Tư Tưởng Hồ Chí Minh

0
13573
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 11: Phân tích thời kì có ý nghĩa thay đổi về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh?

  • Thời kỳ có ý nghĩa thay đổi về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là thời kỳ 1911 – 1920: Thời kì tìm tòi con đường cứu nước giải phóng dân tộc.
  • Năm 1911, Người sang Pháp, sau đó sang Anh, Mỹ. Năm 1913, Người từ Mỹ qua Anh tham gia công đoàn thủy thủ Anh. Năm 1917, Người từ Anh lại sang Pháp vào lúc nổ ra Cách mạng Tháng Mười Nga, Pari sôi động tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười.
  • Năm 1919, Người ra nhập Đảng xã hội Pháp. Từ tháng 8/1919, Người gửi yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vecxay. Đại hội XVIII Đảng xã hội Pháp thảo luận vấn đề gia nhập quốc tế III.
  • Ngày 30/12/1920, Người biểu quyết tán thành Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản.
  • Giai đoạn này đánh dấu sự chuyển biến vượt bậc về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc đến giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu nước thành người chiến sĩ cộng sản và tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.

Câu 12: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa.

  • Nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa là độc lập dân tộc
  • Cách tiếp cận từ quyền con người: Từ quyền con người, Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cáo thành quyền dân tộc. Người khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
  • Nội dung của độc lập dân tộc
  • Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.
  • Vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng đã được các nước đồng minh thắng trận long trọng thừa nhận, năm 1919, Ngưỡi đã gửi tới hội nghị Vecxây bản yêu sách 8 điểm đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam, nhưng không được bọn đế quốc chấp nhận. Người rút ra bài học: Muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
  • Trong Chánh cương vắn tắt của hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 đã chỉ rõ nhiệm vụ Cách mạng là: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến” “Làm cho nước Việt Nam hoàn toàn được độc lập”.
  • Tháng 5 – 1941, Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị lần thứ 8 của ban Chấp hành Trung ương Đảng nêu cao vấn đề giải phóng dân tộc.
  • Tháng 6 – 1941, Người viết Thư kính cáo đồng bào, chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”.
  • Trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, người khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
  • Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, người ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã vang dậy núi sông: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
  • Khi đế quốc Mỹ dùng không quân, hải quân điên cuồn bắn phá miền Bắc, Người lại đưa ra một chân lý bất hủ có giá trị cho mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
  • Độc lập, tự do là mục tiêu phấn đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ XX, một tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng dân tộc.

 

Câu 13: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về Chiến lược trồng người?

  • “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của Cách mạng. Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển: “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
  • Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa
  • Con người xã hội chủ nghĩa đương nhiên phải do chủ nghĩa xã hội tạo ra. Nhưng trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội thì “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Điều này cần được hiểu là ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa, làm gương, lôi cuốn xã hội. Công việc này là một quá trình lâu dài không ngừng hoàn thiện, nâng cao và thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình cũng như cá nhân mỗi người.
  • Mỗi bước xây dựng những con ngừoi như vậy là một nấc thang xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống. Hai là hình thành những phẩm chất mới như: Có tư tưởng, đạo đức, tác phong xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ; có lòng nhân ái, vị tha độ lượng.
  • Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội
  • Để thực hiện chiến lược “trồng người” phải coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo. Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ.
  • Người mượn ý của Quản Trọng: Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Trồng người là công việc trăm năm, không thể nóng vội một sớm một chiều. Lênin: “Học, học nữa, học mãi”. Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Hồ Chí Minh: “Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”.

Câu 14: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cao đẹp nhất.

  • Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại qua nhiều thế kỉ, cùng với việc thể nghiệm của chính bản thân mình qua hoạt động thực tiễn Cách mạng, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
  • Tình thương yêu đó trước hết dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột. Người nói: Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là làm cho nước được độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
  • Tình thường yêu con người được thể hiện trong quan hệ bạn bè, đồng chí, nó đòi hỏi thái độ phải biết tôn trọng con người, biết nâng con người lên chứ không phải vùi dập con người, đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo.
  • Trong Di chúc, Người căn dặn: Đảng phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau. Tình thương yêu trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình một cách chân thành, nghiêm túc giữa những con người cùng lí tưởng, cùng phấn đấu cho một sự nghiệp chung, nó xa lạ với thái độ dĩ hòa vi quý, bao che sai lầm khuyết điểm cho nhau.

Câu 15: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về điều kiện thực hiện đại đoàn kết dân tộc? Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay?

  • Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc. Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cả dân tộc, trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, được lưu truyền qua các thế hệ.
  • Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong mỗi cá nhân, cũng như trong mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu,… Cho nên, vì lợi ích của Cách mạng, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng cái phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Lòng khoan dung độ lượng ở Hồ Chí Minh không phải là một sách lược nhất thời mà là sự tiếp nối và phát triển truyền thống nhân ái, bao dung của dân tộc, từ chính mục tiêu của Cách mạng mà Người theo đuổi. Đó là một tư tưởng nhất quán, được thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng đối với những người làm việc dưới chế độ cũ và những người nhất thời lầm lạc nhưng biết hối cải.
  • Để thực hiện đoàn kết rộng rãi, cần có niềm tin vào nhân dân. Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao. Nguyên tắc này vừa là sự nối tiếp truyền thống dân tộc “nước lấy dân làm gốc”, “chở thuyền và làm lật thuyền cũng là dân”, đồng thời là sự quán triệt sâu sắc nguyên lí mácxít “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.
  • Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
  1. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Phải thấu suốt quan điểm đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
  • Lấy mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử
  1. Khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, nâng cao ý chí tự lực tự cường, giữ vững bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế
  • Khơi dậy và phát huy cao độ sức mạnh nội lực, phải xuất phát từ lợi ích dân tộc, tranh thủ mọi khả năng để xây dựng, phát triển đất nước
  • Trong điều kiện KT thị trường định hướng XHCN phải chú ý phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi người, đồng thời khắc phục những tiêu cực của nền kình tế thị trường như tâm lý chạy theo đồng tiền, thái độ cạnh tranh không lành mạnh…
  • Điều quan trọng để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay là phải xây dựng được hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu trạnh chống lại các tệ nạn xã hội như tham nhũng, lãng phí, quan liêu…
  • Tiếp tục củng cố sự đoàn kết với phong trào cách mạng thế giới, có phương châm ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt, có nguyên tắc vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here