Tư Tưởng Hồ Chí Minh

0
13591
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6: Quan điểm của Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng về mặt tư tưởng, lí luận?

  • Bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất là chủ nghĩa Mac- Lenin bản chất. Đảng phải lấy chủ nghĩa là cốt, phải dựa vào cách mạng và khao học của chủ nghĩa Mác- Lenin.
  • Phải dựa vào lí luận Cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong khi tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh lưu ý những vấn đề sau:
  • Một là, việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin phải luôn phù hợp với từng đối tượng.
  • Hai là, việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin phải luôn luôn phù hợp với từng hoàn cảnh.
  • Ba là, trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các đảng cộng sảng khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm tốt của mình để bổ sung chủ nghĩa Mác – Lênin.
  • Bốn là, Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
  • Như vậy lấy chủ nghĩa làm cốt, không có nghĩa là dập khuôn giáo điều theo từng câu của Mác, Ăng- ghen, Lênin mà là lắm lấy bản chất cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác- Lenin, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời phải biết học tập kinh nghiệm của các Đảng anh em, tổng kết kinh nghiệm quý báu của Đảng mình, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác- Lenin, đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lenin.

Câu 7: Quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức?

  • Nói đi đôi với làm, Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới. Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân mình và tác dụng đối với người khác. Nếu nói nhiều làm ít, nói mà không làm, nói một đằng làm một nẻo thì chỉ đem lại kết quả phản tác dụng.
  • Phải chống lại thói đạo đức giả, nó là đặc trưng đạo đức của giai cấp bóc lột “hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm”.
  • Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông. Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức. Người rất chú ý đến nêu gương những người tốt, việc tốt, một trăm bài diễn văn hay không bằng một tấm gương sống. “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. “Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã”. Theo Người, “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” là như vậy.

Câu 8: Phân tích nội dung chuẩn mực đạo đức bao trùm, quan trọng nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

  • Trung với nước, hiếu với dân – Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm, quan trọng nhất chi phối các phẩm chất khác.
  • “Trung”, “hiếu” là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức phương Đông. Trung có nghĩa là trung thành với vua. Còn Hiếu chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Hồ Chí Minh đã sử dụng trung, hiếu và đưa vào nội dung mới.
  • Nội dung chủ yếu của Trung với nước là:
  • Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của CM lên trên hết, lên trước hết.
  • Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu Cách mạng.
  • Thực hiện tốt mọi chủ chương, chính sách của Đảng.
  • Nội dung chủ yếu của Hiếu với dân là:
  • Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
  • Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
  • Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
  • “Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị, đạo đức của mỗi người dân Việt Nam không phải trong đấu trang Cách mạng trước mắt mà còn lâu dài về sau.

Câu 9: Phân tích nhân tố quan trọng nhất quyết định sự ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh.

  • Nhân tố quan trọng nhất là nhân tố chủ quan, đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc Cách mạng tư sản hiện đại, không thể bị đánh lừa bởi hào nhoáng bên ngoài.
  • Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, kinh nghiệm đấu tranh của quá trình giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế để có thể tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lênin – đỉnh cao trí tuệ của loài người.
  • Đó là tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến cộng sản nhiệt thành Cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân sẵn sang chịu đựng gian khổ, hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc cho Nhân dân.
  • Với những năng lực, phẩm chất cá nhân như trên, Người mới có thể kế thừa giá trị truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lenin trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của VN để đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng VN phù hợp với tiến trình phát triển của cách mạng thế giới.

Câu 10: Tại sao Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản?

  • Thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã chứng tỏ những con đường giải phóng dân tộc theo tư tưởng phong kiến và tư tưởng tư sản là không đáp ứng được yêu cầu khách quan là giành độc lập, tự do của dân tộc do lịch sử đặt ra. Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Người không tán thành các con đường cứu nước ấy, mà quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới.
  • Tìm hiểu Cách mạng tư sản Pháp và cách mạng tư sản Mỹ, ngừoi nhận thấy: Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Bởi lẽ đó, Người không đi theo con đường Cách mạng tư sản.
  • Hồ Chí Minh thấy được Cách mạng Tháng Mười Nga không chit là cuộc Cách mạng vô sản, mà còn là một cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc. Nó nêu tấm gương sáng về sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa và “mở ra trước mắt họ thời đại Cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
  • Người “hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba” bởi vì Lênin và Quốc tế thứ ba đã “bênh vực cho các dân tộc bị áp bức”. Người thấy trong lí luận của V.l.Lênin một phương hướng mới để giải phóng dân tộc: Con đường Cách mạng vô sản.
  • Vượt qua những hạn chế về mặt tư tưởng của các sĩ phu và các nhà Cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết Cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường Cách mạng vô sản”.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here