Văn mẫu Cảm nghĩ của em về bài thơ Tôi yêu em của nhà thơ Puskin

0
991
Văn mẫu Cảm nghĩ của em về bài thơ Tôi yêu em của nhà thơ Puskin
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Văn mẫu Cảm nghĩ của em về bài thơ Tôi yêu em của nhà thơ Puskin

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan:Văn mẫu Cảm nhận tình mẫu tử từ ‘Trong lòng mẹ’ của Nguyên Hồng


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Văn mẫu Cảm nghĩ của em về bài thơ Tôi yêu em của nhà thơ Puskin

Văn mẫu lớp 9:

“Cảm nghĩ của em về bài thơ “Tôi yêu em” của nhà thơ Puskin”

BÀI LÀM

Cấu trúc bài thơ dựng trên mâu thuẫn nghệ thuật giữa trật tự lôgic và mạch cảm

xúc, giữa lí trí điềm tĩnh và xúc cảm dâng trào. Trên bề mặt kết cấu, trật tự lôgic và

lí trí nói lên việc “rút lui”, chối bỏ say mê, dập tắt ngọn lửa tình. Còn trong bề sâu

mạch trần thuật trữ tình, xúc cảm không ghìm nén được mà tuôn trào mãnh liệt, bất

chấp lôgic và lí trí. Mâu thuẫn nghệ thuật này giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc tình

yêu chân thành đằm thắm mà thiết tha mãnh liệt, đam mê mà vị tha, độ lượng của

nhà thơ.

Tình yêu – dòng chảy vĩnh cửu của lịch sử văn học nhân loại – là một chủ đề lớn

trong thơ trữ tình của thiên tài Puskin. Cùng với bài Gửi K., Tôi yêu em đã góp vào

thơ tình nhân loại một bài thơ tình hoàn hảo tiềm ẩn những giá trị nhân văn lớn lao.

Mở đầu bài thơ là điệp khúc tôi yêu em – cũng là giọng điệu chủ đạo của bài thơ :

Tôi yêu em : đến nay chừng có thể / Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai. Lời thơ

thật giản dị, dùng vài từ mang tính phủ định, không ví von, bóng gió. Nhịp thơ

chậm rãi, điệu giọng trầm tĩnh. Ấy thế mà câu thơ bộc lộ thấu đạt những xúc cảm,

trải nghiệm chân thành, sâu sắc trong trái tim yêu chân thực, chung thủy mà âm

thầm kín đáo, da diết day dứt khôn nguôi, có pha chút dè dặt ngậm ngùi và dự cảm

dang dở… của nhân vật tôi.

Mạch cảm xúc trong hai dòng thơ tiếp theo chuyển đột ngột nhưng vẫn một giọng

điệu trầm tư, điềm tĩnh bởi lí trí chế ngự : Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

/ Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. Điệp từ không (trong nguyên tác) nhấn mạnh

  • định có vẻ dứt khoát “rút lui”, chối bỏ say mê, dập tắt ngọn lửa tình vẫn âm ỉ,

“chưa hoàn toàn lụi tắt” để không làm em phải băn khoăn, phiền muộn thêm nữa.

Nhưng trong thẳm sâu tâm hồn dồn nén bao cảm xúc, nỗi niềm trăn trở, buồn đau

của thân phận, không hề có chút gì thanh thản, khiến ta không tin rằng đây là mối

tình “không hi vọng”…

Phần cuối bài thơ, xúc cảm lại trỗi lên sự dồn nén, chế ngự của lí trí điềm tĩnh : Tôi

yêu em âm thầm, không hi vọng / Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen. / Tôi yêu em,

yêu chân thành, đằm thắm,…

Nhịp thơ không chậm rãi như phần đầu mà nhanh hơn, mạnh hơn. Một loạt thủ

pháp được sử dụng : điệp khúc tôi yêu em, lặp từ phủ định không và từ mang ý

nghĩa thời gian, dùng câu bị động (trong nguyên tác). Nhưng trên hết là sự chân

thành đã làm tỏa sáng câu thơ. Nhân vật tôi không hề che giấu, ngần ngại mà rất

trung thực, thành thật bộc bạch những cung bậc, sắc thái tình yêu trong thẳm sâu

tâm hồn mình, một tình yêu thầm kín, da diết, mãnh liệt, với những trăn trở day

dứt, những khổ đau tuyệt vọng, những nỗi buồn và sự ghen tuông đen tối giày vò,

khiến trong đáy sâu tâm linh không một chút thanh thản, yên định.

Tình yêu của nhân vật tôi cũng rất đỗi bình thường, rất người như bao người khác,

cũng bị nỗi ghen tuông giày vò, bóp nghẹt tâm can nhưng đã vượt lên thói ích kỉ

làm hạ thấp giá trị con người để trở nên nhân ái, vị tha, cao thượng hơn : Tôi yêu

em, yêu chân thành, đằm thắm, / Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Giữa hai dòng thơ là một nghịch lí, mâu thuẫn mà khối óc sáng suốt khó có thể lí

giải bằng lí lẽ của nó nhưng có thể cắt nghĩa bằng lí lẽ của con tim, một con tim

chân thật, độ lượng, biết nhận nỗi khổ đau, bất hạnh về mình mà không đem lòng

thù hận khi tình yêu không được đền đáp, như nhà thơ đã viết trong một bài thơ

khác : Nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn / Em thầm thì hãy gọi tên lên / Và

hãy tin : còn đây một kỉ niệm / Em vẫn còn sống giữa một trái tim.

Câu thơ cuối bài là một lời chúc có vẻ nghịch lí mà thiêng liêng, đầy vị tha biết

dường nào : Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. Câu thơ rất độc đáo, đột

ngột về ý nghĩa, hàm chứa nhiều ý vị…

Có người tìm thấy sự đồng điệu, gặp gỡ thú vị giữa câu thơ của thiên tài Puskin với

câu quan họ khiêm nhường, tế nhị mà tha thiết, mãnh liệt trong bài Giã bạn :

Người về em dặn câu rằng / Đâu hơn người kết, đâu bằng đợi em.

Tôi yêu em là một tình yêu vô vọng, thấm một sắc điệu buồn, nhưng hơn hết vẫn là

một tình cảm chân thành, mãnh liệt mà vị tha, cao thượng, bộc lộ vẻ đẹp của tâm

hồn và nhân cách con người nhân hậu, biết “kính trọng vô hạn đối với phẩm giá

con người với tư cách là Con Người” (Biêlinxki), vì thế bài thơ chứa đựng những

giá trị tinh thần nhân văn cao cả của loài người.

Chất thơ của bài thơ chủ yếu toát ra từ những xúc cảm chân thành, từ những lời lẽ

giản dị, từ giọng trữ tình dồn nén mà mãnh liệt, tạo được sức mạnh biểu đạt tình

cảm. Sức hấp dẫn của bài thơ trước hết là bởi “Đối tượng tự nó hấp dẫn đến mức

chả cần gì tới sự tô điểm nào cả” (Puskin). Có lẽ cũng vì vậy mà bài thơ không

ngừng gây xúc động trong lòng bao thế hệ bạn đọc…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here