Áp Xe Ngoài Màng Cứng

0
2091
Áp Xe Ngoài Màng Cứng
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Áp Xe Ngoài Màng Cứng

I/ ĐỊNH NGHĨA/ĐẠI CƯƠNG

Tần suất 0,2-1,2 / 10000 bệnh nhân nhập viện hàng năm.

Tuổi trung bình: 57,5±16,6.

Thứ tự thường gặp; cột sống ngực: 50%, thắt lưng 35%, cột sống cổ 15%.

82% thường nằm phía sau tủy, 18% nằm phía trước.

Áp xe ngoài màng cứng có thể kéo dài từ 1-13 đốt.

Áp xe ngoài màng cứng thường liên quan đến viêm xương tủy sống.

Quảng Cáo

Các dấu hiệu gợi ý áp xe ngoài màng cứng:

Bệnh nhân có sốt, đau lưng và tăng nhạy cảm đau vùng cột sống.

Yếu tố nguy cơ chính: đái tháo đường, suy thận mạn, nghiện rượu.

Thường có triệu chứng sốt, rét run, vã mồ hôi, tuy nhiên có thể không sốt, bạch cầu bình thường.

Biểu hiện lâm sàng kinh điển như nhọt ở da chỉ chiếm 15%.

II/TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN ÁP XE NGOÀI MÀNG CỨNG

1/ Bệnh sử:

Thường khởi phát đột ngột với đau vùng thắt lưng, kèm theo có sốt, đau tăng lên khi sờ vùng lưng.

2/ Đặc điểm lâm sàng

Đau vùng cột sống, đau tăng lên khi sờ.

Có thể diễn tiến rất nhanh từ triệu chứng rễ, đến yếu liệt chi, và rối loạn cơ tròn.

Bệnh nhân có thể có viêm não, dấu hiệu màng não.

Mất chứng năng tủy sống do hai cơ chế: chèn ép và tắt tĩnh mạch ngoài màng cứng.

3/ Chẩn đoán phân biệt:

Viêm màng não Viêm tủy cắt ngang Thoát vị đĩa đệm

U tủy

Áp xe ngoài màng tủy sau mổ tương tự như pseudomeningocele.

Vị trí nhiễm trùng tiên phát:

Nhiễm trùng da, nhọt chiếm 15%.

Nhiễm trùng ngoài đường tiêu hóa do lạm dụng thuốc qua đường tĩnh mạch.

Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.

Nhiễm trùng đường hô hấp.

Áp xe thanh quản, răng.

Loét da

Áp xe cơ psoap.

Vết thương tủy sống, vết thương bụng.

Tác nhân gây bệnh.

  • Tụ cầu vàng thường gặp nhất, chiếm >50%.
  • Liên cầu khuẩn kỵ khí và hiếu khí.
  • E.coli
  • Pseudomonas aeruginosa
  • Diplococus pneumoniae
  • Serratia marcescens
  • Enterobacter
  • Nhiễm trùng mạn: lao, nấm, ký sinh trùng.
  • Nhiều tác nhân chiếm 10%..
  • Cấy kỵ khí chiếm 8%

3/cận lâm sàng:

Công thức máu: Bạch cầu tăng Tốc độ lắng máu tăng CRP Cấy máu

Chẩn đoán hình ảnh:

XQ qui ước: thường không có biểu hiện gi, ngoại trừ khi có viêm tủy xương, biểu hiện hủy xương, mất khoáng.

MRI:

Trên hình ảnh T1: khối choán chổ ngoài màng cứng, đồng hoặc giảm tín hiệu, tủy xương giảm tín hiệu.

Trên hình ảnh T2: khối choán chổ, thường tăng tín hiệu, bắt thuốc cản từ ( có 3 kiểu bắt thuốc: đồng nhất, không đồng nhất, và dạng vòng). Tuy nhiên trong giai đoạn cấp có thể ít bắt thuốc .

Chụp tủy đồ MS Ctscan

ĐIỀU TRỊ ÁP XE NGOÀI MÀNG CỨNG

Hiện nay: đa số chọn quan điểm phẫu thuật kết hợp xử dụng kháng sinh. 86% bệnh nhân diễn tiến xấu khi chỉ xử dụng kháng sinh.

Điều trị bảo tồn khi bệnh nhân có các dấu hiệu sau:

Yếu tố nguy cơ phẫu thuật cao.

Tụ mủ một đoạn dài của cột sống.

Liệt hoàn toàn >3 ngày.

Phẫu thuật:

Mục tiêu:

Chẩn đoán Phân lập vi khuẩn Dẫn lưu mủ Cắt lọc mô hạt

Làm vững cột sống nếu cần thiết.

Phác đồ xử dụng kháng sinh Nếu tác nhân gây bệnh chưa xác định được:

Cephalosporin thế hệ 3 + vancomycin (cho đến khi tụ càu kháng methicinin loại trừ)

+ Rìampicin

Khi phân lập được tác nhân gây bệnh: xử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Thời gian điều trị:

Nếu chỉ áp xe ngoài màng cứng đơn thuần: kháng sinh tĩnh mạch 4 tuần, sau đó uống 4 tuần.

Nếu áp xe ngoài màng cứng, kết hợp viêm xương tủy sống: kháng sinh tĩnh mạch 6-8 tuần.

Nghỉ ngơi tại giường 6-8 tuần trong thời kỳ xử dụng kháng sinh.

Tiên lượng:

Chết: 4-31% thường gặp ở bệnh nhân già và bệnh nhân liệt trước mổ.

Bệnh nhân thiếu sót thần kinh nặng hiếm khi hồi phuc, thậm chí phẫu thuật trong vòng 6-12h.

Áp Xe Ngoài Màng Cứng

Xem thêm: Phác đồ Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương HCM

  1. Viêm Tai Giữa Mạn
  2. Viêm Tụy Cấp
  3. Vỡ Tử Cung
  4. Xốp Xơ Tai
  5. Xử Trí Băng Huyết Trong Và Sau Khi Hút Lấy Thai

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here