Top 2 bài Thơ là hùng biện du dương hãy chứng minh điều đó qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất (Bài 2)

0
1594
Suy nghĩ của em về
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Top 2 bài Thơ là hùng biện du dương hãy chứng minh điều đó qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất (Bài 2)

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]p

Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 12 hiện có của Hỗ Trợ Ôn Tập: Tất Tần Tật 999+ Bài Văn Mẫu Lớp 12

Ngoài ra các bạn có thể xem tổng hợp các tài liệu lớp 12 tại đây: Tài Liệu Lớp 12

Bài liên quan: Thơ là hùng biện du dương hãy chứng minh điều đó qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất

Đề bài: “Thơ là hùng biện du dương” hãy chứng minh điều đó qua tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Bài văn mẫu

Quảng Cáo

   Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải viết trước một tháng trước khi ông qua đời. Đây có thể coi là kết tinh nghệ thuật của cuộc đời ông. Tác phẩm vừa có cái du dương, trầm lắng nhưng cũng đầy tính hùng biện, hào hùng. Một cách ngắn gọn thì có lẽ nhân xét này là vô cùng chuẩn xác: “Thơ là hùng biện du dương”

   Quả thực đúng như vậy, thơ không chỉ đơn thuần truyền tải, khuyên răn bạn đọc một thông điệp nào đó. Nếu chỉ đơn giản mục đích là như vậy, có lẽ không cần đến thơ ca cũng có thể tuyên truyền được. Nhưng cái hay của thơ chính là truyền tải thông điệp cứng nhắc bằng sự du dương, trầm bổng của mình. Khi ấy sẽ dễ dàng đi vào lòng bạn đọc hơn rất nhiều.

   Hùng biện được hiểu là những lí lẽ, dẫn chứng khiến người nghe bị thuyết phục. Tính hùng biện có quan hệ chặt chẽ trong cách sử dụng ngôn ngữ danh thép, lo gic và chặt chẽ. Còn tính du dương được coi như một đặc trưng khi biệt của thơ ca. Tính du dương trong mỗi tác phẩm bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố như nhịp điêu, thể thơ, hình ảnh. Khi nhận xét “Thơ là hùng biện du dương” tác giả muốn khẳng định ngôn ngữ, hình ảnh thơ phải thật du dương, nhưng cũng không thiếu được những lí lẽ thuyết phuc, logic làm cho gười đọc bị thuyết phục hoàn toàn.

   Tính hùng biện trong bài thơ Mùa xuân n ho nhỏ được thể hiện rất rõ nét. Nhưng để thấy được tính hùng biện của tác phẩm này cần hiểu rõ luận đề mà Thanh Hải đưa ra trong bài thơ này là gì. Nương theo dòng cảm xúc của toàn bộ văn bản có thể thấy luận đề trung tâm của tác phẩm chính là: khát vọng được cống hiến mùa xuân nho nhỏ của bản thân cho mùa xuân lớn của đất nước. Từ luận đề chung đó, Thanh Hải triển khai thành những ý nhỏ vô cùng logic, chặt chẽ. Trước hết đó là niềm tự hào, tình yêu quê hương xứ sở:

       Mọc giữa dòng sông xanh

       …

       Tôi đưa tay tôi hứng

   Một bức tranh đậm đà chất Huế mà chỉ cần với năm câu thơ, tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc. Bức tranh đó có còn sống xanh biếc bởi những nhánh cây lục bình, có những bông hoa tím mộng mơ, có tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Và tác giả yêu quý, trân trọng tất cả khung cảnh đẹp đẽ đó. Hành động “tôi đưa tay tôi hứng” đầy nâng niu, trân trọng, đã phần nào cho thấy tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Không chỉ vậy, tình yêu đất nước còn thể hiện trong niềm tin son sắt vào sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước với thời gian: “Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước”. Dù trải qua bao mưa gió, bao phong ba, bão táp, tác giả vẫn có một niềm tin dai dẳng về sự phát triển, về sự trường tồn của quê hương.

   Lời hùng biện đó của tác giả nhằm hướng đến mục đích cuối cùng chính là lặng lẽ dâng cho đời một mùa xuân nhỏ nhỏ, góp chút công sức nhỏ nhoi cho sự phát triển chung của dân tộc.

       Ta làm con chim hót

       …

       Một nốt trầm xao xuyến

   Những điều mà tác giả muốn hòa thân thật dung dị, đẹp đẽ là con chim, là nhành hoa, hay chỉ đơn thuần là một nốt trầm trong bản nhạc đạc lớn của cuộc đời. Và nguyện ước đó đâu chỉ là ngày một ngày hai mà nó đã được hình thành ngay từ khi tác giả còn rất trẻ: “Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc”. Đến đây tình hùng biện của bài thơ càng được khẳng định rõ nét hơn: bài thơ chính là lời hùng biện đanh thép cho lẽ sống đẹp: sống là cống hiến, là hiến dâng cả cuộc đời cho đất nước.

   Nhưng thơ đâu chỉ là những lời lẽ hùng biện khô khan, cứng nhắc, nếu vậy sẽ rất khó đi vào lòng người. Để người đọc dễ dàng cảm nhận thơ còn mang tính du dương, trầm bổng. Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải cũng như vậy. Tính du dương đó trước hết thể hiện ở tình cảm trực tiếp, ở những hình ảnh giản dị, thân thuộc của quê hương. Nhắc đến Huế ai chẳng nhớ đến dòng sông Hương hiền hòa, lặng lẽ, nhớ đến những cánh hoa lục bình tím biếc hay tiếng chim chiền chiện hót vang trời đón xuân sang. Bằng một tình yêu chân thành, sự gắn bó máu thịt, Thanh Hải nâng niu từng cảnh sắc của đất trời xứ Huế. Câu thơ cuối trong khổ thơ thứ nhất với từ cảm thán “ơi” và hành động “hứng” như một lần nữa khẳng định tình yêu tha thiết, chân thành đó.

   Tính du dương của thơ bao giờ cũng được thể hiện rõ nhất ở nhịp điệu. Mùa xuân nho nhỏ được viết bằng thể thơ năm chữ, giàu nhịp điệu. Nhịp điệu linh hoạt, khi tha thiết, trầm bổng trước hành trình đầy gian lao, vất vả của đất nước: “Mùa xuân người cầm súng/ Lộc dắt đầy trên lưng/ Mùa xuân người ra đồng/ Lộc trải dài nương mạ”; khi hối hả, gấp gáp: “Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao”; khi mạnh mẽ cuộn trào: “Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước”. Nhịp điệu đó còn được kết hợp với tiếng chim chiền chiện vang trời, với nhịp phách Huế, câu Nam ai Nam bình đầy da diế. Cứ như vậy, từng khúc nhạc, từng nhịp điệu quấn quýt, hòa quyện với nhau tạo thành một bản nhạc tuyệt vời về lối sống đẹp, về sự cống hiến, hi sinh.

   Có thể thấy, Mùa xuân nho nhỏ chính là minh chứng rõ ràng nhất, điển hình nhất cho nhận xét: “Thơ là hùng biện du dương”. Chất hùng biện, triết lí được bao bọc, thể hiện bởi sự du dương đã đem đến cho bạn đọc một bài học, một triết lí lớn trong cuộc sống: sống là cống hiến, là cho đi không chỉ nhận riêng mình.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here