghiên cứu và xây dựng quy chế tăng cường nguồn lực tài chính và thu hút các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ rừng; ban hành cơ chế tài chính đầu tư cho các khu rừng đặc dụng, phòng hộ.
  • Đổi mới cơ chế cấp phát tài chính từ ngân sách nhà nước; xây dựng định mức chi phí thường xuyên về quản lý bảo vệ rừng tính theo quy mô diện tích và yêu cầu thực tế.
  • Xây dựng cơ chế về đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ rừng từ các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Uỷ ban nhân dân các tỉnh đáp ứng đủ vốn đầu tư cho các dự án, chương trình về bảo vệ và phát triển rừng được duyệt với tổng kinh phí 2.077 tỷ đồng bao gồm: đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng 502 tỷ đồng; khoán bảo vệ 4,5 triệu hécta rừng đặc dụng, phòng hộ 1.250 tỷ đồng; hoạt động nghiệp vụ, công trình và trang thiết bị bảo vệ rừng 225 tỷ đồng; xây dựng cơ sở và huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về bảo vệ rừng 100 tỷ đồng.

Hợp tác quốc tế

  • Triển khai thực hiện tốt các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Công ước về buôn buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp – CITES; Hiệp định ASEAN về chống ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới – haZE; Diễn đàn hổ toàn cầu – GTF,…)
  • Thu hút các nguồn vốn ODA và các hỗ trợ kỹ thuật của cộng đồng quốc tế cho công tác bảo vệ rừng.
  • Xây dựng và thực hiện các thỏa thuận song phương về hợp tác bảo vệ rừng liên biên giới với các nước Lào và Campuchia.

Phòng cháy chữa cháy rừng.

  • Chi cục kiểm lâm thường xuyên theo dõi và truyền tải kịp thời bản tin cấp dự báo cháy rừng đến từng đơn vị kiểm lâm các địa phương để chủ động tuần tra liên tục nhằm sớm phát hiện lửa rừng để có biện pháp chữa cháy hiệu quả nhất.
  • Các đơn vị kiểm lâm, ban quản lý rừng phòng hộ, chủ rừng tập trung triển khai các phương án phòng cháy chữa cháy rừng: củng cố, kiện toàn ban chỉ huy huyện, ban chỉ huy cấp xã, tổ phòng cháy chữa cháy rừng cấp thôn và tổ xung kích bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tại các vùng trọng điểm.
  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra tình hình phòng cháy chữa cháy ở các địa phương, tăng cường kiểm soát nguồn lửa của người dân trong quá trình xử lý thực bì để sản xuất hoa màu, trồng rừng,…

C. TỔNG KẾT

  1. Kết luận

          Trong những năm qua, chúng ta đã nhận thức rất rõ các nguyên nhân gây ra mất rừng, suy thoái rừng và đã có rất nhiều nỗ lực để giải quyết vấn đề này và đã đạt được những kết quả được nhà nước cũng như quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, sự  đầu tư của Nhà nước không phải là vô hạn. Do đó cần phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa việc bảo vệ và phát triển rừng thông qua việc thiết lập một cơ chế tài chính mới và bền vững dựa vào chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Bên cạnh đó, việc quản lý bảo vệ rừng bền vững cũng góp phần đem lại những lợi ích cho khu vực và toàn cầu (ví dụ : hạn chế

biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học …)

Hiện nay giá trị của rừng vẫn chưa được tính toán một cách đầy đủ và người dân vẫn chưa yên tâm sống bằng nghề rừng cũng như tích cực tham gia quản lý và sử dụng rừng bền vững. Hệ quả tất yếu là áp lực lên tài nguyên rừng hiện có ngày càng tăng, hiện tượng mất rừng và suy thoái rừng vẫn còn tiếp diễn ở nhiều nơi. Nếu giá trị của rừng được  đánh  giá  và  được  lượng  hóa  một  cách đầy  đủ  (cả  giá  trị  về  gỗ,  lâm  sản ngoài gỗ và giá trị bảo vệ môi trường …) thì đó sẽ là cơ sở quan trọng để so sánh giữa lợi  ích  của  việc bảo  vệ  và  phát  triển  rừng  với  lợi nhuận  thu  được  từ  các  hoạt  động chuyển đổi rừng sang các mục đích sử dụng khác. Đó cũng là căng cứ để xây dựng một chính sách khuyến khích đủ mạnh để ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng. Tuy nhiên, việc định giá rừng (đặc biệt là lượng hóa giá trị của rừng đối với việc hấp thụ các bon và giảm phát thải khí nhà kính) và tính toán chi phí cơ hội của các hoạt động sử dụng tài nguyên khác nhau  ở Hà Tĩnh cũng như việc tìm kiếm thị trường còn gặp nhiều khó khăn.Là  mỗi người dân  Việt Nam chúng ta cần tích cực trong việc bảo vệ rừng, đó cũng  chính  là bảo vệ  cuộc  sống  của  chúng  ta.Vị cha  già kính yêu của dân tộc ta đã từng  nói:  “Rừng  vàng,  biển bạc,  đất  phì  nhiêu”.Vì thế chúng ta cần có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát triển nguồn tài nguyên quý giá đó.

  1. Kiến nghị

Để đảm bảo xây dựng và phát triển một nền kinh tế đa dạng và bền vững thì vấn đề đảm bảo được nguồn tài nguyên và cải thiện chất lượng môi trường cũng như khắc phục được tình trạng suy thoái rừng nhanh chóng là yếu tố hàng đầu quyết định đến khả năng phát triển bền vững hệ sinh thái, cho nên thông qua đề tài này tôi mong rằng các cơ quan ban ngành nhanh chóng có những giải pháp cụ thể để tiến hành bảo vệ và cải tạo chất lượng môi trường cũng như tình trạng suy giảm về số lượng, chất lượng các loại rừng trên địa bàn, đồng thời cần nghiêm túc thực hiện và quán triệt việc chỉ đạo thực hiện một cách thường xuyên và có hiệu quả các giải pháp đã đề ra nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người cũng như quá trình phát triển của xã hội.

  1. Tài liệu tham khảo
  • Lê Văn Khoa – Khoa học môi trường. NXB Giáo Dục. 2001
  • Nguyễn Đình Hòe – Môi trường và phát triển bền vững. NXB Giáo Dục. 2007
  • Hoàng Đức Nhuận – Bảo vệ môi trường. NXB Giáo Dục .2000
  • vn
  • gov.vn – Cổng Thông Tin Thành Phố Hà Tĩnh
  • vn
  • com.vn
  • gov.vn – Trang thông tin Điện tử Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh
  • wikipedia.or

Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] Tải Xuống Tại Đây [/sociallocker]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here