Top 2 bài Cảm nhận về hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca hay nhất

0
1370
Nghị luận nêu suy nghĩ
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Top 2 bài Cảm nhận về hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca hay nhất

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 12 hiện có của Hỗ Trợ Ôn Tập: Tất Tần Tật 999+ Bài Văn Mẫu Lớp 12

Ngoài ra các bạn có thể xem tổng hợp các tài liệu lớp 12 tại đây: Tài Liệu Lớp 12

Bài liên quan: Cảm nhận về hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca hay nhất

Đề bài: Cảm nhận về hình tượng tiếng đàn ghi-ta trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo.

Bài văn mẫu

Quảng Cáo

   Trong tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca Thanh Thảo đã sử dụng chính lời thơ của Lor-ca để làm đề từ cho tác phẩm của mình: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Chỉ với lời đề từ này cũng đã có thể khẳng định vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng của hình tượng tiếng đàn trong tác phẩm này. Đây là hình tượng đầy sức hút, đầy ám thị, ám ảnh đối với người đọc, bởi nó chất chứa những ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc.

   Tiếng đàn tràn ngập tác phẩm, từ khi tác phẩm được mở ra, cho đến những câu thơ cuối cùng khép lại bài thơ nhưng dư âm vang vọng của nó thì vẫn còn mãi ván vương trong long người đọc.

        những tiếng đàn bọt nước

        Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

         li-la li-la li-la

   Những câu thơ đầu tiên gợi cho chúng ta về hình ảnh của tiếng đàn tròn trịa, được vươn mình, được sống, được làm nên những áng nghệ thuật đặc sắc. Nhưng bên cạnh đó lại vô cùng mong manh, yếu ớt. Tiếng đàn kia cũng chỉ tựa như bọt nước, đẹp, tròn , lung linh đấy nhưng lại có thể dễ dàng tan vỡ bất cứ lúc nào. Đây cũng chính là thứ nghệ thuật mà Lor-ca đã dày công tạo nên. Tiếng đàn đó được sống trong không gian văn hóa đậm chất Tây Ban Nha, với những trận đấu bò, những người đấu sĩ nổi tiếng. Nhưng sắc đỏ gắt kia cũng nhưng một điềm chẳng lành dự cảm về số phận bất hạnh của nghệ thuật và người nghệ sĩ.

   Và quả thực những điềm báo đó đã trở thành hiện thực. Tiếng đàn thanh khiết, đẹp đẽ đã bị chế độ độc tài tàn sát dã man:

         tiếng ghi ta nâu

         bầu trời cô gái ấy

        tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

       tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

        tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy.

   Tiếng ghi ta trở thành điệp khúc trong bài thơ, đây đồng thời cũng là khổ thơ khắc họa rõ nét nhất vẻ đẹp cũng như số phận của tiếng đàn. Tiếng đàn mang trong mình những hoài bão, những mơ ước lớn lao “tiếng ghi ta nâu” “tiếng ghi ta lá xanh biết mấy”. Tiếng ghi ta đó chính là quá trình, là cả khát khao canh tân nghệ thuật của người nghệ sĩ. Nó không chỉ đong đầy niềm tin, hi vọng mà còn đong đầy khát khao,tình yêu quê hương đất nước. Nhưng cuối cùng tiếng đàn, hay chính người tạo tác ra tiếng đàn cũng không thể chống lại sự khắc nghiệt của chế độ độc tài. Người nghệ sĩ hi sinh, thứ nghệ thuật đẹp đẽ bị thiêu hủy. Tiếng ghi ta tròn mong manh ở khổ đầu đến đây vỡ tan, vỡ cả mơ ước và hi vọng. Nhịp thơ như trùng lại, lắng xuống cảm xúc xót thương, đau đớn đến tận cùng. Bởi vậy tiếng ghi ta càng trở nên đau đớn và bi phẫn hơn “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”. Sự đau đớn, uất nghẹn đã không thể kìm nén trong lòng mà bật ra thành dòng máu đỏ tươi. Với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Thanh Thảo đã tạc rõ nỗi đau đớn, uất nghẹn đến tận cùng trước bi kịch cuộc đời của một người nghệ sĩ thiên tài.

   Liệu có phải thứ nghệ thuật trác tuyệt đó sẽ bị vĩnh viễn chôn vùi. Liệu hậu thế không bao giờ có thể thưởng thức thứ nghệ thuật đẹp đẽ đó? Nhưng không. Dù bị tàn sát, dù bị tận diệt, những tiếng đàn – nghệ thuật chân chính ấy vẫn mạnh mẽ sống, mạnh mẽ vươn lên:

         không ai chôn cất tiếng đàn

         tiếng đàn như cỏ mọc hoang

         giọt nước mắt vầng trăng

         long lanh trong đáy giếng.

   Có phải không ai bận tâm đến việc chôn cất tiếng đàn, hay không ai có thể thực hiện được việc chôn cất thứ nghệ thuật tuyệt mĩ đó. Có lẽ phải là nghĩa thứ hai mới đúng, bởi thứ nghệ thuật đó không ai có đủ khả năng để vươn lên, nó sẽ trở thành kim chỉ nam, chỉ đường dẫn lối để người nghệ sĩ thoát ra khỏi lối mòn, những công thức sáo mòn trước đây. Tiếng đàn được ví như cỏ hoang, tuy hoang dại mà sức sống vô cùng mạnh mẽ, trong bất cứ điều kiện nào dù gian nan khắc khổ cũng có thể vươn lên, hướng đến ánh sáng. Hình ảnh thơ “giọt nước mắt vầng trăng” là một hình ảnh đa nghĩa khi tác giả tối giản liên từ, cho phép người đọc có những trường liên tưởng khác nhau, từ đó làm đã dạng phong phú thêm ý nghĩa cho tác phẩm. Nhưng dù có bao nhiêu cách hiểu đi chăng nữa thì vầng trăng chính là nghệ thuật, là vẻ đẹp của nhân cách cao đẹp người nghệ sĩ. Dù ở bất cứ không gian, thời gian nào nó cũng là vầng trăng lung linh, tỏa rạng.

   Cùng với hình tượng người nghệ sĩ, tiếng đàn đã góp phần tạo nên thành công cho Thanh Thảo. Tiếng đàn cùng hình tượng người nghệ sĩ đàn cài, hòa quyện vào nhau. Tiếng đàn chính là đời sống tình thần của Lor-ca và nghệ thuật đẹp đẽ mà ông đã để lại cho hậu thế. Tiếng đàn đan cài, hòa quyệ mà vẫn vô cùng tách bạch thể hiện những quan niệm sâu sắc về nghệ thuật.

   Đàn ghita của Lor-ca đã đưa người đọc đến với thế giới nghệ thuật trác tuyệt, đem đến cho chúng ta những tình cảm nghệ thuật đẹp đẽ. Đồng thời qua tác phẩm này ta cũng có thể hiểu được những nỗ lực cách tân không ngừng của Thanh Thảo trong quá trình đổi mình, cách tân nghệ thuật.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here