Logic học

0
10626
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Logic học

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Tâm Lý Học

Câu 6: Tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán là gì? Xác định tính chu diên của (S, P) trong A, E, I, O.

  • Một thuật ngữ được gọi là chu diên nếu trong phán đoán nó nói đến toàn bộ ngoại diên của khái niệm. Chu diên ký hiệu là +.
  • Một thuật ngữ được gọi là không chu diên nếu trong phán đoán nó chỉ nói đến một phần ngoại diên của khái niệm. Không chu diên ký hiệu là –
  • Bảng tính chu diên:
Phán đoán Ký hiệu Công thức Tính chu diên

S              P

Quan hệ
Khẳng định chung A Mọi S là P +              –

+

– Phụ thuộc

– Đồng nhất

Quảng Cáo
Phủ định chung E Mọi S không là P +              + Tách rời
Khẳng định riêng I Một số S là P –               +

– Bao hàm

– Giao nhau

Phủ định riêng O Một số S không là P –               + – Bao hàm

– Giao nhau

Câu 7: Trình bày một số loại phán đoán phức: liên kết (phép hội), phân liệt (phép tuyển), kéo theo (điều kiện)?

  • Phán đoán liên kết:
  • Phán đoán liên kết phản ánh sự cùng tồn tại của các sự vật trong hiện thực khách quan.
  • Liên từ logic thường dùng: chẳng những… mà còn; và, đồng thời, song…
  • Công thức: a ∧ b
  • Đặc trưng về giá trị logic: tính chân thực hay giả dối cuả phán đoán phức hợp liên kết phụ thuộc vào tính chân thựa hay giả dối của các phán đoán thành phần. Phán đoán phức hợp liên kết chỉ mang giá trị chân thực khi và chỉ khi các phán đoán thành phần đều có giá trị chân, nó có giá trị giả trong các trường hợp còn lại.
  • Bảng giá trị logic:
a ch ch gi gi
b ch gi ch gi
a ∧ b ch gi gi gi
  • Phán đoán phân liệt:
  • Phán đoán phân liệt phản ánh sự lựa chọn tồn tại, thường đi với các liên từ: hoặc, hoặc là…
  • Phân loại: gồm có phân liệt liên kết và phân liệt tuyệt đối
  • Phân liệt liên kết:
  • Là phán đoán được tại thành bằng cách kết hợp các phán đoán đơn bằng liên từ logic “hoặc”, nhưng cho phép đối tượng đồng thời có các thuộc tính của các phán đoán đơn.
  • Công thức: a ∨ b
  • Đặc trưng về giá trị logic: giá trị logic của phán đoán phân liệt liên kết chỉ gi khi các phán đoán thành phần đều gi và ch trong tất cả các trường hợp khác.
  • Bảng giá trị logic:
a ch ch gi gi
b ch gi ch gi
a ∨ b ch ch ch gi
  • Phân liệt tuyệt đối:
  • Là phán đoán được tạo thành bằng cách kết hợp các phán đoán bằng liên từ logic chỉ hoặc, hoặc chỉ… Trong đó các thuộc tính của đối tượng không thể đồng thời có các thuộc tính ở các phán đoán thành phần mà chỉ được lựa chọn 1 mà thôi.
  • Công thức: a (kí hiệu) b
  • Đặc trưng về giá trị logic: phán đoán phân liệt tuyệt đối chân thực khi 1 trong 2 thành phần ch, thành phần còn lại gi và mang giá trị gi khi cả 2 thành phần đều ch hay đều gi.
  • Bảng giá trị logic:
a ch ch gi gi
b ch gi ch gi
a (kí hiệu) b gi ch ch gi
  • Phán đoán có điều kiện:
  • Phán đoán có điều kiện phản ánh quan hệ kéo theo tồn tại của các sự vật hiện tượng của hiện tượng khách quan.
  • Liên từ logic thường dùng: nếu… thì, hễ… là, cứ… là
  • Công thức: a → b
  • Đặc trưng về giá trị logic: giá trị logic phán đoán có điều kiện chỉ gi khi phán đoán điều kiện ch và phán đoán hệ quả gi còn ch trong tất cả các trường hợp khác.
  • Bảng giá trị logic:
a ch ch gi gi
b ch gi ch gi
a → b ch gi ch ch

Chú ý: phán đoán có điều kiện có các dạng như: điều kiện đủ, điều kiện cần, điều kiện cần và đủ.

Câu 8: Suy luận là gì? Cấu trúc của suy luận? Lấy ví dụ minh hoạ.

Suy luận là 1 hình thức của tư duy, nhờ đó, người ta rút ra các phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán theo những quy tắc nhất định.

Ví dụ:         Mọi người đều phải chết.

Tần Thuỷ Hoàng là người.

Suy ra: Tần Thuỷ Hoàng phải chết.

Cấu trúc của suy luận: Mỗi phép suy luận gồm 3 bộ phận:

  • Tiền đề: là những tri thức, những phán đoán xuất phát để từ đó tìm ra tri thức, phán đoán mới phản ánh về đối tượng.
  • Kết luận: là tri thức, phán đoán được rút ra từ tiền đề.
  • Cơ sở logic: là tổng hợp các quy luật logic kết hợp với cơ cấu logic của phán đoán để tạo ra các quy tắc xác định cho phép người ta đưa được câu kết luận từ tiền đề đã cho.

Câu 9: Tam đoạn luận là gì? Cấu trúc của tam đoạn luận? Lấy ví dụ minh hoạ.

  • Tam đoạn luận là phép suy luận gián tiếp từ tiền đề là 2 phán đoán nhất quyết đơn, kết luận rút ra cũng là phán đoán nhất quyết đơn.

Ví dụ:         Mọi sinh viên phải học triết học.

Quang là sinh viên.

Quang phải học triết học.

  • Mỗi tam đoạn luận gồm 3 phán đoán cấu tạo từ 3 thuật ngữ logic:
  • Thuật ngữ làm chủ từ cho câu kết luận gọi là thuật ngữ nhỏ. Ký hiệu là S.
  • Thuật ngữ làm vị từ cho câu kết luận gọi là thuật ngữ lớn. Ký hiệu là P.

Thuật ngữ S và P gọi là thuật ngữ bên. Mỗi thuật ngữ bên xuất hiện 1 lần trong tiền đề, tiền đề chứa thuật ngữ lớn gọi là tiền đề lớn. Tiền đề chứa thuật ngữ nhỏ gọi là tiền đề nhỏ.

  • Thuật ngữ xuất hiện 2 lần trong tiền đề nhưng không có mặt trong câu kết luận gọi là thuật ngữ giữa, ký hiệu là M. Thuật ngữ giữa mặc dù không có trong câu kết luận nhưng đóng vai trò quan trọng làm cơ sở, cầu nối để liên kết các thuật ngữ bên. Từ đó suy ra mối quan hệ giữa các thuật ngữ bên trong câu kết luận

Câu 10: Nêu các quy tắc chung của tam đoạn luận? Lấy ví dụ minh hoạ.

  • Quy tắc 1: Trong mỗi tam đoạn luận chỉ tồn tại 3 thuật ngữ, vì vậy, không sử dụng ít hơn hay nhiều hơn 3 thuật ngữ.

Nếu sử dụng 2 thuật ngữ thì đó không là tam đoạn luận mà là suy luận trực tiếp.

Nếu sử dụng 4 thuật ngữ trong 2 tiền đề thì không có cơ sở logic liên kết thuật ngữ trong 2 tiền đề lại với nhau để rút ra câu kết luận.

Ví dụ:         Ngan ăn giun.

M1           P

Người ăn ngan.

S          M2

Cá ăn giòi.

M1   P

Người ăn cá.

S        M2

  • Quy tắc 2: Thuật ngữ giữa M phải chu diên ít nhất 1 lần trong tiền đề. Nếu không nó không thể làm cơ sở liên kết các thuật ngữ bên (S và P) trong câu kết luận.

Ví dụ:         Một số giáo viên là đảng viên.

Anh A là giáo viên.

Không rút ra được kết luận từ 2 tiền đề trên.

  • Quy tắc 3: Thuật ngữ không chu diên trong tiền đề thì không thể chu diên trong câu kết luận.
  • Quy tắc 4: Nếu 2 tiền đề là phán đoán bộ phận thì không thể rút ra câu kết luận.

Ví dụ:         Một số người là người da vàng.

Một số người là người da đỏ.

Không rút ra được kết luận từ 2 tiền đề trên.

  • Quy tắc 5: Nếu 2 phán đoán tiền đề đều là phủ định thì không rút ra câu kết luận.

Ví dụ:         Sứ không là kim loại.

Sứ không dẫn điện.

Không rút ra được kết luận từ 2 tiền đề trên.

  • Quy tắc 6: Nếu 1 tiền đề là phán đoán bộ phận thì câu kết luận là phán đoán bộ phận.

Ví dụ:         Có kim loại là chất lỏng.

Mọi kim loại đều dẫn điện.

Có chất lỏng dẫn điện.

  • Quy tắc 7: Nếu có 1 tiền đề là phán đoán phủ định thì câu kết luận cũng là phán đoán phủ định.

Ví dụ:         Mọi loài cá đều thở bằng mang.

Rùa không thở bằng mang.

Rùa không phải là cá.

  • Quy tắc 8: Từ 2 tiền đề khẳng định thì không thể có câu kết luận là phủ định.

Ví dụ:         Mọi sinh viên đều phải học triết học.

Tôi là sinh viên.

Tôi phải học triết học.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here