Thi Đại học môn Sử Học các chuyên đề như thế nào?

0
676
Thi Đại học môn Sử Học các chuyên đề như thế nào?
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Thi Đại học môn Sử Học các chuyên đề như thế nào?

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Đề thi thử đại học môn Lịch sử năm 2010 khối C đề số 3


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Thi Đại học môn Sử Học các chuyên đề như thế nào?

Thi Đại học môn Sử: Học các chuyên đề như thế nào?

Khi ôn thi đại học môn Lịch sử, học các chuyên đề là việc rất quan trọng vì bài thi đại học đòi hỏi kiến thức tổng hợp, khái quát cao. Vậy học các chuyên đề thế nào cho có hiệu quả nhất?

1.     Trước hết, phải nắm kiến thức cơ bản.

Kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa là nền tảng, là vốn quan trọng nhất để ta tìm hiểu kiến thức các chuyên đề theo hướng tổng hợp, khái quát. Vì thế, trước khi nghĩ đến những điều cao siêu, lập luận logic thì cũng cần có kiến thức cơ bản đã.

Bạn phải nắm chắc đến khi nào không cần có sách giáo khoa, bạn vẫn có thể tự hình dung và viết ra một cách cốt lõi nhất được tên các bài học theo trình tự thời gian như sách đã trình bày. Lúc đó, việc học chuyên đề sẽ được tiến hành trên cơ sở kiến thức cơ bản tập hợp lại.

2. Phải xác định được kiến thức trọng tâm

Đừng nhầm kiến thức cơ bản và kiến thức trọng tâm nhé!

Bạn hãy xác định được các vấn đề trọng tâm (hay các chủ đề) trong toàn bộ kiến thức mình có.

Ví dụ: Với chương trình Lịch sử Việt Nam 1919 – 2000, có thể tham khảo một số chủ đề như sau:

  • Tình hình kinh tế và xã hội nước ta từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất

đến đầu năm 1930 (1919 – 1930).

  • Phong trào yêu nước và dân chủ ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến đầu năm 1930 (1919 – 1930)
  • Cuộc vận động cách mạng tháng Tám năm 1945
  • Củng cố, giữ vững chính quyền, xây dựng nền móng cho chế độ mới (2/9/1945 – 19/12/1946)
  • Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
  • Việt Nam trong thời kì làm hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng XHCN ở

miền Bắc và cách mạng DTDCND miền Nam 1954 – 1975

  • Một số chiến dịch tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

Nếu được, hãy triển khai bằng Sơ đồ tư duy với mỗi chủ đề. Trong mỗi chủ đề luôn phải vạch ra được hoàn cảnh (nguyên nhân), diễn biến (nội dung), kết quả, ý nghĩa, bài học…Khi đã có kiến thức cơ bản và trọng tâm, hãy tư duy kiến thức thành những vấn đề lớn, theo chiều ngang, chiều dọc, theo thời gian, không gian…

3. Trả lời vấn đề dưới nhiều dạng câu hỏi

Cùng là một vấn đề, nhưng đề thi có thể hỏi theo nhiều cách khác nhau vì thế, tập trình bày một vấn đề theo nhiều cách hỏi là cách tốt nhất để ta chủ động ứng phó với đề thi.

Hơn nữa, nếu biết trình bày một vấn đề theo nhiều cách khác nhau thì kiến thức sẽ trở nên phong phú, sinh động và thực sự là “vốn” của mình.

Ví dụ: Khi học chuyên đề: “Ba chiến lược chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam”, có nhiều cách hỏi:

  • So sánh ba chiến lược chiến tranh mà Đế quốc Mĩ thực hiện ở Việt Nam: Chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh.
  • Sự thất bại từng bước của Mĩ ở Việt Nam qua ba chiến lược chiến tranh.
  • Khả năng chiến đấu và chiến thắng của quân dân ta miền Nam qua ba chiến

lược chiến tranh mà Mĩ đã thực hiện.

4. Kết hợp lí luận và thực tiễn, không chung chung mà phải cụ thể sự kiện, hiện tượng

Một bài viết sắc sảo và logic là bài viết có sự kết hợp lí luận và hiện thực lịch sử. Lí luận đó lại không thể chỉ kinh điển, sách vở mà phải đi cùng với dẫn chứng cụ thể để thể hiện sự hiểu biết và vận dụng được nhuần nhuyễn, linh hoạt và sáng tạo. Nếu bạn làm được điều đó, bài viết của bạn mới thuyết phục được giám khảo.

Ví dụ: Phân tích thời cơ trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam:

  • Phải nói được về lí luận “thời cơ cách mạng” là gì? Thời cơ cần hội tụ

những yếu tố nào (về khách quan và chủ quan)?

  • Sau đó là cụ thể những diễn biến lịch sử trên thế giới, trong khu vực châu Á

– Thái Bình Dương và trong nước hết sức khẩn trương và sôi động vào đầu tháng

8 năm 1945.

  • Từ đó, kết hợp cả lí luận và sự kiện cụ thể để chứng minh, cách mạng tháng Tám diễn ra trong bối cảnh thời cơ chín muồi và hết sức thuận lợi, Đảng ta chớp

đúng thời cơ để hành động nên cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân đã diễn ra thành công nhanh chóng và ít đổ máu.

Còn nhiều cách học nữa mà trong quá trình ôn tập, các bạn sẽ tự đúc rút cho mình.

Chúc các bạn học sinh bước vào kì thi tự tin và đạt kết quả như mong muốn!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here